Giới thiệu về cây tuyết tùng
Cây Tuyết Tùng thuộc chi Thông Tuyết là loài thực vật lá kim thuộc bộ nhà Thông, có tên khoa học là Cedrus. Cây này có nguồn gốc từ vùng núi Himalaya và một phần khu vực Địa Trung Hải. Điều kiện sinh trưởng của cây tuyết tùng là những nơi có độ cao từ 1500m trở lên so với mực nước biển.
Cây tuyết tùng có nguồn gốc từ vùng núi Himalaya và một phần khu vực Địa Trung Hải |
Cây tuyết tùng là cây thân gỗ có thể cao từ 30 - 50m. Những cây dùng làm cảnh chỉ cao từ 20 - 50cm. Lá cây có hình kim, dài khoảng 5 - 8cm, mọc theo đường xoắn ốc. Lá có màu xanh đậm hoặc hơi nhạt một chút tùy vào lớp sáp trên cây.
Loại cây này có quả dài trung bình 5 - 12cm, hình thùng. Khi quả chín, quả có màu nâu và có mùi hăng đặc trưng. Tuy nhiên, đối với những cây nhỏ dùng làm cảnh thì không có quả mà chỉ có lá phát triển nhanh có mùi hương nhẹ.
Cây tuyết tùng dùng làm cảnh chỉ cao 20 - 50cm |
Ý nghĩa của cây tuyết tùng
Tuyết Tùng không chỉ là loài cây đẹp có nhiều công dụng cho sức khỏe. Mà có còn có rất nhiều ý nghĩa phong thủy khác.
Về mặt phong thủy, mọi người thường quan niệm rằng cây tuyết tùng có thể xua đuổi được âm khí, ma quỷ, thanh lọc không khí trong nhà, đuổi những tà khí, thu hút vận may tiền tài tới cho gia chủ. Gỗ của tuyết tùng còn được dùng để làm cửa gỗ cho những ngôi đền hoặc chùa, hoặc được trồng trước cửa đền chùa. Và các vị sư trong chùa cho rằng đây là nơi trú ngụ của thần linh cũng như thông đạo nối thông lên thượng giới.
Gỗ cây tuyết tùng thường được dùng làm cửa của chùa, đền tại Nhật Bản |
Ngoài ra, về mặt ý nghĩa sâu xa của loại cây này, thì tuyết tùng còn thể hiện sự tôn trọng, tình yêu thương của mình tới những người thương yêu đã khuất. Chính vì thế, tuyết tùng thường được chọn để đặt bên cạnh mộ phần của những người thân yêu để bày tỏ sự kính trọng và nhớ nhung của mình.
Công dụng của cây tuyết tùng
Cây tuyết tùng thường được trồng để làm cảnh. Những cây trồng ngoài vườn, đất trống thì sẽ có độ cao khoảng 3-10m, còn những loại cây chưng trong nhà sẽ có kích thước nhỏ hơn, được trồng trong chậu bonsai với chiều cao khoảng 20-30cm.
Ngoài mặt thẩm mỹ thì tuyết tùng còn hỗ trợ thanh lọc không khí trong nhà, loại bỏ bụi bẩn tạp chất, trả lại không gian sống trong lành sạch sẽ. Hơn nữa, tinh dầu được chiết xuất từ cây tuyết tùng còn có tác dụng trị liệu tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, thư thái đầu óc
. Bên cạnh đó, tuyết tùng còn được ứng dụng để làm thuốc bôi trị viêm da, nấm da hoặc vảy nến. Thêm một vài công dụng của tinh dầu tuyết tùng có thể kể đến như trị viêm phế quản hay đau nhức xương khớp.
Cây tuyết tùng hỗ trợ thanh lọc không khí, thư giãn tinh thần |
Cây tuyết tùng hợp với mệnh nào, tuổi nào ?
Trong Phong thủy cây Tuyết Tùng khá phù hợp với những người tuổi Thân (Khỉ), nhất là tuổi Nhâm Thân 1992. Cây có thân cao, mọc thẳng rất phù hợp với tính cách người tuổi Thân. Vì họ là những người luôn thích trèo cao, luôn mong muốn phấn đấu trong cuộc sống. Người tuổi Thân trồng cây Tuyết Tùng trong nhà sẽ giúp gia chủ ngày càng thăng tiến trong công việc, sự nghiệp, gặp nhiều may mắn trong mọi vấn đề hàng ngày và tình duyên thuận lợi.
Người tuổi Thân nên trồng cây tuyết tùng để gặp nhiều may mắn |
Cây Tuyết Tùng rất hợp với người nó niên mệnh Kim. Khi trồng trong nhà hay đặt trên bàn làm việc của chủ nhân mệnh Kim thì sẽ giúp công việc thuận buồm xuôi gió, xua đuổi được điều không may mắn và thu hút tài lộc.
Bên cạnh đó theo Ngũ hành Phong thủy thì mệnh Kim còn có quan hệ tương sinh với mệnh Thủy. Vì vậy mà người mệnh Thủy cũng có thể trồng loại cây này để thu hút thêm tài lộc và may mắn cho mình.
Cách trồng và chăm sóc cây tuyết tùng
Tuyết tùng có thể được trồng bằng phương pháp giâm cành, sau đó chỉ cần chăm sóc thường xuyên, bón phân và tưới cây đầy đủ, tuyết tùng có thể phát triển khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, có hai yếu tố chính cần lưu ý khi trồng loại cây này:
Nhiệt độ: Tuyết tùng là loại cây có thể phát triển tốt ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thế nên trồng cây ngoài vườn hay trong nhà đều được. Nhưng tốt nhất là nên đặt cây ở nơi có đủ ánh nắng và thoáng khí.
Đất trồng: Tránh sử dụng đất kiềm vì nó có thể gây trở ngại cho việc sinh trưởng của cây. Thay vào đó, cần ưu tiên chọn lựa đất có nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Tuyết tùng là loại cây dễ trồng, dễ phát triển |
Khi chăm sóc cây tuyết tùng cũng cần phải đúng kỹ thuật. Đặt cây ở nơi có đủ ánh nắng và thoáng khí. Chỉ nên tưới nước từ 2-3 lần mỗi tuần, khi tưới chỉ cần tưới một lượng vừa đủ, không tưới quá nhiều khiến cây ngập úng. Nếu tuyết tùng được trồng trong nhà thì chỉ cần tưới 1 lần/tuần. Bạn không cần bón phân thường xuyên, chỉ cần bón định kỳ, tốt nhất là nên bón trong giai đoạn từ khoảng tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Nên sử dụng bánh dầu cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Lưu ý khi trồng cây tuyết tùng
Tuyết tùng thường rất dễ trồng bởi nó có thể thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thế nhưng chúng cũng dễ thu hút các loại sâu bệnh và côn trùng, chẳng hạn như sâu bướm, bọ ve hay mọt rễ. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở những cây bị bệnh đó là lá chuyển nâu hoặc vàng, kén màu trắng hoặc mốc đen, nhựa cây giảm,... Chính vì thế bạn cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh an toàn và hiệu quả nếu muốn trồng loại cây này.