Ngành than: Tháng 4 vượt kế hoạch, thu về 43.114 tỷ đồng Hướng đi nào cho ngành than 2021? Quảng Ninh: Triệt phá đường dây khai thác than lậu quy mô lớn |
Nhà máy nhiệt điện phải cập nhật, báo cáo về tồn kho than theo tuần |
Bộ Công Thương vừa có Công văn số 6838/BCT-DKT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV); Tổng Công ty Đông Bắc; Tổng Công ty khí Việt Nam và Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than, về đảm bảo cung cấp than, khí cho sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ về việc cung cấp than, khí cho sản xuất điện; xây dựng kế hoạch và báo cáo về Bộ trong tháng 10.
Đối với chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than, Bộ Công Thương yêu cầu thu xếp nguồn than hợp pháp để cung cấp đủ, liên tục theo yêu cầu huy động của hệ thống điện.
Các chủ đầu tư vận hành hiệu quả các tổ máy phát điện và nhanh chóng khắc phục sự cố (nếu có), trong mọi trường hợp không được để xảy ra thiếu than cho sản xuất điện, đặc biệt trong giai đoạn mùa khô hàng năm.
Các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than cũng cần rà soát, tính toán chính xác nhu cầu sử dụng than các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo, từ đó hoàn thiện hợp đồng mua bán than dài hạn đã ký với các đơn vị cung cấp than.
Hàng tuần, nhà máy nhiệt điện phải cập nhật, báo cáo Bộ Công Thương về tồn kho than, dự kiến tiến độ cấp than, đồng thời đánh giá khả năng thiếu than cho các tuần còn lại của tháng và cho ba tháng tới.
Đối với các đơn vị cung cấp than cho sản xuất điện, Bộ Công Thương yêu cầu nâng cao năng lực, năng suất và sản lượng khai thác trong nước, đẩy mạnh nhập khẩu than để pha trộn cung cấp cho các hộ tiêu thụ, đặc biệt là cho sản xuất điện.
Các nhà cung cấp cần tính toán năng lực cung cấp than và xây dựng, thực hiện kế hoạch cụ thể về khai thác, nhập khẩu, pha trộn, vận chuyển than... để bảo đảm cung cấp đủ, ổn định than cho sản xuất điện.
Người dân thành phố ứng phó với cắt điện luân phiên |
Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc, Bộ Công Thương yêu cầu hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025 và dài hạn, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để xem xét phê duyệt/trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Khí Việt Nam, Bộ cho rằng cần đảm bảo việc khai thác vận hành các mỏ dầu khí an toàn, ổn định theo đúng kế hoạch.
Các đơn vị làm việc với chủ đầu tư các nhà máy điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam/Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia để đảm bảo kế hoạch huy động khí cho sản xuất điện.
Trước đó, trong kết luận thanh tra về cung ứng điện của EVN và các đơn vị thành viên về công tác chỉ đạo, điều hành cung cấp điện giai đoạn 2021 - 2023 công bố ngày 12.7, Bộ Công thương đã chỉ rõ những bất thường về nguồn nhiệt điện. Đây cũng là nguyên nhân xảy ra thiếu điện, dẫn đến cắt điện luân phiên ở miền Bắc trong mùa nắng nóng cao điểm vừa qua.
Cụ thể, Thanh tra Bộ Công thương chỉ rõ tổng sản lượng nguồn nhiệt điện than thực hiện năm 2021 - 2022 đạt thấp hơn so với kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia được Bộ Công thương phê duyệt. Nguồn điện than chiếm hơn 32% cơ cấu và cung ứng gần 1/2 sản lượng điện cả nước, trong đó có miền Bắc, đã gặp những đứt gãy khi tồn kho nhiên liệu của nhiều nhà máy ở mức thấp.
Ngành than: Tháng 4 vượt kế hoạch, thu về 43.114 tỷ đồng |
Hướng đi nào cho ngành than 2021? |
Quảng Ninh: Triệt phá đường dây khai thác than lậu quy mô lớn |