Lão nông Nguyễn Hữu Công bên dàn chanh dây ngọt do chính mình lai tạo. |
Tạo ra giống chanh dây siêu lạ từ 10 hạt giống
Ở độ tuổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi, nhưng với nỗi lo về việc nuôi trồng của bà con xung quanh, nông dân Nguyễn Hữu Công (Sáu Công, 65 tuổi, ấp Phụng Sơn xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) đã quyết định gác lại mọi thứ để làm nông nghiệp, “mở đường” cho mọi người noi theo.
Chanh là loại trái ông chọn để thực hiện, nhưng với sự sáng tạo của mình, ông đã “tái tạo lại” giống cây chanh dây Nam Phi cùng cây nhãn lồng và cho ra “chanh dây ngọt” độc đáo, có “1 0 2”. Sau buổi ra mắt đầu tiên tại Hội chợ Quốc tế Cần Thơ, sản phẩm này đã gây được sự tò mò và thu hút sự chú ý của mọi người.
Trái chanh dây khi chín chuyển sang màu vàng ăn có vị ngọt của nhãn lồng. |
Nói về cơ duyên khi trồng loại chanh dây ngọt, ông Nguyễn Hữu Công cho rằng đó là một sự tình cờ. Theo đó, hơn 1 năm trước, khi xem thông tin trên mạng và thấy quảng cáo từ một trang web bán giống chanh dây ngọt Colombia có tác dụng tốt cho sức khỏe, nên ông Công đã đặt mua 1 túi giống 10 hạt từ Hà Nội về vùng đất Song Phụng để trồng.
"Cùng là cây thân leo, cùng cho quả có vị chua, ngọt, nhưng quả cây nhãn lồng có mùi thơm hơn, tiếc là quả cây nhãn lồng quá bé. Đặc biệt cây nhãn lồng sống hoang dã, sức sống mãnh liệt, nếu mình đem 2 thân cây này ghép lại sẽ cho ra 1 loại quả có ưu điểm của 2 loại cây, đó là vị ngọt thanh, và thơm đậm đà, mà cây lại khoẻ"- Ông Sáu Công phân tích.
Nghĩ là làm, ông ra vườn tìm những dây nhãn lồng già, cắt lấy thân và gốc đem về thử nghiệm ghép với thân, cành cây chanh dây ngọt của mình.
Sau 6 tháng cắt ghép, chăm bẵm, lứa chanh dây gốc nhãn lồng đầu tiên cho trái chín, thật bất ngờ mùi vị đúng như phân tích ban đầu của ông. Quả cây chanh dây có vị ngọt thanh và mùi thơm đậm đà, có hương thơm thoang thoảng của nhãn lồng chín.
Một gốc nhãn lồng được ghép với thân chanh dây 6 năm tuổi của ông Nguyễn Hữu Công. |
Từ đó ông tiếp tục ghép cây và mạnh dạn cải tạo vườn cam lão của gia đình, nhân rộng ra trồng 200 gốc chanh leo thành phẩm. Số chanh leo giống còn lại ông mang cho bà con trong xóm trồng thử người vài dây.
Sau thời gian gieo trồng, có 5 dây phát triển, trong đó chỉ có 3 dây cho trái. Dù tỷ lệ khá thấp nhưng đây cũng là tín hiệu vui để ông Công có thêm động lực thử nghiệm giống chanh dây mới.
Sau khi kiên trì chăm sóc, ông đã gây dựng thành công giống chanh dây ngọt có hạt màu vàng, vị ngọt thanh và thơm. Ông Công chia sẻ: “Loại chanh dây ngọt này chỉ cần làm giàn cho dây leo, không tốn nhiều phân bón và công chăm sóc, trái sẽ ra liên tục, có thời gian sinh trưởng từ 3 đến 4 năm. Tuy nhiên, đến thời điểm trái gần chín sẽ dễ bị bệnh nấm và ong đục trái nên cần có biện pháp xử lý”.
Kết nối thị trường bán chanh dây ngọt khắp cả nước
200 gốc chanh leo ghép gốc nhãn lồng sau nhiều đợt cho trái thành công, ông Sáu Công báo với chính quyền địa phương, Phòng Nông nghiệp huyện kết quả lai ghép giống chanh dây ngọt của mình và mạnh dạn đăng ký tham gia trưng bày tại các hội chợ, hội thảo… để giới thiệu giống cây mới.
Ông Nguyễn Hữu Công cũng là một trong những nông dân đầu tiên ở tỉnh Sóc Trăng ứng dụng thành công công nghệ tưới tự động, tạo thương hiệu cho sản phẩm chanh dây độc lạ và bán hàng thông qua mạng xã hội.
Ông Sáu Công giới thiệu giống cây chanh dây ngọt tại hội chợ. |
Ông Sáu Công chia sẻ: "Đến vụ thu hoạch, tôi trực tiếp livestream bán các sản phẩm của mình trên trang Facebook. Khách hàng khắp nơi trên cả nước đặt hàng rất đông, sản phẩm làm ra bao nhiêu đều bán hết.
Cũng có những khách hàng lạ khi tôi chia sẻ livestream vào các hội, nhóm họ thấy được quá trình cách chăm sóc, trồng trọt của mình, vẫn mua hàng vì tin tưởng vào nguồn gốc. Có những vụ, dù còn cả tháng mới tới đợt thu hoạch nhưng khách đã đặt hàng hết cả vườn. Những năm 2020, 2021 dù đại dịch Covid- 19 chanh dây của tôi vẫn không đủ bán".
Không những quảng bá, bán hàng trên Zalo, Facebook, YouTube... ông Sáu Công còn chăm đi quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, hội nghị từ Bắc chí Nam. Hiện nhiều siêu thị ở TP.HCM, siêu thị Tứ Sơn (An Giang), Công ty phân phối nông sản Việt An… đặt hàng và ký kết ghi nhớ hợp tác mua sản phẩm chanh ngọt quả của ông.
Hiện tại, ông Sáu Công khoảng 6ha trồng chanh leo ngọt, với khoảng 6.000 gốc. Không những trồng thành công giống chanh dây ngọt, hiện nay ông Công còn chiết dây ra để làm giống. Với giá bán 100.000 đồng/dây, đã có nhiều người tìm đến hỏi mua đem về trồng thử. Ông Công hy vọng: “Nếu mô hình này có đầu ra ổn định sẽ đem hiệu quả cao hơn trồng một số loại rau màu và cây ăn trái khác, như khổ qua, bầu hoặc cây nhãn”. Với những thành tích xuất sắc trong sản xuất nông nghiệp, ông được bình chọn là nông dân Việt Nam xuất sắc 2023./.