Bí quyết trẻ hóa làn da với thực đơn giàu collagen Bí quyết trị nám da từ những loại thức uống quanh ta Ai không nên ăn thịt gà? |
Bình giữ nhiệt là một vật dụng tiện lợi và phổ biến đối với nhiều người. Đặc biệt là trong thời tiết lạnh, thưởng thức một món thức uống nóng sẽ giúp cơ thể ấm áp hơn.
PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết, sở dĩ bình giữ nhiệt inox có thể giữ ấm là bởi ở bên trong nhà sản xuất thường nhồi sợi amiăng. Amiăng tuy là một chất gây độc nhưng bình giữ nhiệt sẽ an toàn nếu như được sản xuất bằng nguyên liệu chất lượng.
Bình giữ nhiệt không nên đựng gì?
Chất lỏng, thực phẩm có tính axit mạnh
Nói đến bình giữ nhiệt không nên đựng gì thì đáp án đầu tiên chính là các chất lỏng, thực phẩm có tính axit mạnh như nước cam, nước dứa, nước mơ, nước sấu, dưa muối, cà muối,…
Bởi với đặc tính axit mạnh, chúng sẽ kích thích quá trình giải phóng kim loại nặng trong inox. Dẫn tới các phản ứng hoá học tạo ra hợp chất kim loại nặng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ như ngộ độc, đau bụng, nặng thì có thể dẫn đến ung thư.
Sữa nóng
Nhiều người thường có thói quen rót sữa nóng vào bình giữ nhiệt để giữ ấm và uống dần. Tuy nhiên, thói quen này không tốt cho sức khỏe. Bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng, dễ hỏng sữa. Uống sữa từ bình giữ nhiệt ngay sau khi rót có thể dẫn đến tiêu chảy và đau bụng.
Nhiệt độ cao của sữa cũng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hơn nữa, hợp chất axit trong sữa có thể phản ứng hóa học với lớp lót bên trong bình, có hại cho sức khỏe. Do đó, không nên chứa sữa trong bình giữ nhiệt hoặc bất kỳ vật dụng nào chưa được tiệt trùng.
Chất lỏng hoặc thực phẩm có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
Nhiều người có thói quen cho các chất lỏng, thực phẩm nóng hoặc lạnh vào bình giữ nhiệt và sử dụng từ từ như sữa hoặc trà.
Tuy nhiên, đây lại là một hành động sai, gây hại cho sức khoẻ. Việc sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm phá huỷ một số chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Kết hợp với nhiệt độ không đổi trong thời gian dài khi để trong bình giữ nhiệt sẽ khiến chúng tiết ra các chất hoặc làm sản sinh ra những vi sinh vật gây hại.
Hơn nữa, nếu cho chất lỏng, thực phẩm nhiệt độ quá cao vào bình giữ nhiệt có thể làm bình bị biến dạng. Còn nếu bỏ chất lỏng hoặc thực phẩm quá thấp vào bình lại dễ khiến bình bị nứt vỡ, dẫn tới hư hỏng.
Thuốc bắc
Nhiều người rót thuốc bắc, thảo dược trực tiếp vào bình giữ nhiệt sau khi ngâm, dùng cho tiện lợi. Tuy nhiên, đây là thói quen sai lầm. Dịch chiết thuốc bắc và thảo dược chứa một lượng lớn axit hòa tan. Do đó, cho chúng vào bình giữ nhiệt có thể dẫn đến phản ứng hóa học không tốt đối với cơ thể.
Nước ngọt, đồ uống có gas
Với nước ngọt, đồ uống có gas, bạn cũng nên hạn chế cho vào bình giữ nhiệt. Bởi việc sử dụng lâu dài bình giữ nhiệt để đựng đồ uống có ga sẽ làm phá huỷ, ăn mòn thành trong của bình inox, tạo ra các chất gây hại cho cơ thể.
Chưa kể, với độ kín khí tốt, khi khí giãn nở do đồ uống có ga thải ra sẽ sản sinh một áp suất khí lớn có thể dẫn tới hiện tượng phát nổ, vô cùng nguy hiểm cho người sử dụng. Còn nếu đựng trong bình giữ nhiệt nhựa, dù không gây nổ nhưng chúng cũng làm bình bị biến dạng.
Bình giữ nhiệt có dấu hiệu này thì bạn đã đến lúc thay mới
Bình giữ nhiệt không có nguồn gốc, xuất xứ
Các chuyên gia khuyên lưu ý đầu tiên khi mua và sử dụng lâu dài bình giữ nhiệt đó là phải có nguồn gốc, xuất xứ. Bởi những sản phẩm này đã được cơ quan chức năng kiểm định về độ an toàn... Các loại bình giữ nhiệt chất lượng kém có thể sử dụng các nguyên liệu không sạch, không an toàn cho cơ thể, quy trình sản xuất thủ công gây rò rỉ lớp giữ nhiệt amiăng... Trong khi đó, amiăng là chất có thể gây ra bệnh ung thư phổi.
Thấy nắp, đường gioăng cao su của bình giữ nhiệt đã bị hỏng
Khi phần nắp và gioăng cao su bị hỏng... thì bạn nên mua sản phẩm mới bởi lúc này bình giữ nhiệt đã không còn kín hơi, dẫn tới giữ nhiệt kém. Không những vậy, những chiếc bình như thế có thể bị chảy nước nóng ra ngoài và gây bỏng cho người dùng.
Bình giữ nhiệt không còn giữ ấm được lâu
Cũng như bao vật dụng khác, bình giữ nhiệt cũng cần được thay mới định kỳ. Một chiếc bình giữ nhiệt chỉ nên sử dụng trong vòng 6 tháng - 1 năm. Nếu thấy bình không còn giữ ấm được nước, thời gian giữ ấm không lâu... thì có thể bình đã bị hỏng. Lúc này việc mua một chiếc bình giữ nhiệt mới là điều nên làm.
Bình đã bị méo móp
Những chiếc bình đã bị méo móp, biến dạng... thì không nên dùng vì có thể lớp giữ nhiệt bên trong bình không còn nguyên vẹn. Khi đó, chất liệu giữ nhiệt có thể bị rò rỉ gây hại cho người dùng.
Lưu ý khi sử dụng bình giữ nhiệt
Nên chọn bình giữ nhiệt được làm từ chất liệu an toàn cho sức khoẻ, khả năng giữ nhiệt tốt, dung tích phù hợp với nhu cầu.
Khi mới mua bình giữ nhiệt, bạn nên sử dụng nước rửa chén, baking soda hoặc giấmđể tẩy rửa và khử mùi của bình.
Nên chọn bình giữ nhiệt được làm từ chất liệu an toàn cho sức khoẻ, khả năng giữ nhiệt tốt, dung tích phù hợp với nhu cầu.
Không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột của bình giữ nhiệt (từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại) mà hãy để cho bình trở lại nhiệt độ bình thường từ khoảng 10-15 phút, rồi mới thay thế nước khác.
Không để vào tủ lạnh, lò vi sóng vìdễ phát nổ khi tiếp xúc với các loại tia bức xạ trong lò. Đồng thời, bạn cũng không nên cho bình vào tủ lạnh bởi thân bình có 1 lớp cách nhiệt, cho vào tủ để giữ nhiệt là không cần thiết.
Không tự ý đập bỏ hoặc tháo rời các phụ kiện của bình, tránh tình trạng amiang, một hợp chất có thể gây ung thư, phát tán ra bên ngoài.
Để tránh tình trạng rỉ sét, sau khi rửa bạn nên dốc ngược bình lại để loại bỏ lượng nước tồn đọng trong bình.
Tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng từ các loại thịt |
Loại hạt được ví như “vua hút đường”, cực tốt cho người bị tiểu đường |
Loại củ “đa năng” cực tốt cho tim mạch và huyết áp |