Có một loại quả quý hiếm ở Trung Quốc không kém sầu riêng, ở Việt Nam rụng đầy ven sông Lâm Đồng: Hái nấm rừng về ăn, hàng chục người bị ngộ độc Ba người tử vong sau bữa cơm tối với nấm rừng |
Mùa hè, tiết trời nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho các loại nấm tự nhiên phát triển, đặc biệt là ở các vùng rừng ẩm ướt. Hằng năm, trên địa cả nước thường xảy ra các vụ ngộ độc do ăn nấm rừng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết thêm một số thông tin về nấm rừng.
Đặc điểm của nấm rừng
Nấm rừng được mọc tự nhiên trong rừng, rất khó phân biệt giữa nấm ăn được và nấm không ăn đươc. Khi già, mép mũ nấm chia thành các tia riêng biệt, đường kính mũ nấm 2-8cm.
Khi còn non, phiến nấm có màu trắng nhạt, bám chặt vào thân nấm. Khi nấm già sẽ có màu xám hoặc nâu và tách khỏi thân nấm. Thân nấm có màu trắng đến nâu vàng và dài từ 3-9cm.
Nấm rừng |
Lưu ý khi sử dụng nấm rừng
Trong các loài nấm rừng, một số loài nấm ăn được và có giá trị dinh dưỡng cao, hình dáng bên ngoài rất giống các loài nấm độc. Vì vậy, người dân thường nhầm lẫn giữa loài nấm độc và nấm ăn nên gây ra hậu quả ngộ độc do độc tố của nấm độc.
Để phòng, chống ngộ độc do nấm rừng, thì cần đặc biệt chú ý khi hái nấm mọc tự nhiên như sau: Quan sát thấy nấm không bị các loài khác như côn trùng, thú ăn thì tuyệt đối không hái về ăn; biết chắc chắn nấm rừng ăn được mới hái về ăn. Kiểm tra, xác minh nấm thật kỹ trước khi hái và nấu ăn, kiên quyết loại bỏ nấm rừng lạ hoặc chưa biết rõ.
Khi không tự tay hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm ăn được và nấm độc thì không được ăn; tuyệt đối không ăn thử nấm vì rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc. Không dùng phương pháp cho động vật (chó, mèo...) ăn thử vì có loài nấm rừng sau khi ăn đến nửa ngày hoặc lâu hơn mới có biểu hiện ngộ độc nên không thể xác định có độc hay không sau khi cho động vật ăn.
Các loài nấm ăn được và nấm độc mọc tự nhiên trong rừng có nhiều loại tương đối giống nhau cả về đặc điểm, hình thù, màu sắc,... nên một số người thường hay hái nhầm phải nấm độc. Chính vì vậy không hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm (đối với nấm tán) vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loài. Đặc biệt không được ăn nấm đã già hoặc nấm bị ôi thiu.
Khi bị ngộ độc nấm rừng cần phải xử trí bằng cách gây nôn cho người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện ngộ độc, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn tác hại của nấm rừng. Kể từ đó có thể phòng tránh cho bản thân và gia đình tránh ăn phải loại nấm này, tránh bị ngộ độc thức phẩm.
Có một loại quả quý hiếm ở Trung Quốc không kém sầu riêng, ở Việt Nam rụng đầy ven sông |
Lâm Đồng: Hái nấm rừng về ăn, hàng chục người bị ngộ độc |
Ba người tử vong sau bữa cơm tối với nấm rừng |