Cần chủ động tăng cường phòng, chống bệnh do não mô cầu Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu? Sau khi khỏi cúm, có cần thiết phải khử trùng đồ đạc trong nhà? |
Điều trị thành công ca bệnh do não mô cầu
![]() |
Da của bệnh nhân nhiễm não mô cầu . |
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trưa 13/2, Khoa Cấp cứu bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nam, tên N. (38 tuổi), từ tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng đờ đẫn, sốt cao, lạnh run, nhức đầu nhiều, sưng đau các khớp kèm nổi ban tím ở đùi và 2 cẳng chân. Khai thác bệnh sử, nam bệnh nhân bị sốt từ đêm hôm trước.
Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, các bác sĩ xác định đây là ca bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn não mô cầu gây ra. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh tiêm mạch kịp thời với liều cao thấm qua màng não tốt. Đến nay, bệnh nhân hết sốt, tươi tỉnh, các tử ban ở da nhạt màu dần và sớm được xuất viện.
Bác sĩ CKII Phan Vĩnh Thọ - Trưởng khoa Nhiễm D thông tin thêm, ngay sau khi chẩn đoán chính xác ca bệnh, bệnh viện đã nhanh chóng kết hợp cùng cơ quan phòng dịch thực hiện khoanh vùng, phát hiện tại nơi sinh sống của bệnh nhân có 2 ca nghi nhiễm với triệu chứng sốt, lạnh run.
Trong đó, 1 ca bị viêm họng, 1 ca viêm phổi. 2 ca trên được đưa về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM kịp thời, hiện đáp ứng với phác đồ điều trị bệnh nhân bị nhiễm não mô cầu,giúp ngăn ngừa diễn tiến nặng, tạm thời khống chế được dịch lây lan.
“Bệnh nhiễm não mô cầu do vi khuẩn lây qua đường hô hấp, máu, hệ thần kinh, khớp, màng tim, mắt, đường niệu và sinh dục. Thường gặp nhất là viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết, trong đó nhiễm trùng huyết tối cấp có thể gây tử vong nhanh chóng, thậm chí chỉ trong vòng vài giờ”, bác sĩ Thọ cho biết.
Bệnh cần được phát hiện sớm, bởi tính chất bệnh tiến triển theo kiểu “thần tốc”. Người bệnh khi có biểu hiện sốt, ho, nổi chấm đỏ ngoài da cần đi khám ngay, để bác sĩ kịp thời phát hiện và điều trị. Đáng nói bệnh có thể lây lan thành dịch, nhất là tại nơi tập trung đông người; vì vậy, việc sớm phát hiện bệnh còn để cách ly và tìm ca thứ phát, tránh lây ra cộng đồng. Năm ngoái, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM, một bệnh nhân nhiễm não mô cầu đã tử vong do phát hiện và đưa đi cấp cứu muộn. May mắn không có ai bị lây nhiễm.
Cách phòng trách nhiễm não mô cầu
![]() |
Viêm màng não do não mô cầu được xem là "bệnh tử 24 giờ" bởi tốc độ cướp đi mạng sống con người trong vòng chưa đầy một ngày khởi phát cơn sốt. |
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp viêm màng não vào nhóm bệnh nguy hiểm hàng đầu, bởi mỗi năm thế giới có đến hơn 2,5 triệu ca nhiễm do mọi nguyên nhân và khoảng 240.000 ca tử vong vì căn bệnh này. Bên cạnh đó, khoảng 1.2 triệu người mắc viêm màng não mô cầu xâm lấn (IMD) Đặc biệt, cứ 6 người nhiễm não mô cầu sẽ có 1 người không qua khỏi.
Trong đó, viêm màng não do não mô cầu được xem là "bệnh tử 24 giờ" bởi tốc độ cướp đi mạng sống con người trong vòng chưa đầy một ngày khởi phát cơn sốt. Khoảng 50% – 70% trẻ nhập viện do viêm não mô cầu có nguy cơ tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, vẫn có khoảng 20% trẻ bị di chứng như bại não, chậm phát triển tâm thần vận động, suy thận cấp, tổn thương gan, đoạn chi,…
Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Việt Nam lên đến khoảng 2,3/100.000 dân. Đây là một trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất. Viêm não mô cầu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp với các hạt nước bọt vi khuẩn não mô cầu từ người nhiễm sang mũi họng của người cảm nhiễm. Lây truyền bệnh qua đồ vật rất hiếm xảy ra.
Hiện có 13 nhóm huyết thanh não mô cầu gây bệnh, trong đó có 6 nhóm huyết thanh thường gặp và nguy hiểm nhất (A, B, C, Y, W-135, X). Trong đó, viêm màng não mô cầu xâm lấn là một dạng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra có thể tấn công bất cứ ai. Theo Cục Y tế Dự phòng, ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người.Thực tế, trong các đợt dịch bệnh do não mô cầu, có tới trên 50% số người khoẻ mạnh mang vi khuẩn não mô cầu.
Viện Pasteur TP.HCM cho biết, đặc trưng của bệnh não mô cầu là tính khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Bệnh có thể xảy ra với mọi độ tuổi, thường gặp nhất là ở trẻ em. Có nhiều chủng virus não mô cầu và phổ biến nhất ở Việt Nam là chủng B, chiếm đến hơn 90% tổng số ca não mô cầu xâm lấn (n=69). Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong ở trẻ, tạo gánh nặng lớn lên hệ thống y tế Việt Nam.
Để ngăn chặn và phòng ngừa viêm màng não lây lan trong cộng đồng, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tiêm chủng là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa viêm màng não mô cầu. Đồng thời, đặt ra lộ trình toàn cầu với tầm nhìn "Đánh bại viêm màng não" đến năm 2030 cùng mục tiêu giảm 50% số ca viêm màng não có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Bên cạnh tiêm vaccine, Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp như: vệ sinh cá nhân, môi trường sống và đến cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn… Trước những hệ luỵ của bệnh viêm màng não, để nâng cao nhận thức của người dân trên toàn cầu về bệnh này, Liên đoàn các tổ chức phòng chống bệnh viêm màng não (CoMO) khởi xướng từ năm 2009 lấy ngày 5/10 hàng năm là ngày Viêm màng não thế giới.
Tổ chức Y tế thế giới và các bên liên quan đã công nhận ngày này là dịp quan trọng để nâng cao nhận thức. Đây cũng là một mốc trong Trụ cột 5 (vận động và tham gia) của Lộ trình toàn cầu của WHO, với mục tiêu "Đánh bại viêm màng não" vào năm 2030. Bên cạnh chiến dịch nâng cao nhận thức về viêm màng não, GSK còn phát động lời kêu gọi "Đoàn kết trong cuộc đua đánh bại viêm màng não" nhằm hưởng ứng ngày viêm màng não thế giới năm 2024.
Cùng với đó, tích cực đồng hành cùng các tổ chức y khoa, tăng cường đào tạo cho nhân viên y tế và nâng cao nhận thức phòng ngừa viêm màng não cho cộng đồng; đồng thời, xây dựng và triển khai bộ hướng dẫn tư vấn y tế hiệu quả để hỗ trợ công tác phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Thực tế, 20% số người sống sót sau bệnh viêm màng não phải đối mặt với các di chứng suốt đời như đoạn chi, khiếm khuyết về thính giác, thị giác và cả về thần kinh...