Câu chuyện của Khánh Thi
Khánh Thi livestream chia sẻ bị trầm cảm sau sinh |
Bà xã Phan Hiển, nữ vũ công Khánh Thi vừa khiến cộng đồng mạng xôn xao, hoang mang lo lắng khi bất ngờ tiết lộ bản thân đang bị trầm cảm nặng, tinh thần bất ổn, stress sau khi sinh con ở t.uổi 41. Trước đó, cô còn có loạt hành động lạ, khi nhuộm đen cả trang cá nhân, viết những dòng trạng thái khiến nhiều người khó hiểu. Đến nay, sau khi tự nhận bản thân gặp áp lực sau sinh, thì netizen cũng đã dần hiểu được lý do.
Theo đó, chiều ngày 27/9, Khánh Thi đã có buổi livestream giao lưu với người hâm mộ, chia sẻ tình trạng của bản thân sau khi nhận về hàng loạt những thắc mắc về động thái nhuộm đen trang cá nhân trước đó. Cụ thể, Khánh Thi cho biết sau khi sinh con thứ 3, cô ở cữ và hạn chế hoạt động. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt khiến tâm trạng Khánh Thi trở nên bất ổn. Đồng thời, dù đã làm mẹ lần thứ 3 nhưng cô vẫn không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi dẫn đến những cảm xúc tiêu cực.
Cô kể về hành trình vượt cạn ở t.uổi 41: "Lần này tôi bị sinh sớm, tự dưng chuyển dạ, đau quá kêu la toáng lên rồi đi đẻ thôi. Vì trước đó tôi đã đẻ mổ rồi nên không thể chờ đẻ thường được nữa vì sẽ nguy hiểm. Đây là lần thứ 3 tôi đẻ mổ rồi".
"Mình ở nhà thôi chứ mình không có đi ra đường. Mình vốn thích đi lại, mình thích được làm việc. Làm việc cho cơ thể khỏe khoắn chứ cứ nằm một chỗ đầu óc sẽ mụ mị. Tượng tượng xem, mình sinh xong là ngày nào cũng phải lo cho em bé, tắm em bé, cho em bé bú sữa. Mình cứ sống trong 4 bức tường rất dễ bị stress. Ngày nào cũng công cuộc vắt sữa bò, mệt lắm nên lâu lâu cũng hơi stress một tí". Khánh Thi chia sẻ thêm.
Nữ kiện tướng dancesport cũng tiết lộ lý do lên sóng online khi mới sinh con khiến ai nấy cảm thông: "Chị em thử tưởng tượng sinh xong ngày nào cũng lo cho em bé, tắm em bé, sống trong 4 bức tường thì rất dễ stress. Đây là khoảng thời gian tôi tự quan sát được cảm giác trầm cảm của mình. Có những lúc tôi suy nghĩ rất tiêu cực. Nhưng tôi nhớ rằng những lúc trầm cảm sẽ có suy nghĩ không hay và tôi biết mình đang bắt đầu trầm cảm rồi. Biết được điều đó tôi tự nhủ mình phải làm gì đó cho vui lên, thoát khỏi cảm giác trầm cảm đó".
Trước đó, cách đây vài tuần, Khánh Thi cũng đã vừa hạ sinh thành công em bé thứ 3 cho gia đình. Em bé nặng 2,3kg và được Khánh Thi sinh bằng phương pháp mổ vào ngày 9/9. Lộ diện sau lần sinh con ở t.uổi 41, Khánh Thi đã gây ấn tượng vì thần sắc tươi tắn và rạng rỡ.
Gợi ý một số điều hỗ trợ người thân bị trầm cảm
Khi một người thân của bạn bị trầm cảm, có một số điều bạn có thể làm để hỗ trợ họ:
Những điều nên làm
Biết lắng nghe: Hãy cho họ biết rằng bạn sẵn lòng lắng nghe một cách chân thành nhất và thấu hiểu cảm xúc của họ.
Khuyến khích tìm kiếm sự trợ giúp: Hãy khuyến khích người thân của bạn tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia như bác sĩ tâm lý hoặc nhà tâm lý học. Đôi khi, họ cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp để vượt qua trầm cảm.
Khuyến khích theo dõi phác đồ điều trị: Hỗ trợ người thân của bạn trong việc tuân thủ phác đồ điều trị được chỉ định bởi bác sĩ. Theo dõi quá trình điều trị và đảm bảo rằng họ tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc.
Giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày: Hãy chủ động giúp đỡ người thân của bạn trong các công việc hàng ngày như nấu ăn, làm việc nhà hoặc đi ra ngoài. Điều này có thể giúp giảm áp lực và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục.
Kiên nhẫn: Hãy kiên nhẫn và thông cảm khi bạn gặp phải người thân bị trầm cảm. Hiểu rằng quá trình hồi phục có thể mất thời gian và có những khó khăn. Luôn truyền đạt cho họ sự ủng hộ và sẵn lòng đứng về phía họ.
Những điều nên tránh
Bên cạnh đó, có một số điều không nên làm khi chăm sóc bệnh nhân trầm cảm:
Không cuốn vào điều tiêu cực: Để tránh bị ảnh hưởng bởi tâm trạng tiêu cực của người thân, hãy đảm bảo bạn tìm thời gian để chăm sóc bản thân và duy trì trạng thái tinh thần tích cực.
Không cố gắng thay đổi người bệnh: Tránh áp đặt ý kiến và cố gắng thay đổi người thân. Hãy nhớ rằng trầm cảm là một rối loạn tâm lý và cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp để điều trị.
Không đưa ra lời khuyên: Tránh đưa ra lời khuyên không được yêu cầu hoặc không phù hợp. Thay vào đó, hãy lắng nghe và thể hiện sự ủng hộ.
Không so sánh: Tránh so sánh người thân của bạn với người khác. Mỗi trường hợp trầm cảm là khác nhau và cần được xem xét theo những cách riêng.
Không can thiệp quá mức vào việc sử dụng thuốc: Để cho các quyết định về việc sử dụng thuốc thuộc về người bệnh và bác sĩ chuyên gia. Tránh việc quá khắt khe hoặc can thiệp quá mức vào việc sử dụng thuốc của người thân.
Cách phòng tránh trầm cảm hiệu quả
Để phòng tránh trầm cảm hiệu quả, bạn có thể tham gia vào những hoạt động và thay đổi lối sống sau đây:
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn một chế độ ăn đa dạng và cân đối, bao gồm nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein lành mạnh như thịt cá, thịt gia cầm, các loại đậu và hạt.
Thường xuyên vận động, rèn luyện thể thao: Tập thể dục và hoạt động thể chất có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm stress. Hãy chọn những hoạt động mà bạn thích như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tham gia lớp tập thể dục hoặc yoga.
Chú ý đến giấc ngủ: Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc và ổn định, tạo môi trường thoáng đãng và yên tĩnh trong phòng ngủ, tránh tiếp xúc với thiết bị điện tử và thực hiện các thói quen thư giãn trước khi đi ngủ.
Đặt mục tiêu mỗi ngày: Đặt mục tiêu nhỏ và khả thi mỗi ngày để tạo động lực và cảm giác thành tựu. Mục tiêu có thể liên quan đến công việc, sở thích cá nhân, rèn luyện sức khỏe hoặc học hỏi.
Thay đổi phản ứng cảm xúc: Hãy học cách nhìn nhận và thay đổi cách bạn phản ứng với các tình huống khó khăn và căng thẳng. Tìm hiểu về kỹ năng quản lý stress, giải tỏa cảm xúc và xây dựng một tư duy tích cực.
Ngồi thiền: Thiền định có thể giúp bạn tập trung vào hiện tại, giảm stress và tạo ra trạng thái tĩnh lặng trong tâm trí. Dành ít nhất một thời gian ngắn hàng ngày để ngồi thiền và thực hành hơi thở sâu có thể giúp cải thiện tâm trạng.