Phiên chợ lọt top “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”

Chợ Gò ở huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) chỉ họp duy nhất vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch, việc bán mua ở đây không đặt nặng lãi - lỗ mà chỉ là dịp để người dân trao đổi tài lộc, may mắn.
Độc đáo phiên chợ một năm chỉ họp một lần tại Thanh Hóa Độc đáo phiên chợ chuẩn "quê" giữa lòng Hà Nội Chợ hoa Hàng Lược, nét đẹp của phiên chợ lâu đời nhất Hà Nội

Phiên chợ độc "nhất vô nhị"

Phiên chợ lọt top “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”
Đã thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Bình Định, đúng ngày mùng 1 Tết, người dân nô nức đi chợ Gò ở huyện Tuy Phước du xuân và mua lộc cầu may mắn.

“Đầu xuân hội chợ tưng bừng Tết/ Đủ sắc màu chen lấn bao người/ Người bán, người mua, người xem hội/ Ngập tràn xuân mới tiếng cười tươi.” Đây là những câu thơ thể hiện niềm tự hào và ca ngợi chợ Gò của ông bà tổ tiên (thuộc thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định).

Chợ Gò tọa lạc trên một gò đất dưới chân núi Trường Úc, bên dòng sông Hà Thanh chảy ra đầm Thị Nại. Mặc dù được gọi là chợ, nơi đây thực chất chỉ là một khoảng đất trống rộng rãi, không có lều quán hay gian hàng cố định. Đã thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Bình Định, đúng ngày mùng 1 Tết, người dân nô nức đi chợ Gò ở huyện Tuy Phước du xuân và mua lộc cầu may mắn.

Theo truyền thuyết, chợ Gò ra đời từ thời anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa. Khu vực này từng là thao trường quân sự, nơi bộ binh đóng tại núi Trường Úc và thủy binh từ đầm Thị Nại tập kết. Để xua tan nỗi nhớ nhà vào dịp Tết, các tướng lĩnh Tây Sơn đã tổ chức các cuộc vui ngay trên thao trường vào mồng 1.

Người xưa kể lại rằng, khi đó, binh lính cùng người thân được vui chơi đến lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đêm về, lính trở lại nhiệm vụ canh gác, còn người nhà thì ra về. Cứ thế, mỗi năm, vào ngày đầu xuân, người thân binh lính lại tụ hội nơi đây, mang theo các sản vật cây nhà lá vườn để trao đổi. Theo thời gian, thói quen này trở thành một tập tục. Sau khi nhà Tây Sơn tan rã, nơi đây vẫn được người dân duy trì thành hội chợ xuân truyền thống hàng năm.

Đến thời Pháp thuộc, do chính quyền hạn chế tụ tập đông người, có lúc phiên chợ phải họp vào buổi tối. Dù gặp mưa lớn hay lụt lội, người dân vẫn kiên trì đội mưa đến chợ, đứng bán giữa nước ngập. Chính nhờ ý thức giữ gìn bản sắc mộc mạc của một phiên chợ quê mà chợ Gò đã tồn tại qua hàng trăm năm. Đó không chỉ là sự tri ân đối với các tướng lĩnh Tây Sơn mà còn thể hiện khát vọng về niềm vui và may mắn trong năm mới.

Đi chợ "cầu may, lấy lộc đầu năm

Phiên chợ lọt top “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”
Mọi người đến đây không chỉ để buôn bán mà còn để “mua” lộc đầu năm.

Khác hẳn với những chợ thông thường, chợ Gò mang dáng dấp của một lễ hội đón xuân. Theo người dân địa phương, bao đời nay họ luôn tâm niệm chợ Gò là dịp để đón lộc, cầu duyên ngày đầu năm mới. Người mua, người bán với tâm niệm chúc phúc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với mọi gia đình nên không có chuyện thách nhau khi mua bán.

Ngay sau khi tiếng pháo giao thừa dứt, không chỉ người dân ở Tuy Phước, cư dân ở các vùng lân cận cũng đem sản vật "cây nhà lá vườn" như: rau, củ, trái cây, buồng cau, xấp trầu, bó rau muống, thịt lợn, tôm, cá… đến chợ Gò bán lấy hên đầu năm. Mặt hàng không thể thiếu ở chợ Gò là trầu, cau và muối. Người bán bày hàng theo thứ tự, không chen lấn hay tranh giành. Mọi người đến đây không chỉ để buôn bán mà còn để “mua” lộc đầu năm.

Theo phong tục, khách hàng thường mua 12 lá trầu tượng trưng cho 12 tháng trong năm, 2 trái cau đỏ mọng, ít vôi Trường Úc và một chùm trái sung – biểu tượng cho sự sung túc, giàu có. Miếng trầu cau mang về thường được đặt trên bàn thờ tổ tiên hoặc dùng để bói cầu may. Nhiều người còn mang trầu cau lên núi Trường Úc viếng mộ. Dù chỉ là những món hàng đơn giản, vài ngàn đồng một gói, nhưng thiếu chúng, người ta cảm thấy như thiếu lộc đầu năm.

Muối cũng là mặt hàng được ưa chuộng, bởi câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” đã ăn sâu vào tâm thức người dân. Đặc biệt, không ai trả giá tại phiên chợ này. Việc mua bán mang ý nghĩa trao lộc, chúc phúc an khang, thịnh vượng cho cả năm.

Một điều thú vị là nhiều đôi trai gái trẻ tuổi thường đến chợ Gò để cùng mua cau, trầu và vôi như một cách cầu duyên. Nhiều cặp đã nên duyên vợ chồng từ phiên chợ đặc biệt này. Ngoài việc mua lộc, người dân còn tham gia vào các trò chơi dân gian như hát bội, hát bài chòi, đi cà kheo, múa võ, đánh cờ người… Điều đặc biệt là tục viết câu đối đỏ tại chợ Gò vẫn được duy trì. Những ông đồ già, khăn xếp áo the, ngồi viết câu đối trên giấy đỏ, tạo nên hình ảnh đậm chất truyền thống ngày Tết.

Chợ Gò là hội chợ xuân lớn nhất tỉnh Bình Định, được duy trì suốt hàng trăm năm như một nét văn hóa cộng đồng đặc sắc. Với giá trị lịch sử và ý nghĩa văn hóa sâu sắc, chính quyền địa phương đang thu thập thêm tư liệu lịch sử để đề nghị công nhận chợ Gò là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dù chỉ họp một ngày trong năm, chợ Gò mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vượt qua hàng ngàn phiên chợ khác để lọt vào top “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam” do Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xếp hạng.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội
Mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025 nên mặc màu gì để may suốt quanh năm? Mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025 nên mặc màu gì để may suốt quanh năm?
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
CHÀO ẤT TỴ 2025: NĂM CỦA TRÍ TUỆ VÀ ĐỔI MỚI! CHÀO ẤT TỴ 2025: NĂM CỦA TRÍ TUỆ VÀ ĐỔI MỚI!
Những điều cần chú ý khi lì xì cho trẻ em trong dịp Tết Những điều cần chú ý khi lì xì cho trẻ em trong dịp Tết
Giá cà phê tăng mạnh ngay trong ngày mùng 1 Tết Giá cà phê tăng mạnh ngay trong ngày mùng 1 Tết
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới
Rau cải cúc vừa giúp Rau cải cúc vừa giúp "quét" mỡ thừa, vừa chống tăng huyết áp ngày Tết
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình xác định phát triển du lịch theo hướng xanh, văn hóa và bền vững, lấy giá trị di sản làm trục xuyên suốt trong chiến lược phát triển du lịch dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, con người và thiên thiên của địa phương.
Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Trong cái nắng đầu hạ, những cây ngô đồng đang độ trổ hoa đua nhau khoe sắc giữa chốn Kinh Thành Huế mang nét thanh cao, nhẹ nhàng không rực rỡ, nhưng hoa ngô đồng đủ sắc đẹp để quyến rũ tâm hồn các du khách đến với Kinh thành Huế.
Đến làng Nôm tìm về ký ức Việt xưa

Đến làng Nôm tìm về ký ức Việt xưa

Làng Nôm (Hưng Yên) là một trong những làng cổ Bắc Bộ đẹp nhất còn được bảo tồn nguyên vẹn. Điểm nhấn của làng là những công trình cổ kính, lễ hội truyền thống và cảnh sắc làng quê thơ mộng. Du khách có thể tìm về ký ức Việt xưa, tận hưởng sự yên ả sau những ngày sống bận rộn nơi phố thị.
Cá nướng sông Đà - một lần nếm thử là khó lòng quên

Cá nướng sông Đà - một lần nếm thử là khó lòng quên

Dòng sông Đà chảy qua Hòa Bình mang đến nguồn thủy sản phong phú, nhất là cá. Bởi thế nên người nơi đây có một món ngon nổi tiếng khác là cá nướng sông Đà.
Du khách ráo riết săn tour lễ 30/4: "Cơn sốt" du lịch mạnh mẽ

Du khách ráo riết săn tour lễ 30/4: "Cơn sốt" du lịch mạnh mẽ

Ngày hội Du lịch TP.HCM từ 3-6/4, vừa khép lại đã "châm ngòi" cho mùa du lịch hè, đặc biệt là dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và tour lễ 30/4. Du khách đổ xô "săn" tour ưu đãi, từ khám phá văn hóa lịch sử đến những chuyến đi nước ngoài xa xôi, mang về niềm vui "bội thu" cho các doanh nghiệp lữ hành.
Du lịch lập kỷ lục đón khách quốc tế: Cơ hội để bước vào vận hội mới

Du lịch lập kỷ lục đón khách quốc tế: Cơ hội để bước vào vận hội mới

Với chính sách visa thuận lợi và các chương trình xúc tiến hiệu quả, du lịch Việt Nam đang trải qua một mùa xuân rực rỡ, khi lượng khách quốc tế trong quý I/2025 đạt con số kỷ lục, mở ra triển vọng tươi sáng cho cả năm.
Du lịch cả nước dịp lễ giỗ Tổ nơi đông đúc, nơi ế khách

Du lịch cả nước dịp lễ giỗ Tổ nơi đông đúc, nơi ế khách

Trong 10 ngày diễn ra Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, tỉnh Phú Thọ đã đón khoảng 5,5 triệu lượt khách. Ngoài ra, nhiều điểm du lịch trên cả nước như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận... cũng đón lượng khách đông đúc dịp lễ giỗ Tổ.
Ninh Bình bảo tồn không gian linh thiêng Lễ hội Hoa Lư

Ninh Bình bảo tồn không gian linh thiêng Lễ hội Hoa Lư

Không chỉ là một lễ hội cổ truyền, hướng về cội nguồn dựng nước và giữ nước của dân tộc, Lễ hội Hoa Lư còn là một Di sản Văn hóa phi vật thể của quốc gia. Lễ hội không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức với nhiều đổi mới, sáng tạo, nội dung phong phú, đa dạng, ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ ở cả tầm quốc gia, khu vực và trên thế giới.
Phú Thọ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phú Thọ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Phú Thọ chú trọng các dòng sản phẩm đặc thù gồm du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng, cộng đồng, sinh thái, học đường. Nhiều tour tuyến du lịch đa dạng, từ tour trong ngày đến tour 5 ngày liên tỉnh đã được triển khai, kết nối các điểm đến tiêu biểu trên địa bàn.
Đặc sản Phú Thọ không thể bỏ qua khi đến Đền Hùng

Đặc sản Phú Thọ không thể bỏ qua khi đến Đền Hùng

Về Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, du khách có thể thưởng thức các món đặc sản như cơm lam, thịt chua, bánh tai…
Đến Bắc Giang thưởng thức bánh đúc Đồng Quan - món quà quê đậm đà

Đến Bắc Giang thưởng thức bánh đúc Đồng Quan - món quà quê đậm đà

Bánh đúc Đồng Quan là món ăn đặc sản nổi tiếng của Bắc Giang, với hương vị dân dã và cách chế biến tỉ mỉ từ nguyên liệu đơn giản.
Tái hiện nhiều lễ hội đặc sắc trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tái hiện nhiều lễ hội đặc sắc trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025 sẽ có sự tham gia của hơn 300 đồng bào thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, khoảng hơn 100 nghệ nhân, đồng bào các dân tộc của 16 nhóm đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Hội diều làng Bá Dương Nội sắp đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội diều làng Bá Dương Nội sắp đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 12/4 tới (tức 15 tháng 3 Âm lịch), huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hội diều làng Bá Dương Nội và Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội - nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà.
Vĩnh Phúc: Thị trấn Tam Đảo khởi sắc nhờ phát triển du lịch, dịch vụ

Vĩnh Phúc: Thị trấn Tam Đảo khởi sắc nhờ phát triển du lịch, dịch vụ

Nắm bắt được thị hiếu của du khách, người dân Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã có nhiều thay đổi trong cách phát triển du lịch, dịch vụ, thực hiện cải tạo, trang trí cảnh quan để dựng nên những khu tham quan, chụp ảnh, quán cà phê với tầm nhìn ấn tượng giữa rừng cây, đất trời.
Món xôi độc lạ chỉ có vào tháng hai âm lịch ở Ninh Bình

Món xôi độc lạ chỉ có vào tháng hai âm lịch ở Ninh Bình

Món xôi độc đáo chỉ có vào tháng hai âm lịch ở Ninh Bình chính là xôi trứng kiến. Đây là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất cố đô, đặc biệt là huyện Nho Quan.
Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Cà Mau

Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Cà Mau

Để phát triển du lịch, tỉnh Cà Mau cần phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc biệt là du lịch sinh thái, cộng đồng và văn hoá lịch sử; tạo điểm nhấn các làng nghề truyền thống, nơi du khách không chỉ tham quan mà còn có thể tham gia vào các hoạt động thực tế.
Đánh thức giá trị di sản, bứt phá trở thành điểm đến hàng đầu châu Á

Đánh thức giá trị di sản, bứt phá trở thành điểm đến hàng đầu châu Á

Để hiện thực hóa khát vọng trở thành điểm đến hàng đầu châu Á, Ninh Bình cần tiếp tục đầu tư chiều sâu vào sản phẩm đặc trưng, không ngừng nâng cấp tour “Mùa vàng Tam Cốc”, phát triển thêm các sản phẩm theo mùa khác như: Mùa sen, mùa lễ hội; khai thác các di sản văn hoá, di tích lịch sử…
"Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

"Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025 là cơ hội "vàng" để Phú Thọ lan tỏa bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, thu hút du khách nội địa và quốc tế.
Khám phá nét đẹp văn hóa Phú Thọ tại chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ”

Khám phá nét đẹp văn hóa Phú Thọ tại chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ”

Chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và hoạt động phát động hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch “Phú Thọ - đi để yêu” sẽ góp phần quảng bá xúc tiến sâu rộng hình ảnh du lịch Phú Thọ với những sản phẩm du lịch, dịch vụ phong phú.
Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận

Thăm làng gốm của người Chăm ở Ninh Thuận

Gốm Chăm là nét văn hóa độc đáo còn được gìn giữ đến ngày nay. Hiện nghề làm gốm Chăm còn lưu giữ tại 2 địa phương là Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuy vậy, nổi tiếng hơn cả vẫn là làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận).
Thanh Hoá kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hoá kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tối ngày 3/4, Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (03, 04/4/1965 - 03, 04/4/2025).
Quảng Ninh từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam

Quảng Ninh từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam

Nhờ những chiến lược phát triển toàn diện, Quảng Ninh đang từng bước nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam, không ngừng đổi mới để mang đến những trải nghiệm đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.
Chiêm ngưỡng bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Chiêm ngưỡng bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang lưu giữ 4 bảo vật Quốc gia gắn với thời đại Hùng Vương gồm: Tượng Mẫu Âu Cơ, Trống đồng Đền Hùng, Bộ khóa lưng bằng đồng và Sưu tập Nha Chương. Những bảo vật này là các di sản vô cùng quý hiếm trên đất nước Việt Nam.
Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Các loại hình di tích của Thái Bình phong phú, đa dạng, trải dài từ thời tiền sử đến các di tích cách mạng kháng chiến ở thời hiện đại là những di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử các danh nhân. Đó là những di sản văn hóa vô giá về người Thái Bình - đất Thái Bình.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động