Chỉ trong 2 ngày, giá mỗi cân vải tăng tới 15.000 đồng Vải thiều Thanh Hà lên kệ siêu thị tại Úc, giá gần 600.000 đồng/kg Người trồng vải lỗ, doanh nghiệp xuất khẩu không dám chốt đơn |
Sản lượng vải thiều giảm mạnh. |
Sản lượng vải thiều giảm mạnh
Vải thiều (Bắc Giang) năm nay mất mùa, sản lượng giảm mạnh khiến người trồng lỗ dù giá cao.
Ông Ngô Văn Hùng ở thôn Cầu Đền, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, gia đình trồng hơn 2 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với bình quân vườn vải xuất khẩu này cho thu khoảng gần 200 triệu đồng/năm thì năm nay cả khu vườn gần như mất trắng vì cây không ra hoa.
“Nhận thấy nhiều điều bất thường từ khoảng tháng 12 khi hoa vải mới bật lên thì gặp ngay cơn mưa rét dẫn tới chạm nhẹ vào hoa đã thấy rụng. Tiếp tục theo dõi chăm sóc cây vải thiều đều và được làm từng bước bón phân, khoanh cây như các năm trước để cứu vãn nhưng vẫn không thành công”- ông Hùng tâm sự.
Cũng theo ông Ngô Văn Hùng cho biết, từ đầu vụ đến nay, khá nhiều đối tác gọi điện đặt hàng từ lúc mới ra hoa nhưng gia đình cũng chỉ hứa hẹn tạm, không dám ký hợp đồng vì năm nay cả vườn gần mất trắng. Thậm chí gia đình ông Hùng còn không có vải để ăn vì cây vải không ra hoa.
"Đến thời điểm hiện tại, gia đình tôi đã ngừng chăm sóc cây vải để chờ vụ tới. Vải không ra quả nên chúng tôi chỉ thi thoảng phát quang cỏ trong vường và dừng toàn bộ hoạt động chăm sóc khác như tưới nước, bón phân, phun thuốc. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, gia đình phải tập trung chú trọng hơn vào công tác chăn nuôi gia súc và trồng thêm nhiều loại cây ngắn ngay để có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống”- ông Hùng chia sẻ.
Không chỉ các hộ trồng ở Bắc Giang, tại Hưng Yên, Hải Dương và các vùng Tây Nguyên cũng phải chịu cảnh mất mùa. Sản lượng giảm tới 50-60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Đồng Thị Thu Hương - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Minh Tiến (Hưng Yên), cho biết 400 ha vải lai của hợp tác xã năm nay giảm 50% sản lượng. Nếu năm ngoái hợp tác xã bán xô cả vườn với giá 15.000 đồng một kg vải lai, năm nay đang được các đơn vị phân phối trả 23.000-25.000 đồng.
"Ước tính doanh thu vụ năm nay của toàn hợp tác xã giảm 20-30% so với cùng kỳ do sản lượng giảm mạnh bất chấp giá tăng cao", bà Hương thông tin.
Thống kê của Sở Nông nghiệp Hưng Yên dự báo năm nay sản lượng đạt 13.000-14.000 tấn, giảm 30% so với năm ngoái.
Ở Bắc Giang, tỉnh có 30.000 ha vải, mỗi năm thu 200.000 tấn. Năm nay, Sở nông nghiệp Bắc Giang dự tính sản lượng giảm 50% còn 100.000 tấn, trong đó một nửa là vải sớm.
Tại Hải Dương sản lượng vải đạt khoảng 45.000 tấn, bằng 77% so năm trước.
Vải thiều xuất khẩu vào Nhật Bản phải xử lý xông hơi khử trùng
Vải thiều được bày bán trên kệ siêu thị Nhật Bản. |
Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), cho biết ngày 30/5, 2 chuyên gia kiểm dịch thực vật của Nhật Bản sẽ có mặt tại Việt Nam để giám sát các lô vải thiều xuất khẩu.
Chuyên gia của MAFF sẽ có mặt tại cơ sở đóng gói vải thiều xuất khẩu tại Bắc Giang và Hải Dương. Toàn bộ chi phí đi lại, ăn nghỉ, thù lao trong thời gian làm việc tại Việt Nam sẽ do các doanh nghiệp chi trả theo quy định của phía Nhật Bản.
Cũng theo yêu cầu của MAFF, vải thiều Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng methyl bromide tại các cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật và MAFF công nhận với liều lượng tối thiểu là 32 g/m³ trong 2 giờ, đảm bảo loại bỏ toàn bộ vi sinh vật, hóa chất (nếu có) tồn dư.
Trong thời gian xử lý, các chuyên gia kiểm dịch thực vật của Nhật Bản và Việt Nam sẽ giám sát và đóng dấu chứng nhận cho từng lô hàng.
Tháng 12/2019, Nhật Bản cho phép nhập khẩu vải tươi của Việt Nam, sau 5 năm Bộ NN-PTNT và MAFF thỏa thuận và thống nhất các điều kiện kiểm dịch, xử lý vải.