Người dân hướng đến đồng bào miền Bắc
Sau hơn một tuần cơn bão Yagi đổ bộ vào miền bắc Việt Nam gây ngập lụt lũ quét, sạt lở ảnh hưởng nặng nề đến các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, ... Cơn bão đi qua để lại bao nhiêu nổi đau cho đồng bào miền Bắc với 353 người chết, mất tích; khoảng 1.900 người bị thương và ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho nhiều người dân tại khu vực thiên tai, nhất là trẻ em, người lớn tuổi.
Cả nước cùng đồng hành với miền bắc vượt qua khó khăn bằng những chuyến xe 0 đồng, kêu gọi ủng hộ từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTUMTTQVN). Riêng Đắk Lắk tính đến thời điểm này đã có 44 chuyến xe với hàng ngàn tấn nhu yếu phẩm, những món quà, tấm lòng của người dân “Thủ phủ cà phê” đến với bà con bị ảnh hưởng bởi bão lũ 12 tỉnh phía bắc. Lần lượt những chuyến xe 0 đồng; các bạn trẻ, thanh niên, người dân, cán bộ tình nguyện lên đường đến các điểm nóng, điểm sạt lỡ ngập lụt giúp người dân khắc phục khó khăn sau cơn bão.
Thành viên Chi hội gia đình trẻ em và người bại não Đắk Lắk phân loại đưa nhu yếu phẩm |
Chủ tịch Hội chữ thập đỏ TP. Buôn Ma Thuột - Phạm Khánh Quyên, một trong những cầu nối tiếp nhận những phần quà nhu yếu phẩm, áo quần, cặp sách,... mà người dân, các trường học trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột đưa đến cho đồng bào miền Bắc đặc biệt đến với các em học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, gia đình học sinh bị thiệt hại trong cơn bão số 3.
Bà Phạm Khánh Quyên chia sẻ “Trong những ngày qua người dân đưa đến Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ số 1 rất nhiều đồ dùng nhu yếu phẩm cần thiết. Không ai nói ai mọi người đến cùng chung tay vận chuyển hàng lên xe cố gắng thu gom sắp xếp hàng nhiều nhất có thể để kịp thời vận chuyển đến với người dân vùng lũ nhanh nhất.”
Với người dân hỗ trợ tiền mặt sẽ đóng góp về ban cứu trợ TP Buôn Ma Thuột và chuyển đến cho UBTUMTTQVN để hỗ trợ theo nhu cầu thực tế của người dân vùng lũ địa phương.
Tấm lòng của người dân, tổ chức trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột
Tại Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ số 1, người dân, câu lạc bộ, xã phường đến ủng hộ nhu yếu phẩm ở lại giúp sức cùng tình nguyện viên phân loại, đưa lên xe từng bao quần áo, chăn màn, vật dụng.
Chị Nguyễn Thị Kim Dung - Chi hội trưởng Chi hội gia đình trẻ em và người bại não Đắk Lắk tâm sự khi đọc thông tin, xem báo đài tivi thấy người dân, đồng bào mình ở miền bắc ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 rất xót xa, nhất là nhũng gia đình “siêu nhân” trẻ em, người bại não đã khó khăn còn khó khăn hơn.
“Thành viên của chi hội tuy không có dư giả nhưng cũng muốn hỗ trợ cho các hộ dân vùng lũ lụt sạt lỡ, đặc biệt là gia đình có người thân, con em bị bại não. Chi hội chia làm ba phần hỗ trợ gồm chuyển tới UBTUMTTQVN và quỹ Hội Gia đình trẻ em và người bại não Việt Nam phần còn lại chi hội mua vật phẩm, nhu yếu phẩm gửi đến Hội chữ thập đỏ TP. Buôn Ma Thuột. Với số tiền hơn 5 triệu đồng chi hội kêu gọi các thành viên trong hội đóng góp được.” chị Dung cho biết.
Thầy Bùi Thanh Chung hỗ trợ kinh phí nhiên liệu cho đoàn xe |
Thầy Bùi Thanh Chung – giảng viên Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên cho hay giúp tinh thần “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” và mong muốn san sẻ khó khăn với bà con vùng lũ nhận được hàng của đồng bào Đắk Lắk gởi ra được đến đúng nơi, đúng lúc, đúng người để người dân khó khăn nhận được đầy đủ nhất.
Thầy Chung tiếp lời “Hội kêu gọi hỗ trợ các chuyến xe cứu trợ thầy cũng muốn góp một chút tấm lòng. Thầy cố gắng sắp xếp ra điểm tập kết kịp giờ đưa xe xuất phát đến với người dân ảnh hưởng bởi con bão số 3 và hỗ trợ bác tài kinh phí nhiên liệu với số tiền 15 triệu đồng.”
Chủ tịch Hội chữ thập đỏ TP. Buôn Ma Thuột - Phạm Khánh Quyên trao đổi thêm không dừng lại, sau khi kêu gọi hỗ trợ các chuyến xe Hội chữ thập đỏ TP. Buôn Ma Thuột thời gian tới sẽ tiếp tục kêu gọi để hỗ trợ đồng bào miền bắc tái lập, phục hồi kinh tế sau bão
“Sau những chuyến hàng ủng hộ hiện vật cấp thiết cho người dân, Hội sẽ lên kế hoạch dựa trên tình hình thực tế của các địa phương bị ảnh hưởng do bão để sắp xếp các hoạt động vận động thêm cây giống, con giống để bà con tái sản xuất ổn định cuộc sống” Bà Quyên nói.