Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên tiếp đà giảm mạnh. |
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk giảm 2.500 đồng/kg, đạt 114.700 đồng/kg, là giá thu mua cà phê cao nhất tại khu vực Tây Nguyên hôm nay.
Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng cũng giảm 2.500 đồng/kg, đạt 113.800 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê hôm nay tại Gia Lai giảm 1.700 đồng/kg, đạt 114.500 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông cùng diễn biến giảm 1.800 đồng/kg, đạt 114.500 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 5/10/2024 lúc 4h30 giao dịch ở mức 4.533 - 5.067 tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 5.067 USD/tấn, tăng 146 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 4.859 USD/tấn, tăng 139 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 4.674 USD/tấn, tăng 126 USD/tấn và kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4.533 USD/tấn, tăng 110 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 5/10/2024 sắc xanh chiếm ưu thế, mức giảm từ 4.95 - 5.30 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 là 257.35 cent/lb, tăng 2.10%; kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 255.65 cent/lb tăng 2.06%); kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 253.55 cent/lb (tăng 2.01%) và kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 251.00 tăng 2.01%.
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 5/10/2024 tăng, giảm trái chiều. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 là 308.05 USD/tấn, giảm 0.95%; kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 310.30 USD/tấn (tăng 1.72%); kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 311.20 USD/tấn, tằng 2.17% và giao hàng tháng 7/2025 là 307.75 USD/tấn, tăng 2.17%.
Nhận diện nguyên nhân khiến giá cà phê giảm?
Các quốc gia xuất khẩu cà phê chủ chốt đang có triển vọng sản lượng và xuất khẩu tích cực. |
Vào tháng 3/2024, đa số các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) đã đề nghị giảm bớt hoặc tạm ngừng áp dụng quy định EUDR. Nguyên nhân chính là lo ngại về tác động tiêu cực của luật này đối với nông dân EU, khi họ có thể bị cấm xuất khẩu sản phẩm từ đất đã bị phá rừng.
Quy định EUDR yêu cầu các công ty nhập khẩu một số sản phẩm, bao gồm đậu nành, thịt bò và cà phê, phải chứng minh chuỗi cung ứng của họ không gây ra phá rừng. Việc này đòi hỏi các công ty phải tạo bản đồ kỹ thuật số cho chuỗi cung ứng, bao gồm xác định nguồn gốc nguyên liệu từ các trang trại nhỏ ở các khu vực xa xôi.
Nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu này quá phức tạp do tính chất phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu, liên quan đến hàng triệu trang trại và nhiều bên trung gian. Việc kiểm chứng dữ liệu cũng gặp nhiều khó khăn.
Sự phản đối của nông dân đã dẫn đến việc EU giảm một số biện pháp bảo vệ môi trường trong năm nay, nhằm giảm bớt áp lực. Điều này đã nhận được sự chỉ trích từ các nhà hoạt động môi trường.
Tổ chức Eurocommerce, đại diện cho ngành bán lẻ Châu Âu, bày tỏ lòng biết ơn với Ủy ban Châu Âu (EC) vì đã lắng nghe lo ngại của họ về việc tuân thủ và nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, EC vẫn khẳng định quy định EUDR là cần thiết để ngăn chặn phá rừng, một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, dự báo Brazil sẽ có lượng mưa cần thiết trong vài ngày tới có thể xoa dịu những lo ngại về việc ra hoa của vụ mùa năm sau sau một thời gian khô hạn kéo dài. Cơ quan dự báo thời tiết Maxar cho biết, sẽ có mưa nhẹ ở Parana và dọc theo bờ biển từ thứ 5 đến cuối tuần này, trong khi triển vọng trong 6-10 ngày tới cho thấy có mưa nhẹ đến vừa phải.
Các quốc gia xuất khẩu cà phê chủ chốt đang có triển vọng sản lượng và xuất khẩu tích cực, gây áp lực lên giá cà phê. Honduras, quốc gia có sản lượng cà phê lớn nhất Trung Mỹ, dự kiến tăng xuất khẩu lên 5,37 triệu bao, tăng 14,5% so với năm trước.
Tình trạng thiếu hụt container đang hỗ trợ phần nào giá cà phê. Uganda, Rwanda và Kenya đang gặp phải tình trạng thiếu container trong thời gian cao điểm của mùa xuất khẩu.
Tình trạng tắc nghẽn tại cảng Djibouti và Ethiopia đang ảnh hưởng đến lịch trình tàu thuyền và gây ra sự chậm trễ. Bão Yagi và Krathon ở châu Á cũng đang làm trầm trọng thêm tình trạng chậm trễ và thiếu hụt container.