Da khô là như thế nào?
Da khô là tình trạng da bị thiếu độ ẩm khiến cho làn da không đủ ẩm dễ xỉn màu và thiếu sức sống hơn đồng thời dễ bong tróc thành các vảy mịn màu trắng hoặc khi sờ vào vùng da cảm thấy khô ráp.
Nguyên nhân của da khô
Các tác nhân bên ngoài phổ biến khiến da bị khô:
Thời tiết - khí hậu: Vào mùa đông lạnh, độ ẩm trong không khí thấp khiến da bị khô. Ở những vùng sa mạc hoặc các vùng nhiệt độ cao với độ ẩm không khí kém cũng khiến làn da dễ mất nước hơn.
Nhiệt độ: Khi da tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao như khi vào bếp, đốt lò sưởi, làm việc tại các lò rèn, đúc kim loại,...
Tắm nước nóng thường xuyên tạo cảm giác thư giãn, thoải mái nhưng cũng là tác nhân gây khô da mà ít người quan tâm.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc không phù hợp do chứa các hoạt chất kiềm cao khiến da bị mất đi độ ẩm tự nhiên.
Không sử dụng các biện pháp bảo vệ da như đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa hàng ngày, sử dụng kem chống nắng để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng và tia UV,...
Yếu tố di truyền: Làn da tự nhiên của mỗi người có thể là da dầu hoặc da khô. Điều này phần lớn là do yếu tố gen di truyền từ bố mẹ. Vì thế, đối với những người có cơ địa khô da thường xuyên phải bổ sung thêm độ ẩm từ các sản phẩm chăm sóc da bên ngoài.
Rối loạn nội tiết tố: Đối với phụ nữ mang thai, sự thay đổi của nội tiết estrogen và testosterone làm ảnh hưởng đến các lớp mỡ dưới da của thai phụ khiến da trở nên khô hơn. Đối với phụ nữ mãn kinh với lượng tiết estrogen giảm khiến da dễ bị khô, sạm.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn không đảm bảo dinh dưỡng với nhiều tinh bột, đường và thiếu chất xơ, vitamin, cũng ảnh hưởng làn da. Không uống đủ nước cũng là nguyên nhân gây khô da
Yếu tố tuổi tác: Khi bước qua độ tuổi từ 55 trở đi, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn bắt đầu tiết ra ít hơn làm giảm độ ẩm của da. Chính vì thế, ở những người cao tuổi da thay đổi trở nên khô hơn mặc dù không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Cách chăm sóc
Bổ sung các sản phẩm chăm sóc, cấp ẩm cho vùng da khô như gel/ kem dưỡng ẩm, serum, đắp mặt nạ,...
Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm sạch có chứa nhiều chất kiềm hoặc có tính tẩy rửa cao.
Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da để giúp làm mềm lớp sừng và thông thoáng lỗ chân lông.
Không nên tắm nước nóng quá lâu mà nên giữ nước ở nhiệt độ ấm vừa đủ là tốt nhất.
Hạn chế ma sát trên vùng da đang bị khô sẽ dễ khiến da bị tổn thương và bong tróc.
Cung cấp đủ nước cùng với chế độ ăn uống khoa học với nhiều vitamin, chất xơ và hạn chế nạp đường quá mức bình thường
Da khô gây ảnh hưởng tới cuộc sống vậy nên hãy chăm sóc làn da của bạn thật tốt, dành một chút thời gian mỗi ngày để "tút tát" thì bạn sẽ bất ngờ về làn da ngày càng đẹp lên của mình.
Ưu tiên các loại kem chống nắng có SPF từ 30 - 50 với kết cấu không quá dày để tránh bí bách nhưng vẫn có thể bảo vệ da khỏi tác nhân từ môi trường.
Hạn chế thức khuya để da có đủ thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho cơ thể giúp lưu thông máu đến các tế bào hiệu quả hơn.
Nếu da bong tróc nghiêm trọng gây chảy máu có thể dùng các loại thuốc bôi kháng viêm để giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
Đối với ngày trời lạnh hoặc thời tiết hanh khô có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, phòng ngủ để giúp không khí luôn đủ ẩm.
Những thực phẩm dinh dưỡng cứu tinh cho làn da khô, nứt nẻ |
Ăn gì để da không bị khô vào mùa đông? |
8 loại thảo dược là "khắc tinh" của da khô ráp, nứt nẻ |