Nguyên nhân khiến dịch sởi lan rộng

Bệnh sởi, một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh, ghi nhận gần 39.000 ca nghi mắc sởi trên cả nước, trong đó có 5 ca tử vong.
Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác Cao Bằng: Bé 2 tuổi tử vong nghi do mắc sởi Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi

Theo Bộ Y tế, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể ảnh hưởng đến người lớn chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ liều. Bệnh thường bùng phát vào mùa đông xuân khi thời tiết ẩm kéo dài và lây lan nhanh, đặc biệt ở những khu vực đông người như trường học.

Nguyên nhân khiến dịch sởi lan rộng
Theo Bộ Y tế, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra.

Số ca bệnh sởi gia tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 39.000 ca nghi mắc sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.447 trường hợp được xác định dương tính với sởi tại 61 địa phương và 5 ca tử vong liên quan đến bệnh này.

Hiện nay, sởi chủ yếu bùng phát tại các thành phố lớn do tình trạng di cư và dân số đông. Tuy nhiên, số ca mắc cũng đang có xu hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi. Một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao bao gồm: Cao Bằng (582 ca), Nghệ An (737 ca), Quảng Nam (499 ca), Đà Nẵng (2.043 ca), Khánh Hòa (1.661 ca), Đắk Lắk (621 ca), Gia Lai (1.879 ca), Kon Tum (624 ca), Đồng Tháp (1.202 ca), An Giang (1.046 ca) và Lâm Đồng (476 ca).

So với cùng kỳ năm 2024, số ca mắc sởi đã tăng mạnh, từ 111 trường hợp lên gần 39.000 ca nghi mắc. Số ca nghi sởi được ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), tiếp theo là miền Trung (19%) và miền Bắc (15%).

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự gia tăng ca bệnh là tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi chưa đạt mức cần thiết, đặc biệt ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Nhiều phụ huynh vẫn còn chủ quan, không đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng e ngại và chống vaccine cũng đang có xu hướng gia tăng, nhất là tại các đô thị lớn. Điều này khiến công tác kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn, đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

TS. Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết từ năm 2024 đến ngày 13/3/2025, bệnh viện đã ghi nhận 3.107 ca mắc sởi, trong đó hơn 50% phải nhập viện. Đáng chú ý, nếu trong cả năm 2024, bệnh viện tiếp nhận 796 ca nhập viện thì chỉ trong chưa đầy 3 tháng đầu năm 2025, con số này đã tăng vọt lên 1.367 ca.

Tình trạng trẻ mắc sởi chưa tiêm chủng vẫn ở mức cao. Điều tra trên 1.459 bệnh nhi trên 9 tháng tuổi nhập viện cho thấy 50% chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Điều này làm gia tăng nguy cơ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, bệnh sởi có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp. 90% người chưa có miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với bệnh nhân sởi, và trung bình mỗi người bệnh có thể lây cho 12-18 người khác. Chỉ khi tỷ lệ miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%, mới có thể cắt đứt chuỗi lây truyền.

Sởi có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ và trẻ suy dinh dưỡng. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Nguyên nhân gia tăng bệnh sởi

Theo Sở Y tế TP.HCM, một trong những nguyên nhân chính khiến dịch sởi gia tăng bất thường là ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 trong giai đoạn 2020-2021. Đại dịch đã khiến nhiều trẻ em bỏ lỡ các mũi tiêm chủng quan trọng, bao gồm vaccine phòng sởi.

Tiêm chủng vacine phòng sởi.
Tiêm chủng vacine phòng sởi.

Bên cạnh đó, tình trạng gián đoạn cung ứng vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2022-2023 đã ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ bao phủ vaccine tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP.HCM. Điều này khiến nhiều trẻ em chưa được bảo vệ đầy đủ, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.

CDC Đồng Nai cũng cảnh báo rằng số ca mắc sởi tiếp tục kéo dài do trẻ không được tiêm chủng đầy đủ trong giai đoạn COVID-19 và những năm sau đó. Sự gián đoạn trong cung ứng vaccine đã tạo ra một "khoảng trống miễn dịch", khiến dịch bệnh có cơ hội bùng phát trở lại và lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.

Tình trạng gián đoạn nguồn cung vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ đầu năm 2022-2023, do thay đổi cơ chế mua vaccine, đã khiến nhiều địa phương thiếu hụt nghiêm trọng. Đại diện Văn phòng Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng thừa nhận rằng các vaccine sản xuất trong nước có lúc bị thiếu cục bộ, ảnh hưởng đến tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.

Do thiếu vaccine, tỷ lệ trẻ được tiêm phòng giảm, tạo ra một "khoảng trống miễn dịch". Đến đầu năm 2024, dịch sởi bắt đầu xuất hiện tại nhiều địa phương và nhanh chóng bùng phát mạnh.

Ngoài ra, nhiều địa phương chưa quyết liệt trong công tác tiêm chủng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, dẫn đến việc bỏ sót nhiều trẻ chưa được tiêm phòng. 90% số ca nhập viện do sởi hiện nay là trẻ không được tiêm chủng đầy đủ. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh chủ quan, không đưa trẻ đi tiêm, khiến số ca mắc và tử vong chủ yếu rơi vào nhóm này.

Một yếu tố khác góp phần vào sự gia tăng ca bệnh là chu kỳ dịch sởi 5 năm một lần, và năm 2025 là thời điểm bệnh có xu hướng bùng phát mạnh theo chu kỳ.

Trước tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, vào ngày 19/3, Bộ Y tế đã thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và chỉ đạo công tác phòng chống dịch trên địa phương cả nước, đồng thời triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi.

Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đảm bảo bố trí đủ và kịp thời vaccine phòng sởi, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của từng địa phương.

Đặc biệt, Bộ Y tế lưu ý các khu vực có nguy cơ cao, như các tỉnh miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế hạn chế, cũng như các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp, là những khu vực dễ bùng phát dịch nhất.

Bộ Y tế: Hai trẻ tử vong ở Quảng Nam có thể do sởi Bộ Y tế: Hai trẻ tử vong ở Quảng Nam có thể do sởi
Bộ Y tế yêu cầu Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi Bộ Y tế yêu cầu Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bé gái 8 tuổi nguy kịch vì sởi, hai lá phổi trắng xóa

Bé gái 8 tuổi nguy kịch vì sởi, hai lá phổi trắng xóa

Bác sĩ ghi nhận bệnh nhi nhập viện muộn, nhiễm khuẩn nghiêm trọng, phổi trắng xóa trên X-quang là ca sởi biến chứng nặng.
Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao

Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao

Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Chủ quán thừa nhận bộ lòng xe điếu dài 40m là "nói hơi quá"

Chủ quán thừa nhận bộ lòng xe điếu dài 40m là "nói hơi quá"

Video món “lòng xe điếu” dài gần 40m gây xôn xao mạng xã hội, cơ quan chức năng vào cuộc. Chủ quán sau đó thừa nhận đã “nói hơi quá”.
Ăn vải sai cách gây hạ đường huyết?

Ăn vải sai cách gây hạ đường huyết?

Vải xanh chứa độc tố có thể gây hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng. Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn vải chưa chín để bảo vệ sức khỏe.
Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Chỉ vì tin vào một mẹo trị mụn bằng chanh từ mạng xã hội, cô gái 25 tuổi đã phải chịu đựng cơn ác mộng với làn da sưng đỏ, bỏng rát.
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Sau nhiều ngày điều trị, bệnh nhi M.T.A. (4 tuổi), bị xe ba bánh tự chế cán qua người, đã dần hồi phục với tình trạng sức khỏe hiện ổn định.
Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Đau lưng ngày càng trở thành vấn đề phổ biến ở nhiều lứa tuổi, không chỉ do chấn thương, mà còn bắt nguồn từ những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày.
Kiểm tra quán L.C. nổi tiếng với món lòng xe điếu gây tranh cãi

Kiểm tra quán L.C. nổi tiếng với món lòng xe điếu gây tranh cãi

Chiều 7/5, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, thông báo về việc kiểm tra quán L.C. tại TP.HCM, nơi nổi tiếng với món lòng xe điếu đang gây xôn xao dư luận.
Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Nhỏ nước chanh vào mắt để “sáng mắt tức thì”, ép ho để “cứu người bị đột quỵ”, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để trị ung thư... là những mẹo chữa bệnh trên mạng được cho là hiệu quả.
Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ và ít vận động.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Vụ yêu cầu người bệnh đóng tiền trước khi cấp cứu gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế khẳng định việc này vi phạm quy định về quyền lợi của người bệnh trong tình huống cấp cứu.
Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Được săn lùng như “đặc sản hiếm có”, lòng se điếu có giá lên tới vài triệu đồng mỗi kg khiến nhiều người không tiếc tiền để thưởng thức. Thế nhưng, phía sau vị béo giòn đầy mê hoặc ấy lại là những cảnh báo lạnh gáy từ chuyên gia về các nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe – đặc biệt với những ai thường xuyên sử dụng.
Lòng se điếu: Món ngon hiếm hay chiêu trò thực phẩm giả?

Lòng se điếu: Món ngon hiếm hay chiêu trò thực phẩm giả?

Lòng se điếu, món ăn quý hiếm với hương vị độc đáo, đang gây tranh cãi về nguồn gốc và chất lượng, khiến người tiêu dùng lo ngại.
Mẹo đơn giản giúp người bệnh tiểu đường vượt qua mùa hè một cách an toàn

Mẹo đơn giản giúp người bệnh tiểu đường vượt qua mùa hè một cách an toàn

Mùa hè nắng nóng là thử thách lớn với người bệnh tiểu đường. Bài viết chia sẻ bí quyết giúp duy trì sức khỏe và phòng ngừa biến chứng trong mùa hè.
Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Sáng 5/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi M.T.A từng bị xe ba bánh tự chế chèn qua người. Bé đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại khoa.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Bữa sáng tốt cho sức khỏe, nhưng nên chọn tiện lợi ngoài hàng hay tự nấu tại nhà thì đâu mới là quyết định tốt nhất cho bạn?
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạm đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh, làm rõ vụ việc người dân phản ánh bị yêu cầu "đóng đủ tiền mới được cấp cứu" cho cháu bé gặp tai nạn giao thông.
Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai 4 tuổi ở Nam Định trong vụ việc liên quan đến phản ánh "nộp đủ tiền mới được cấp cứu" hiện đã cai được máy thở và có dấu hiệu tỉnh táo hơ.
Giảm mạnh ca tai nạn giao thông liên quan rượu bia dịp nghỉ lễ

Giảm mạnh ca tai nạn giao thông liên quan rượu bia dịp nghỉ lễ

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia đã giảm đáng kể.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nam Định rà soát quy trình cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau khi có phản ánh yêu cầu đóng đủ viện phí trước khi điều trị cho trẻ bị tai nạn giao thông.
Tuần tới miền Bắc nắng nóng trên 35 độ

Tuần tới miền Bắc nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp phía tây, tuần tới miền Bắc và Trung sẽ nắng nóng, nhiệt độ cao nhất ngày từ 35 độ C trở lên.
Đưa vào sử dụng thuốc tiêm điều trị 15 loại ung thư từ tháng 6 tới

Đưa vào sử dụng thuốc tiêm điều trị 15 loại ung thư từ tháng 6 tới

Thuốc Nivolumab có thể sử dụng cho 15 loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi, ruột, thận, bàng quang, thực quản, da, đầu và cổ.
Hơn 73.000 lượt người khám bệnh, cấp cứu trong 2 ngày nghỉ lễ

Hơn 73.000 lượt người khám bệnh, cấp cứu trong 2 ngày nghỉ lễ

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, các cơ sở y tế đã tiếp nhận, khám và cấp cứu tổng cộng 73.176 lượt người bệnh, trong đó có gần 4.000 trường hợp nghi do tai nạn giao thông.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động