Đặc sản nậm pịa được chế biến như thế nào mà nghe tên nhiều người đã "chạy mất dép"

Để nấu được món nậm pịa Tây Bắc, nhất định phải có loại gia vị đặc trưng là mắc khén (loại hạt tạo vị cay và thơm cho món ăn như hạt tiêu) cùng với nhiều gia vị khác như sả, ớt…
Những đặc sản nổi tiếng miền Tây, nhìn thì khiếp vía nhưng thưởng thức một lần sẽ chết mê chết mệt Về Lai Châu thưởng thức món đặc sản Lam nhọ "hiếm có khó tìm" Đã đẹp lại còn ăn ngon, đem hoa ban về chế biến thành món đặc sản Tây Bắc ăn quên lối về
Đặc sản nậm pịa được chế biến như thế nào mà người can đảm mới dám ăn
Nguyên liệu chủ yếu của nậm pịa Mộc Châu chính là nội tạng của động vật ăn cỏ

Nậm pịa (hay còn gọi là nặm pịa) là món ăn truyền thống được chế biến vô cùng độc đáo của người Thái ở Mộc Châu. Trong tiếng Thái "nậm" có nghĩa là canh, "pịa" là chất dịch sền sệt bên trong ruột non của động vật ăn cỏ. Hay nói đúng hơn thì chính là phân non (dịch tiêu hóa và thức ăn chưa được tiêu hóa hết).

Món ăn này có nguồn gốc từ món ngưu tát phiến ở Quý Châu, Trung Quốc. Khi về đến Việt Nam thì có nhiều nét tương đồng với món thắng cố vì đều sử dụng nội tạng của động vật ăn cỏ. Tuy nhiên cách chế biến và hương vị của hai món ăn này hoàn toàn khác biệt nhau. Đây cũng là món ăn có truyền thống lâu đời và rất được người Thái ở Mộc Châu yêu thích.

Nguyên liệu chủ yếu của nậm pịa Mộc Châu chính là nội tạng của động vật ăn cỏ như tim, gan, phèo, phổi....đặc biệt phải có "pịa". Khi ăn sẽ được chế biến với nhiều loại gia vị khác nhau như hạt mắc khén, sả, ớt, mùi tàu...nhằm dậy lên hương thơm đặc trưng của món ăn độc đáo này.

Pịa được chọn là những con ngựa, bò, dê khoẻ mạnh. Lúc bắt tay vào mổ thì buộc thắt hai đầu phần dạ dày với ruột non cũng như phần ruột non với ruột già để chất dịch trong ruột non không bị thất thoát. Sau đó đoạn ruột non này được cắt khúc, trộn với gia vị và băm nhỏ để tiến hành nấu chín.

Nậm pịa là một món đặc sản trứ danh ở Mộc Châu. Bạn có thể tìm thấy món ăn này vào bất cứ khi nào đặt chân đến khám phá nơi đây. Đặc biệt là ở những bản làng có người Thái sinh sống thì món ăn này sẽ càng được chế biến chuẩn vị, đậm đà hơn so với ở những khu vực khác vì đây là món ăn truyền thống của dân tộc Thái.

Đối với những ai thường xuyên đi phượt Mộc Châu thì nậm pịa chính là món ăn vô cùng hấp dẫn, nhất định phải thưởng thức khi đã đặt chân đến đây. Tuy nhiên với những ai lần đầu trải nghiệm thì chỉ cần nghe đến nguyên liệu thôi cũng đã đủ để "chạy mất dép". Thế nhưng sau lần đầu thưởng thức, nhiều người cho biết rằng món ăn này thực ra không quá kinh khủng như bạn nghĩ.

Nậm pịa Mộc Châu nếu được chế biến đúng cách, kỹ lưỡng thì sẽ là một món ăn vô cùng thú vị, rất xứng đáng để thử một lần trong đời. Vị đắng ban đầu sẽ dần được thay thế bằng vị ngọt ngọt, beo béo. Càng nhai kỹ sẽ càng cảm nhận được mùi vị hơi khó chịu của lúc đầu sẽ được thay bằng hương thơm đặc trưng, khó cưỡng.

Ở một số nơi hiện nay đã chế biến món nậm pịa theo khẩu vị của mọi người nên phần nào cũng ngon và dễ ăn hơn. Tuy nhiên bạn vẫn nên thưởng thức món ăn này theo cách chế biến truyền thống để cảm nhận trọn vẹn hương vị nguyên bản của nậm pịa Mộc Châu.

Nậm pịa Mộc Châu quyện hòa đủ loại vị đắng, chua, cay, ngọt bùi chính là một trong những mồi nhậu không thể thiếu. Thử húp một miếng súp kèm pịa dai giòn giòn, sựt sựt và nhâm nhi một ngụm rượu nếp thì ngon còn gì bằng. Chỉ cần như thế thôi là bàn nhậu đã có thể kéo dài đến hết đêm mà chẳng thấy no say là bao nhiêu.

Đây cũng là một món giải rượu khá tuyệt vời nên ăn kèm trên bàn nhậu thì đúng là trời sinh một cặp. Dù cho bạn có đang thả ga với những cuộc vui, hơi quá đà vì men rượu ngon vùng núi cao thì vẫn có thể yên tâm vì nậm pịa Mộc Châu sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa, bớt cảm giác mệt vì rượu hơn rất nhiều.

Món nậm pịa có gì đặc biệt?

Đặc sản nậm pịa được chế biến như thế nào mà người can đảm mới dám ăn
Chỉ cần nghe đến nguyên liệu thôi đã đủ để "chạy mất dép"

Nậm Pịa Mộc Châu được chế biến vô cùng cầu kỳ nhằm giúp món ăn đến tay mọi người đảm bảo về hương vị lẫn an toàn thực phẩm. Nguyên liệu tạo nên món ăn này đều là những thứ quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người Thái. Chỉ cần thiếu mất đi một món là xem như món nậm pịa Mộc Châu đã không còn chuẩn vị.

Đặc biệt là phần ruột non để lấy pịa được người dân lựa chọn và chế biến rất kỹ. Phải đợi đến khi nước ninh xương và lục phủ ngũ tạng sôi lên thì mới đổ pịa vào nấu chín. Có nơi còn cho thêm mật bò vào chế biến phần pịa.

Sau một tiếng đun sôi, nậm pịa Mộc Châu thơm lừng khắp căn bếp quyến rũ những tín đồ đam mê khám phá. Không phải ai cũng dám thưởng thức món ăn này, nậm pịa Mộc Châu rất biết cách thách thức lòng can đảm của mỗi người. Tuy nhiên nếu đã đặt chân đến Mộc Châu thì bỏ qua đặc sản độc đáo này giống như đi về tay trắng.

Khi nấu món canh nậm pịa, người ta thường cho thêm hạt mắc khén vào nhằm át đi mùi vị khó ngửi của nội tạng. Đồng thời món ăn cũng vì vậy mà cay nồng và khoác lên mình hương thơm khác lạ. Bởi vì hạt mắc khén khá hiếm, không phải nơi nào cũng có nên khi ăn nậm pịa Mộc Châu cũng là lúc thích hợp để bạn thưởng thức loại hạt đặc biệt này.

Cách thưởng thức nậm pịa Mộc Châu

Đặc sản nậm pịa được chế biến như thế nào mà người can đảm mới dám ăn
Chỉ cần thiếu mất đi một nguyên liệu là xem như món nậm pịa Mộc Châu đã không còn chuẩn vị

Không chỉ là một món ăn đánh thức mọi giác quan, nậm pịa Mộc Châu còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cực kỳ bổ ích cho sức khỏe. Đặc biệt là cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa và có tác dụng giải nhiệt. Bên cạnh đó, nậm pịa thường xuyên được phục vụ trên bàn nhậu vì món ăn này có tác dụng giải rượu vô cùng tốt.

Không có vẻ ngoài hấp dẫn như bê chao Mộc Châu hay màu vàng bắt mắt của khoai sọ Mán Mộc Châu, nậm pịa Mộc Châu khoác lên mình một màu nâu vô cùng bình thường. Hương vị khá khó chịu khiến những người lần đầu thưởng thức ái ngại, không muốn ăn. Lấy hết can đảm để thưởng thức miếng đầu tiên sẽ cảm nhận được vị đắng lan tỏa.

Tuy nhiên thưởng thức đến miếng thứ hai, thứ ba, bên cạnh vị đắng của pịa sẽ càng xen lẫn vị ngọt của thịt, của xương được ninh kỹ trong nhiều giờ liền. Chính nhờ vậy mà vị đăng đắng ngay cuống lưỡi cũng dần được thay bằng vị ngọt, bắt đầu hợp miệng với mọi người. Nậm pịa Mộc Châu thường được ăn cùng với thịt luộc, rau bạc hà, rau chuối, thêm chút rượu ngô dân tộc hoặc được dùng như món canh, món chấm.

Nói về món chấm, nậm pịa Mộc Châu được dùng như thứ nước chấm thịt nướng nhằm làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Vì thế người dân tộc Thái rất thích dùng nậm pịa khi ăn đồ nướng hay khi cùng nhau nhấm nháp rượu.

Nậm pịa Mộc Châu từng khiến biết bao người ái ngại khi lần đầu thưởng thức lại là một món ăn truyền thống vô cùng độc đáo, hấp dẫn, càng ăn càng mê với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đừng để màu sắc, nguyên liệu và hương vị món ăn này đánh lừa.

Món đặc sản này phải càng ăn nhiều mới thưởng thức được trọn vẹn vị ngon, vị đậm đà ẩn chứa bên trong. Vì thế nếu có dịp đến khám phá Mộc Châu, bạn đừng quên thử nậm pịa một lần trong đời nhé.

Cua vang Côn Đảo - đặc sản bao ngon, lạ miệng Cua vang Côn Đảo - đặc sản bao ngon, lạ miệng
Về Lai Châu thưởng thức món đặc sản Lam nhọ Về Lai Châu thưởng thức món đặc sản Lam nhọ "hiếm có khó tìm"
Đã đẹp lại còn ăn ngon, đem hoa ban về chế biến thành món đặc sản Tây Bắc ăn quên lối về Đã đẹp lại còn ăn ngon, đem hoa ban về chế biến thành món đặc sản Tây Bắc ăn quên lối về
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngai vàng Điện Thái Hòa và lời cảnh tỉnh về sự mai một tính thiêng

Ngai vàng Điện Thái Hòa và lời cảnh tỉnh về sự mai một tính thiêng

Tính thiêng trong di sản không chỉ là ký ức mà còn là linh hồn kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Khi sự thiêng liêng bị mai một, di sản mất đi sức sống, đe dọa bản sắc cũng như sự phát triển bền vững của văn hóa cộng đồng Việt Nam.
Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Ford Ranger Raptor không chỉ là một mẫu bán tải hiệu năng cao với khả năng chinh phục mọi địa hình, mà còn là người bạn đồng hành thể hiện rõ phong cách sống mạnh mẽ, tự do và tiên phong. Với Raptor, mỗi hành trình không đơn thuần là di chuyển mà là cách để chủ nhân khẳng định dấu ấn cá nhân đầy khác biệt.
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa đưa tri thức dân gian khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là tri thức quý báu, mang giá trị văn hóa, y học và kinh tế đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống quanh dãy núi Ngọc Linh.
Hương cà phố cổ và ngọn lửa giữ nghề suốt hơn 300 năm ở làng Khương Hạ

Hương cà phố cổ và ngọn lửa giữ nghề suốt hơn 300 năm ở làng Khương Hạ

Giữa phố phường Hà Nội hiện đại, làng Khương Hạ lặng lẽ lưu giữ một nghề cổ đã tồn tại hơn ba thế kỷ – nghề muối cà truyền thống. Trong từng vại cà giòn thơm là cả một vùng ký ức Thăng Long, là tinh túy của bàn tay cần mẫn và tấm lòng gìn giữ văn hóa của người Việt qua nhiều thế hệ.
Muối Thụy Hải – Từ nghề truyền thống trở thành di sản văn hóa quốc gia

Muối Thụy Hải – Từ nghề truyền thống trở thành di sản văn hóa quốc gia

Nghề làm muối truyền thống ở xã Thụy Hải (Thái Bình) chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mở ra tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn di sản lâu đời.
Bảo tồn và giữ gìn di sản quý báu của đồng bào Xa Phó

Bảo tồn và giữ gìn di sản quý báu của đồng bào Xa Phó

Trong đời sống của người Xa Phó, âm nhạc không chỉ là một hình thức giải trí, mà còn là linh hồn của văn hóa gắn liền với truyền thống và bản sắc tộc. Có hai loại nhạc cụ được người Xa Phó sử dụng là kèn ma nhí dành cho đàn ông và sáo mũi dành cho phụ nữ.
Hùng Lô bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế

Hùng Lô bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế

Xã Hùng Lô (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn di sản; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của di sản trong phát triển kinh tế.
Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Món phở – linh hồn của văn hóa và ẩm thực Việt lại một lần nữa được giới thiệu tới công chúng thông qua Festival Phở 2025 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại xã Yên Thọ, UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đồng Cổ - Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Đây là năm đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô, hình thức của lễ hội di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận năm 2024.
Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại di tích miếu Diều, huyện Đan Phượng (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội cho “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới; di tích quốc gia đặc biệt…
Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Mới đây, tại không gian trung tâm của Lễ hội Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công ty BHD tổ chức Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của Lễ hội Hoa Lư năm 2025.
Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu, hằng năm, Lễ hội phủ Dầy thường xuyên tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn tại phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát với hàng trăm cung văn, nhạc công tham gia.
Nghề làm giấy dó - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Nghề làm giấy dó - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Việc phục dựng lại làng nghề truyền thống giấy dó phường Bưởi xưa cũng là một cách để Tây Hồ hiện thực hóa mục tiêu phát huy những di sản, di tích để giới thiệu cho người dân nét đẹp văn hóa đặc trưng của Tây Hồ.
"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), UBND huyện Thạch Thất long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhân là bảo vật quốc gia. Đây là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên được Thủ tướng công nhận; là hiện vật duy nhất, thuộc phong cách Tháp Mẫm muộn, là chiếc đầu Kala cuối cùng…
Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Tết Thanh Minh là dịp lễ quan trọng để người Việt bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên. Mâm cúng được chuẩn bị chu đáo, tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình.
Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Tết Thanh Minh là một ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, mang đậm ý nghĩa tâm linh và lòng hiếu thảo.
Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh Minh không chỉ là một ngày lễ đơn thuần mà còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên.
Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu Đông Hồ” diễn ra từ ngày 29 - 30/3 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân vùng biển Diêm phố. Năm nay, lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 21/3 đến 23/3/2025 (tức ngày 22/2 đến 24/2 âm lịch)…Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt nhân dân và du khách trong và ngoài địa bàn tham quan.
Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Bánh mì không chỉ là món ăn tiện lợi mà còn mang trong mình câu chuyện về văn hóa, lịch sử và sự giao thoa của các nền ẩm thực. Theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi để bánh mì Việt Nam vươn tầm chính là kiểm soát chất lượng đồng nhất.
Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Vừa qua, Trung Tướng, PGS,TS. Đồng Đại Lộc đã tham dự Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và cảm thấy rất tự hào về lễ hội truyền thống ở địa phương.
Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội chùa Tây Phương; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia (2015 – 2025), đồng thời khai hội chùa Tây Phương vào ngày 2/4/2025 (tức ngày 5/3 Âm lịch).
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa.
20 năm “Người gác đền xứ biển”

20 năm “Người gác đền xứ biển”

Cậu Vũ Ngọc Chinh - Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả, người gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình cho việc trùng tu tôn tạo ngôi đền. Từ năm 2005 Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả đã gắn bó với ngôi Đền đến nay cũng đã tròn 20 năm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động