Bát nháo thị trường nguyên liệu trà sữa
Mới đây, tổ công tác Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng môi trường, CATP Hà Nội phối hợp với Đội QLTT số 17 (Cục QLTT Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra kho hàng tập kết các nguyên liệu pha chế trà sữa tại phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ số lượng lớn nguyên liệu trà sữa, gồm hàng chục loại khác nhau như: siro, nước hoa quả, bột trà xanh, trà sữa...
Đáng nói, trong số đó có nhiều mặt hàng do nước ngoài sản xuất nhưng không có hoá đơn chứng từ, không được kiểm định chất lượng. Nơi lưu trữ ẩm thấp, không đảm bảo điều kiện theo quy định. Thậm chí, nhà vệ sinh cũng được trưng dụng làm nơi cất giữ nguyên liệu dùng để pha chế trà sữa.
Nguyên liệu trà sữa để cả trong phòng vệ sinh
Thực tế, hầu hết các quán trà sữa dù có thương hiệu hay bình dân đều gắn mác ngoại cho sản phẩm và khẳng định nguyên liệu, cách pha chế "chuẩn ngoại". “Chuẩn” ra sao người mua rất khó kiểm chứng. Trong khi đó, chợ bán nguyên liệu trà sữa và bán trên online lại vô cùng tấp nập.
Đáng lo ngại hơn là tình trạng nguyên liệu Trung Quốc đã và đang tấn công loại thức uống thịnh hành này. Năm ngoái, các tín đồ trà sữa trong nước từng hốt hoảng trước thông tin về trà sữa trân châu siêu rẻ ở Thâm Quyến (Trung Quốc). Loại trân châu này không dùng sữa, trà hay bất cứ hoa quả nào mà chỉ dùng các loại chất tạo màu, tạo mùi cộng với hạt trân châu giả làm từ một loại bột hóa học cao phân tử.
Sau đó, quản lý thị trường trong nước cũng bắt nhiều vụ vận chuyển nguyên liệu trà sữa không nhãn mác, nguồn gốc từ Trung Quốc vào VN, nên có thời gian trà sữa đã bị lãng quên. Tuy nhiên thời gian gần đây, phong trào trà sữa đã có sự trở lại ngoạn mục.
Nhập khẩu sao cho đúng?
Về chính sách quản lý mặt hàng thì nguyên liệu trà sữa không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện, do đó doanh có thể tiến hành nhập khẩu bình thường. Tuy nhiên, việc nhập khẩu nguyên liệu trà sữa tương đối phức tạp, nhất là đối với lô hàng đầu.
Cụ thể, đơn vị cần làm tự công bố cho loại hàng mà dự định sẽ nhập về, điều này là bắt buộc, nêu vi phạm hàng sẽ bị giữ lại dừng thông quan hoặc tái xuất. Thông tin cụ thể bạn đối chiếu tại Điều 2, Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Khi tiến hành tự công bố sản phẩm, đầu tiên cần nhập mẫu vật bao gồm cả hàng và bao bì đóng gói, rồi gửi tới các đơn vị được cấp phép để làm kiểm nghiệm. Nếu bạn chưa rành về bước công việc này, hãy nhấc máy liên hệ với chúng tôi để nắm được thêm thông tin nhé.
Sau khi đã có kết quả kiểm nghiệm, việc tiếp theo cần làm là nộp hồ sơ tự công bố và chờ kết quả trả lời từ cơ quan quản lý Nhà nước.
Các nguyên liệu trà không rõ xuất xứ
Hồ sơ bao gồm: Bản tự công bố thực phẩm theo Mẫu số 1 của nghị định 15/2018/NĐ-CP; Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có thời hạn trên 12 tháng , được công nhận phù hợp với ISO 17025; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Mẫu sản phẩm; mẫu nhãn mác sản phẩm; hình ảnh sản phẩm; Kết quả sẽ có sau khoảng 1 đến 2 tuần hoặc lâu hơn.
Đối với hàng có nguồn gốc thực vật như các loại trà thì làm kiểm dịch thực vật; còn nếu hàng bột sữa thì kiểm dịch động vật.
Khi đã làm xong những việc ở trên, sẽ một bộ hồ sơ hải quan đầy đủ. Gồm: Chứng nhận kiểm dịch thực vật, động vật; Chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; Tờ khai hải quan; Hợp đồng mua bán; Hóa đơn thương mại; Phiếu đóng gói; Vận đơn; Chứng nhận xuất xứ form E, AI, AK,... (nếu có). Việc tiếp theo là truyền tờ khai và nộp hồ sơ hải quan.
Hà Linh