Kon Tum: Liên tiếp xảy ra 4 trận động đất Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar Khi động đất xảy ra, cần làm gì nếu bạn đang ở trên tầng cao? |
![]() |
Bản đồ địa chấn Đông Nam Á 50 năm qua. Ảnh: USGS |
Tấm bản đồ dữ liệu từ USGS thể hiện các trận động đất ≥4,0 độ Richter tại Đông Nam Á từ năm 1975 đến tháng 3-2025.
Các ký tự trên bản đồ thể hiện cấp độ của các trận động đất xảy ra ở các quốc gia mạnh hay yếu, chấm trắng nhỏ (dưới 4,9 độ Richter), chấm vàng (5,0-5,9 độ Richter), chấm da cam (6,0-6,9 độ Richter), chấm đỏ (7,0-7,9 độ Richter) và chấm đỏ thẫm (lớn hơn 8,0 độ Richter).
Theo quan sát bản đồ, Việt Nam nằm ngoài vành đai lửa, vậy có là vùng “miễn nhiễm” với các trận động đất?
Trả lời báo chí, PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho rằng, con số trên không phản ánh quan điểm rằng Việt Nam "miễn nhiễm" với các trận động đất.
"Chúng ta vẫn có những khu vực xảy ra động đất" - ông nêu thực tế. Vùng Tây Bắc Việt Nam đã ghi nhận được hai trận động đất mạnh nhất trên toàn đất nước là trận ở Điện Biên năm 1935 (độ lớn 6,7 độ) và Tuần Giáo năm 1983 (độ lớn 6,8 độ).
Điều này cho thấy, cơ quan chức năng và người dân Việt Nam vẫn phải cảnh giác để phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do động đất.
Những trận địa chấn chấn động lịch sử
![]() |
Người dân ở Kon Tum lo sợ các trận động đất. |
Việt Nam không nằm trên "vành đai lửa Thái Bình Dương" - khu vực thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. Tuy nhiên, các đứt gãy địa chất chạy dọc Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung khiến một số địa phương vẫn tiềm ẩn nguy cơ địa chấn.
Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, từ năm 114 đến năm 2003, Việt Nam đã ghi nhận 1.645 trận động đất từ 3 độ trở lên.
Trong sử sách và ghi nhận khoa học, Hà Nội từng rung chuyển bởi các trận động đất vào các năm 1277, 1278 và 1285, với cường độ tới cấp 8. Năm 114, khu vực phía Bắc Đồng Hới (Quảng Bình) cũng ghi nhận một trận động đất lớn.
Đến thế kỷ XX, trận động đất ở Tuần Giáo (Điện Biên) năm 1983 với độ lớn 6,8 tiếp tục là minh chứng rõ nét về nguy cơ địa chấn ở vùng Tây Bắc. Năm 1935, khu vực này cũng từng rung lắc với một trận động đất mạnh 6,75 độ richter.
Tại miền Nam, năm 1923, vùng biển Phan Thiết - Vũng Tàu từng hứng chịu một trận địa chấn lên tới 6,1 độ, kèm theo hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Choi. Đây là một trong những sự kiện địa chấn - địa nhiệt hiếm hoi được ghi nhận tại khu vực Nam Bộ.
Gần đây, Kon Tum - cụ thể là huyện Kon Plông - trở thành "điểm nóng" mới của địa chấn. Trong năm 2024, khu vực này ghi nhận hơn 430 trận động đất nhỏ, có trận lên đến 4,7 độ, gây nứt tường, sập trần một số công trình.
Ngoài ra, hai trận động đất liên tiếp trong năm 2020 tại Mộc Châu (Sơn La) và Mường Tè (Lai Châu) cũng khiến nhiều nhà dân bị hư hại. Trong cả hai sự kiện, dư chấn lan xa tới Hà Nội, khiến người dân phải sơ tán khẩn cấp.
![]() |
![]() |