Nho khô - Đồ ăn vặt dịp Tết vừa ngon vừa bổ Những chợ hoa Tết sầm uất nhất Hà Nội, tấp nập đông như trẩy hội Bất ngờ với những loại bánh chưng độc lạ ở Việt Nam |
Hoa đào
Không chỉ đơn thuần là loài hoa có giá trị thẩm mỹ cao, hoa đào còn là một loại thuốc độc đáo của y học. Hoa đào có thể trị được các bệnh liên quan đến hệ bài tiết, kiết lỵ kéo dài, các chứng cước khí, đau vùng tim, trị hói đầu, rụng tóc, giúp giảm cân, dùng cho phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, hồng hào, mịn màng và trị các vết nám đen ở mặt.
Theo y học cổ truyền, hoa đào có tính bình, vị đắng, đi vào 2 kinh can - vị, có công năng hoạt huyết, lợi thủy, thông tiện, chữa trị chứng thủy thũng, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện không lợi, kinh nguyệt không thông...
Một số bài thuốc chữa bệnh có hoa đào:
Chữa đại tiểu tiện bí kết: Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn.
Tẩy bỏ dần các vết thâm và nốt xám đen trên mặt, làm đẹp da: Hoa đào và hoa mai lượng bằng nhau (dùng hoa khô), pha (với nước sôi) cho ra nước, dùng nước này để rửa mặt. Đối với những người da mẫn cảm, có nhọt lâu khỏi, có thể dùng hoa đào và muối ăn cùng lượng, giã nát trộn đều hòa với giấm thoa lên mặt. Nếu trên mặt có nốt mụn ra nước vàng hoặc mủ đặc, có thể dùng bột hoa đào hoặc trà hoa đào để uống.
Cải thiện chứng liệt dương: Hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa rau hẹ, trầm hương (mỗi loại 30 g), đào nhân 24 g. Đem các vị trên ngâm trong 1 lít rượu, đậy kín, sau 1 tháng có thể đem ra dùng được. Trong quá trình ngâm nên lắc nhiều lần cho thật đều. Mỗi lần uống 20 ml, ngày uống 1-2 lần.
Tác dụng hoạt huyết, giảm đau: Hoa đào 100 g, rửa sạch ngâm với 1 lít rượu trắng, đậy nắp kín, sau một tuần lấy ra uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10 ml.
Làm hết các nếp nhăn trên mặt: Có thể dùng nước sắc hoa đào rửa mặt. Hoặc lấy hoa đào, nhân hạt bí đao (đông qua nhân) nghiền mịn, trộn với mật ong, buổi tối xoa lên mặt, sáng dậy rửa sạch bằng nước ấm.
Hoa mai
Cây hoa mai vàng có tác dụng giúp tiêu hoá tốt. Lá non của mai vàng có thể dùng làm rau xanh. Ở miền Nam, người ta phơi hay sấy khô vỏ cây mai vàng, rồi ngâm vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm thuốc bổ, lợi tiêu hoá. Vào những ngày tết, ăn nhiều thịt, mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, nếu làm một ly rượu đắng mai vàng khai vị, sẽ thấy ngon miệng hơn. Trong Đông y, rễ mai vàng có thể dùng làm thuốc xổ (tẩy) nhẹ sán lãi và làm thuốc chữa trị các hỗn loạn bạch huyết.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa mai:
Trị đau đầu, chóng mặt: Hoa mai 9 g sắc uống hoặc phối hợp hoa mai với hoa biển đậu và lá sen tươi lượng vừa đủ, sắc uống.
Hoa mai 15 g, hoa cúc trắng 15 g, hoa hồng 15 g, hãm uống thay trà.
Trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Hoa mai 3 g, thảo quyết minh 10 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Trị đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ: Hoa mai 5 g đem ninh với 100 g gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.
Trị viêm họng, viêm amidan cấp tính:
Hoa mai 6 g, huyền sâm 9 g, bản lam căn 9 g, sắc uống.
Hoa mai 15 g, kim ngân hoa 15 g, sinh thạch cao 15 g, huyền sâm 9 g, sắc uống.
Hoa mai 9 g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày.
Trị đau khớp do phong thấp: Hoa mai 9 g, thạch nam đằng 9 g, thố nhĩ phong 9 g, đem ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống 30 - 50ml.
Trị viêm kết mạc cấp tính: Hoa mai 6 g, cúc hoa (hoa cúc) 9 g. Sắc kỹ rồi hòa thêm một chút mật ong, uống.
Trị vết thương chảy máu: Hoa mai 10 g đem sao tồn tính rồi tán thành bột rắc vào vết thương.
Cây quất (tắc)
Theo quan niệm dân gian, cây quất trĩu quả tượng trưng cho sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên, thể hiện sự sum vầy nhiều thế hệ trong gia đình. Quả vàng chi chít biểu thị sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
Theo Đông y, quất vị cay ngọt, hơi chua, tính ấm, làm tan đờm, giảm ho, điều hòa khí, kiện tỳ. Ăn quất với lượng đường phèn hợp lý có thể chữa ho hen do phong hàn ở người già. Ăn quất ướp đường có tác dụng khai vị, điều hòa khí.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ quất:
Chữa ho, viêm họng, khàn tiếng: Dùng 500 g quả quất, 330 g đường phèn, ngâm vào lọ thủy tinh dùng để ngậm hoặc pha chế uống giải khát.
Chữa cảm mạo: Lá quất 30 g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.
An thần giảm ho: Quất hai quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100 g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.
Chữa hậu sản, phù nề, vàng da: Quả quất non 50 g, nghệ vàng 100 g, nghệ đen 100 g, hương phụ 100 g, cặn nước tiểu 5 g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.
Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10 g, lá thạch xương bồ 20 g đường phèn hấp cơm, uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 ml.
Chữa nôn ra máu: Hạt quất 20 g, bóc bỏ vỏ lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc lấy nước uống 2 lần 1 ngày. Cần chú ý tránh nhầm lẫn giữa hạt quất và hạt quýt (y học cổ truyền gọi là quất hạch).
“Đỏ mắt” tìm mua chuối ngự ở làng Đại Hoàng ngày cận Tết |
Món ăn chống ngán ngày Tết, bác sĩ khuyên không nên lạm dụng kẻo rước bệnh |
Những lưu ý khi lựa chọn giỏ quà Tết đóng sẵn |