Khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang Vì sao núi Bà Đen trở thành điểm đến linh thiêng nhất Nam Bộ? Kỳ bí lễ hội “nhảy lửa” của người Dao đỏ ở Sapa |
![]() |
Tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là hình thức lừa đảo đặt phòng qua mạng ngày càng gia tăng. Ảnh minh hoạ |
Thời gian qua, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là hình thức lừa đảo đặt phòng qua mạng ngày càng gia tăng.
Các đối tượng lừa đảo lập các website, fanpage giả mạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có uy tín với nhiều chiêu trò giảm giá, khuyến mại ảo và yêu cầu chuyển tiền đặt cọc trước,… để chiếm đoạt tiền của người dân, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngành du lịch, gây bức xúc trong dư luận.
Ngày 12/2, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, yêu cầu tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch.
Triển khai thực hiện Công điện ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng; để tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi lừa đảo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của du khách và uy tín của ngành du lịch, nâng cao trách nhiệm, nhận thức của các cơ sở kinh doanh du lịch cũng như của người dân, khách du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đề nghị Sở quản lý du lịch các địa phương cần chú ý những điều dưới đây.
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và người dân về những hình thức, thủ đoạn lừa đảo mới trong ngành du lịch.
Khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin về các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch nói chung và cơ sở lưu trú du lịch nói riêng trước khi tiến hành đặt dịch vụ và thực hiện giao dịch thanh toán.
Chỉ nên đặt dịch vụ qua các website, fanpage chính thức của các đơn vị kinh doanh du lịch được cơ quan quản lý du lịch địa phương cấp phép, hoặc sử dụng các nền tảng đặt dịch vụ uy tín.
Thứ hai, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng các đơn thư, phản ánh của công dân theo thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan chức năng để thường xuyên rà soát, ngăn chặn các website, fanpage giả mạo, và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi lừa đảo.
Bên cạnh đó, Sở quản lý du lịch các địa phương đẩy mạnh cung cấp thông tin về các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã đăng ký kinh doanh trên địa bàn, giúp người dân và du khách dễ dàng tiếp cận và đặt dịch vụ, phối hợp cập nhật đầy đủ thông tin các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phương vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, nhằm công bố chính thức và rộng rãi trên toàn quốc.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương được yêu cầu nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ khách hàng; thường xuyên rà soát và phát hiện kịp thời các nền tảng thông tin, trang mạng xã hội giả mạo cơ sở của mình; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý và giải quyết nhanh chóng các vụ việc liên quan; không lan truyền hoặc lợi dụng thông tin sai lệch về cơ sở để thu hút sự chú ý của du khách.
Tăng cường áp dụng các biện pháp bảo mật, ngăn chặn các hành vi xâm nhập và giả mạo; cung cấp thông tin về các website, fanpage và nền tảng mạng xã hội chính thức cho Sở Du lịch địa phương để nâng cao nhận diện các fanpage, website chính thức và tránh tình trạng bị giả mạo.