Vì sao núi Bà Đen trở thành điểm đến linh thiêng nhất Nam Bộ?

Núi Bà Đen (Tây Ninh) tiếp tục đón làn sóng hành hương lớn trong dịp Rằm tháng Giêng với khoảng 200.000 lượt khách. Vậy lý do khiến núi thiêng Bà Đen trở thành điểm đến linh thiêng thu hút khách thập phương khu vực Nam bộ?
Giải mã “hiện tượng kem Núi Bà Tây Ninh” đang gây sốt trên mạng xã hội Núi Bà Đen, Tây Ninh lập kỷ lục Việt Nam với 55.000 ngọn đăng được dâng trong Lễ vía Bà Hoạ sĩ Hoàng Phong tái hiện nghệ thuật dân gian với bộ tranh “Ký ức đồng dao” tại núi Bà Đen

Núi Bà Đen - Điểm đến du xuân thâu đêm độc đáo

Giải mã lý do núi Bà Đen hút hành hương nhất phía Nam
Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng từ đỉnh núi Bà Đen.

Theo nghiên cứu, núi Bà Đen (Tây Ninh) là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam với độ cao 986m cùng núi Nưa (Thanh Hoá) và núi Đá Chông (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) là 3 huyệt đạo thiêng nhất nước Nam nơi hội tụ linh khí đất trời, là điểm giao hoà giữa trời và đất.

Núi Bà Đen không chỉ là biểu tượng thiêng liêng của mảnh đất Tây Ninh mà còn được mệnh danh là "nóc nhà" Nam Bộ. Nơi đây nổi tiếng với hệ thống kiến trúc tâm linh lâu đời hòa quyện cùng cảnh quan thiên nhiên đa dạng, vừa hoang sơ vừa thanh bình.

Sự giao thoa giữa yếu tố tâm linh và truyền thống văn hóa đã tạo nên sức hút mãnh liệt cho núi Bà Đen, khiến lượng du khách đổ về đây lên đến hàng trăm nghìn người, trong đó có cả những du khách quốc tế mong muốn khám phá nét tín ngưỡng độc đáo của Việt Nam. Người dân tin rằng, khi nhận lộc từ Linh Sơn Thánh Mẫu, cả năm sẽ thuận lợi, an lành.

Ngay dưới chân núi vào những ngày Tết hoặc Rằm tháng Giêng, rất nhiều người chọn ngủ lại, phần để sáng hôm sau có thể lên đỉnh núi thật sớm, phần để cầu may mắn cho cả năm. Những ngày cuối tuần trong tháng Giêng, những đoàn xe kéo dài suốt từ Trảng Bàng đến chân núi là chuyện thường thấy. Họ đều có chung một hành trình là đến du xuân chiêm bái cầu an ở núi Bà.

Giải mã lý do núi Bà Đen hút hành hương nhất phía Nam
Đông đảo người dân ngủ lại qua đêm, chờ đến sáng sớm để lên đỉnh núi Bà Đen cầu an dịp đầu năm.

Việc người dân Nam bộ ngủ lại dưới chân núi thiêng Bà Đen và xếp hàng dài để đi cáp treo lên đỉnh núi không phải là điều quá ngạc nhiên trong đời sống tín ngưỡng của người Việt. Với rất nhiều người, một nắm đất hay một chút nước từ khe suối trên đỉnh núi đều ẩn chứa khí thiêng của huyệt đạo này. Nhiều người khi đến núi Bà Đen thường múc nước suối uống hoặc mang về vì rằng mang nước khe suối tại núi Bà Đen về nhà chính là mang về tài lộc, may mắn và sức khoẻ.

Chị Phạm Thị Ngọc (Long An) cho biết chia sẻ: "Núi Bà Đen là một ngọn núi thiêng, gia đình chúng tôi năm nào cũng đến đây ít nhất một lần. Tết năm nào gia đình tôi cũng đến núi Bà Đen, hạ trại và ngủ lại ít nhất một đêm, vừa cảm nhận không khí chơi xuân thâu đêm tại đây, vừa cảm nhận "sự che chở, bao bọc bởi Linh Sơn Thánh Mẫu".

"Gia đình tôi không ngại quá đông đúc hay tình trạng tắc đường khi gần đến núi Bà, bởi có thiêng thì nơi đây mới đông người tới đến vậy. Chúng tôi tin Bà sẽ chứng giám cho hành trình vất vả của mình và sẽ phù hộ độ trì cho một năm mới mưa thuận gió hoà, phát tài phát lộc", chị Ngọc tâm sự.

Đại diện Ban quản lý Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen cho biết thêm việc ngủ lại ở chân núi không phải do thiếu phòng hay khó tìm chỗ nghỉ, mà nhiều người xem đây là một trải nghiệm đáng nhớ, một nét văn hóa của lễ hội núi Bà Đen. Trước lượng khách đổ về đông nghịt, việc đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng giao thông được triển khai chặt chẽ. Ban quản lý Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen phối hợp cùng lực lượng công an, bảo vệ để tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn cho du khách.

"Chúng tôi đã bố trí lực lượng ở các cổng vào, khu vực bãi xe, lối dẫn lên núi để hỗ trợ du khách. Trong những ngày qua, chưa ghi nhận tình trạng mất cắp hay sự cố đáng tiếc nào. Bên cạnh đó liên tục nhắc nhở du khách giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi. Tại các tuyến đường dẫn vào khu du lịch, ngành công an cũng huy động lực lượng lớn để hướng dẫn người dân, phân luồng giao thông, tránh tình trạng ùn tắc", ại diện Ban quản lý Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen chia sẻ.

Những huyền tích trên núi Bà Đen

Giải mã lý do núi Bà Đen hút hành hương nhất phía Nam
Núi Bà Đen không chỉ bởi đây là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam, với nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mà còn bởi nhiều huyền thoại kỳ bí, được người dân lưu truyền bao đời nay.

Trong Gia Định thành thông chí - một sử liệu quan trọng về Nam Bộ thời nhà Nguyễn do Trịnh Hoài Đức viết vào đầu thế kỷ XIX, núi Bà Đen được mô tả như sau: “Giữa đất đồng bằng nổi lên ngọn núi Bà Đinh (Bà Đen), ngày đẹp trời, từ Sài Gòn có thể thấy ngọn núi này mờ mờ hiện ra trong mây. Tương truyền đây là ngọn núi thiêng, có chuông vàng ẩn hiện trong hồ, đêm trăng, có thuyền rồng bơi lượn múa hát du dương…”.

Theo đó, núi Bà Đen được xem là ngọn núi thiêng, ngọn núi chính trấn thành Gia Định (tức Sài Gòn xưa), giống như núi Tản Viên ở Thăng Long hay núi Ngự Bình ở Cố đô Huế. Vì vậy, đa phần người xưa đều cho rằng, đặt chân đến ngọn núi thiêng Bà Đen là việc nên làm mỗi năm để cầu bình an và may mắn.

Núi Bà Đen có một sức hấp dẫn con người kỳ lạ đến như thế, không chỉ bởi đây là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam, với nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mà còn bởi nhiều huyền thoại kỳ bí, được người dân lưu truyền bao đời nay.

Theo truyền thuyết, thuở xa xưa, núi Bà Đen vốn có tên là núi Một. Sự tích núi mang tên gọi Bà Đen được truyền tụng vào thế kỷ XVIII về người con gái tên Lý Thị Thiên Hương đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn lạc, người yêu phải lên đường tòng quân giữ nước, nàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo.

Một ngày trên đường lên núi viếng chùa, nàng bị bọn cường sơn thảo khấu chặn đường uy hiếp, Thiên Hương chống trả rất quyết liệt, nhưng vì thân gái thế cô, nàng đành lao mình xuống vực sâu quyên sinh để giữ tấm lòng chung thủy với người yêu. Đêm ấy, Thiên Hương về báo mộng cho nhà sư trụ trì ngôi chùa trên núi biết để đưa thi thể cô về an táng, sau đó được nhân dân quanh vùng lập điện thờ trên núi. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, tưởng nhớ đến chuyện lên núi được Thiên Hương mách bảo nơi ẩn náu và thoát nạn đã sắc phong cho Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu, tạc tượng Bà bằng đồng đen để nhân dân chiêm bái, phụng thờ. Từ đó, núi Một có tên gọi là núi Bà Đen.

Giải mã lý do núi Bà Đen hút hành hương nhất phía Nam
Có thể thấy sau nhiều thế kỷ, núi Bà Đen không chỉ còn là một huyệt đạo thiêng nhất vùng miền Nam mà còn trở thành biểu tượng cho tín ngưỡng.

Bên cạnh huyền tích về Linh Sơn Thánh Mẫu, tại quần tâm linh trên núi Bà Đen còn có rất nhiều miếu, động, chùa linh thiêng như Động Ba Cô, Miếu Sơn Thần, chùa Hang, động Kim Quang… Một trong những nơi rất linh thiêng trên núi Bà mà ít người biết đến là Động Ba Cô (nằm cao nhất tại khu vực chùa Bà). Theo sự tích, vào đầu thế kỷ 20, có ba chị em thiếu nữ đồng trinh sinh sống ở miền Tây lên núi Bà Đen tu hành từ thời núi Bà còn là nơi rừng thiêng nước độc.

Hàng ngày, ba cô thường xuống núi giúp dân nghèo chữa bệnh, tối lại lên núi ngồi tụng kinh gõ mõ. Người dân lên núi thường thấy ba cô thiền định ngủ ngồi suốt hàng chục năm trời. Tương truyền, nhờ hấp thu linh khí của núi Bà Đen cùng thân tâm đã vứt bỏ mọi tham sân si và thất tình lục dục, ba cô đã tỏ tường ngày giờ vãn sanh của mình. Sau khi ba cô lần lượt qua đời, người dân đã lập miếu thờ ngay tại hang động nơi ba cô tu hành. Ngày nay, động Ba Cô là một hang động huyền ảo, đặc biệt cửa hang vào động mỗi ngày càng hẹp dần khi gốc cây sung ở cửa hang ngày càng lớn hơn. Với nhiều người, đến động Ba Cô để cầu tình duyên và cầu sức khoẻ sẽ rất linh nghiệm.

Không chỉ ẩn chứa những huyền tích linh thiêng, trên đỉnh núi Bà Đen ngày nay còn có một quần thể tâm linh kỳ vĩ kết nối mạch nguồn linh khí với chùa Bà ở lưng chừng núi. Tượng Phật bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng trên đỉnh núi cao nhất Châu Á đến nay được xem là biểu tượng linh thiêng của núi Bà Đen.

Tay trái tượng Phật cầm bình cam lộ đang dốc xuống, tượng trưng cho ban phát phước lành, cứu rỗi chúng sinh khỏi khổ đau. Tay phải Phật Bà nâng lên bắt quyết Giáo hóa ấn Karana Mudr, mang ý nghĩa lìa xa ác nghiệp. Hoa văn, họa tiết của đài sen được phỏng theo cánh sen kép trong tượng Phật thời Lê, với tạo hình đám mây và ba giọt nước, tượng trưng cho lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa.

Có thể thấy sau nhiều thế kỷ, núi Bà Đen không chỉ còn là một huyệt đạo thiêng nhất vùng miền Nam mà còn trở thành biểu tượng cho tín ngưỡng và niềm tin vào những điều thiêng liêng khó lý giải của người dân Nam bộ. Ngày nay, người dân thập phương không chỉ hành hương đến núi Bà vào dịp đầu xuân năm mới, mà suốt quanh năm đều tìm đến núi Bà Đen như một cách để tìm về an yên, với một niềm tin mãnh liệt và niềm hạnh phúc đích thực từ trong tâm.

“Điểm sáng” của du lịch Tây Ninh trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025 là sự tăng trưởng ấn tượng về lượng khách và doanh thu. Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh này, trong tháng 1/2025, Tây Ninh đã đón gần 1 triệu khách du lịch, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024. Doanh thu du lịch trong tháng 1 đạt 473 tỷ đồng, tăng 205% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, từ ngày 25-30/1/2025 (tức từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 2 Tết), các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón ước tính 276.600 lượt khách, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ khách du lịch trong khoảng thời gian này ước đạt 225,7 tỷ đồng, tăng gần 26,8% so với năm trước. Riêng ngày 1/2 (mùng 4 Tết), lễ khai mạc Hội xuân núi Bà Đen xuân Ất Tỵ 2025 đã thu hút khoảng 145.000 người đi cáp treo lên đỉnh núi.

Bùng nổ du lịch Tết tại Đà Nẵng, doanh thu đạt nghìn tỷ trong 3 ngày Tết Bùng nổ du lịch Tết tại Đà Nẵng, doanh thu đạt nghìn tỷ trong 3 ngày Tết
8 tỉnh thành đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng dịp Tết 8 tỉnh thành đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng dịp Tết
Ấn tượng với du lịch Thanh Hóa đầu năm Ất Tỵ 2025 Ấn tượng với du lịch Thanh Hóa đầu năm Ất Tỵ 2025
Khai hội chùa Hương năm 2025: “Điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt” Khai hội chùa Hương năm 2025: “Điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 9,5% Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 9,5%
Khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang Khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang
Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phở chua Lạng Sơn - Món ăn không nước dùng độc đáo

Phở chua Lạng Sơn - Món ăn không nước dùng độc đáo

Phở chua Lạng Sơn là một món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất Lạng Sơn, Việt Nam. Món ăn này có hương vị độc đáo, khác biệt hoàn toàn so với các loại phở truyền thống.
Bún đũa Nam Định - sợi bún "khổng lồ" làm nên hương vị đặc sản

Bún đũa Nam Định - sợi bún "khổng lồ" làm nên hương vị đặc sản

Bún đũa Nam Định là món ăn đặc sản nổi tiếng với sợi bún to như chiếc đũa, mềm nhưng vẫn giữ độ dai đặc trưng. Món ăn này không chỉ được dân địa phương yêu thích mà còn khiến du khách nhớ mãi.
Giới trẻ tìm đến ngôi chùa cầu duyên linh ứng bậc nhất Hà Nội trước ngày Valentine

Giới trẻ tìm đến ngôi chùa cầu duyên linh ứng bậc nhất Hà Nội trước ngày Valentine

Không chỉ là địa điểm tâm linh để người dân đến cầu bình an, sức khỏe, chùa Hà còn được nhiều bạn trẻ tìm đến để cầu duyên. Vài ngày trước Lễ Tình nhân (Valentine) , nhiều bạn trẻ tới chùa Hà cầu tình duyên với mong muốn "khi đi lẻ bóng khi về có đôi".
Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 có gì nổi bật?

Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 có gì nổi bật?

Tối 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và Đền thờ các vua Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, UBND tỉnh Thái Bình trang trọng tổ chức lễ khai mạc Lễ hội đền Trần 2025.
Khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang

Khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang

Sáng ngày 9/2, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang và khai hội xuân Tây Yên Tử năm 2025 với chủ đề “Linh thiêng Tây Yên Tử”.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh: Hương vị ngọt ngào của miền quê

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh: Hương vị ngọt ngào của miền quê

Kẹo cu đơ là một đặc sản nổi tiếng của Hà Tĩnh với lớp bánh tráng giòn tan, nhân kẹo dẻo quánh hòa quyện giữa mật mía, mạch nha, đậu phộng rang và chút cay nhẹ của gừng.
Khám phá lễ hội Yên Tử: Nơi giao thoa giữa tâm linh và văn hóa

Khám phá lễ hội Yên Tử: Nơi giao thoa giữa tâm linh và văn hóa

Lễ hội Yên Tử Quảng Ninh là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc Việt Nam, thu hút hàng vạn du khách mỗi dịp Tết đến xuân về đến tham dự, cầu mong một năm mới bình an.
Lễ hội đền Cổ Loa: Hành trình về nguồn cội văn hóa Việt

Lễ hội đền Cổ Loa: Hành trình về nguồn cội văn hóa Việt

Lễ hội đền Cổ Loa là lễ hội được tổ chức tại đền Thượng – nơi thờ vua Thục Phán An Dương Vương, người đã thành lập nên nhà nước Âu Lạc ở nước ta.
Lễ hội Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ hội Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ hội Khai ấn đền Trần mang ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần
Món canh “xả xui” vừa đẹp vừa ngon chỉ có ở Hà Nội

Món canh “xả xui” vừa đẹp vừa ngon chỉ có ở Hà Nội

Theo quan niệm ăn mực cuối tháng ‘xả xui’, người dân Bát Tràng cho rằng món canh măng mực trong mâm cỗ sẽ giúp năm mới thêm may mắn. Vậy cách làm món ăn như thế nào?
Ấn tượng với du lịch Thanh Hóa đầu năm Ất Tỵ 2025

Ấn tượng với du lịch Thanh Hóa đầu năm Ất Tỵ 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có báo cáo về lượng khách du lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25/1 đến 2/2. Theo đó, doanh thu du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 675.000 lượt, tăng 9,7%, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 570 tỷ đồng, tăng 12,6%.
Ngôi chùa nổi tiếng với câu truyền miệng “Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”

Ngôi chùa nổi tiếng với câu truyền miệng “Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”

Chùa Hà (Hà Nội) nổi tiếng với câu truyền miệng “Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”, đã phần nào nói lên niềm tin rằng đây là nơi linh thiêng giúp cầu duyên.
8 tỉnh thành đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng dịp Tết

8 tỉnh thành đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng dịp Tết

Trong dịp Tết vừa qua, du lịch cả nước ước đón 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 8 tỉnh thành đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng.
Bùng nổ du lịch Tết tại Đà Nẵng, doanh thu đạt nghìn tỷ trong 3 ngày Tết

Bùng nổ du lịch Tết tại Đà Nẵng, doanh thu đạt nghìn tỷ trong 3 ngày Tết

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt hơn 469.000 lượt, tăng 16,7% so với kỳ nghỉ năm 2024. Tổng thu du lịch ước đạt 1.887 tỉ đồng, tăng 19,4% so với kỳ nghỉ năm 2024.
Du lịch Tết 2025 tại TP.HCM, doanh thu cao hơn năm ngoái cả nghìn tỷ đồng

Du lịch Tết 2025 tại TP.HCM, doanh thu cao hơn năm ngoái cả nghìn tỷ đồng

TP.HCM tiếp tục khẳng định sức hút của điểm đến du lịch hàng đầu khi lượng khách đổ về trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng mạnh. Ước tính, doanh thu đạt khoảng 7.690 tỷ đồng, tăng 1.140 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Bún kèn - đặc sản nổi tiếng không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc

Bún kèn - đặc sản nổi tiếng không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc

Bún kèn Phú Quốc là món ăn đặc sắc với nước lèo từ cá nhồng tươi, nước cốt dừa, vị cay nhẹ của ớt và rau thơm, tạo nên trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bún cá sứa Nha Trang - món ăn đậm vị biển

Bún cá sứa Nha Trang - món ăn đậm vị biển

Tết này, khi đến Nha Trang, du khách nhất định phải thử món bún cá sứa, một đặc sản nổi tiếng của thành phố, kết hợp hoàn hảo giữa cá và sứa.
Phiên chợ lọt top “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”

Phiên chợ lọt top “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”

Chợ Gò ở huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) chỉ họp duy nhất vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch, việc bán mua ở đây không đặt nặng lãi - lỗ mà chỉ là dịp để người dân trao đổi tài lộc, may mắn.
Hàng nghìn khách quốc tế xông đất Quảng Ninh, Đà Nẵng

Hàng nghìn khách quốc tế xông đất Quảng Ninh, Đà Nẵng

Hơn 800 du khách Mỹ đến Đà Nẵng, gần 500 du khách quốc tế từ các quốc gia châu Âu, châu Mỹ cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long sáng mùng 1 Tết, mở ra triển vọng mới cho ngành du lịch trong năm 2025.
Những điều thú vị về Tết của người H'Mông

Những điều thú vị về Tết của người H'Mông

Người H’Mông là một trong bảy dân tộc thiểu số lớn tại Việt Nam. Với khoảng 1,4 triệu người, họ đã gắn bó với vùng cao các tỉnh phía Bắc từ lâu đời, tạo nên một cộng đồng văn hóa đặc sắc.
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa 2025 tại Hà Nội

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa 2025 tại Hà Nội

Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, vào đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025, tất cả 30 quận, huyện trên địa bàn Thủ đô đều tổ chức bắn pháo hoa.
Đà Lạt sẽ tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn thu hút du khách Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đà Lạt sẽ tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn thu hút du khách Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động văn hoá, văn nghệ hấp dẫn.
Thú vị Tết Nguyên đán “độc nhất vô nhị” của người Jrai

Thú vị Tết Nguyên đán “độc nhất vô nhị” của người Jrai

Tết Nguyên đán với người Jrai không phải vào đầu năm, cũng không có đêm giao thừa cố định, mỗi làng, mỗi nhà lại chọn một ngày riêng để tổ chức. Dù vậy, đây luôn là thời điểm người dân nghỉ ngơi, chia sẻ mâm cỗ và cầu chúc cho một năm mới no đủ, an lành.
Hà Nam sẽ bắn pháo hoa tại trục đại lộ lễ hội lớn nhất miền Bắc

Hà Nam sẽ bắn pháo hoa tại trục đại lộ lễ hội lớn nhất miền Bắc

Trục đại lộ lễ hội và sân khấu nhạc nước tại dự án Sun Urban City Hà Nam đang “chạy nước rút” đến những bước hoàn thiện cuối cùng, sẵn sàng trở thành điểm bắn pháo hoa chào năm mới của người dân Hà Nam dịp Tết Ất Tỵ năm nay.
Màn đọ sắc của "bé Na" trong cuộc đua linh vật rắn 2025

Màn đọ sắc của "bé Na" trong cuộc đua linh vật rắn 2025

Đến thời điểm này, “cuộc đua” linh vật rắn đang diễn ra rất sôi nổi và thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài độc đáo, “bé Na” còn khiến dân mạng phải trầm trồ với những nét tạo hình hài hước và dễ thương.
Tết xưa làng cổ tại Xứ Thanh

Tết xưa làng cổ tại Xứ Thanh

Từ ngày 18/1 đến 2/2/2025 (tức từ ngày 19 tháng Chạp đến hết ngày 5 tháng Giêng), chương trình "Tết xưa làng cổ" đã diễn ra tại làng cổ Đông Sơn (Thanh Hóa).
5 địa chỉ mua bánh chưng ăn Tết ngon "nức nở" ở Hà Nội

5 địa chỉ mua bánh chưng ăn Tết ngon "nức nở" ở Hà Nội

Bánh chưng là một trong những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán. Ở Hà Nội, có rất nhiều cửa hàng bán bánh chưng ngon được người dân địa phương và du khách yêu thích.
Công viên nước Sun World đẳng cấp, mở cửa 24/7 sẽ đổ bộ Hà Nam mùa hè năm nay

Công viên nước Sun World đẳng cấp, mở cửa 24/7 sẽ đổ bộ Hà Nam mùa hè năm nay

Dự kiến khai trương đúng dịp Lễ 30/4 năm nay, công viên nước Sun World tại đô thị Sun Urban City, Phủ Lý, Hà Nam sẽ là công viên đầu tiên của Sun Group mở cửa 24/7, được kỳ vọng trở thành tọa độ giải trí “đỉnh nóc” mới của miền Bắc.
Đặc sản dịp Tết Nguyên đán được "săn lùng" vì hương vị đặc biệt

Đặc sản dịp Tết Nguyên đán được "săn lùng" vì hương vị đặc biệt

Đến Bình Định, ngoài bánh hỏi Diêu Trì, nem chợ Huyện, bánh ít lá gai, gié bò Tây Sơn,... du khách còn có cơ hội được thưởng thức một đặc sản vô cùng độc đáo, đó là Tré.
2 điểm đến khách Tây mê tít, chọn để “ăn Tết” Ất Tỵ, người Việt cũng không nên bỏ lỡ

2 điểm đến khách Tây mê tít, chọn để “ăn Tết” Ất Tỵ, người Việt cũng không nên bỏ lỡ

Đà Nẵng, Phú Quốc dẫn đầu top điểm đến được ưa chuộng dịp Tết Ất Tỵ 2025 với nhiều trải nghiệm đặc sắc thuyết phục du khách chọn “ăn tết” xa nhà hoặc tận hưởng năm mới theo cách riêng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động