Hải Dương chủ động tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà Vì sao giá vải thiều Tây Nguyên cao chót vót? Ngày mai (14/5), vải thiều Thanh Hà 'bay' sang Australia |
Người dân xã Phúc Hòa chở vải ra điểm cân ở trung tâm xã bán cho thương nhân. Ảnh Mai Toan |
Vải chín sớm hiện nay là giống vải u hồng, bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6. Tại các điểm cân, giá vải đầu vụ năm nay rất cao, do phần lớn diện tích trồng vải ở Bắc Giang, Hải Dương... mất mùa, có vườn gần như mất trắng.
Trong ngày 17/5, giá vải dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Trước đó, trong ngày 15 – 16/5, giá vải cao nhất chỉ có 45.000 đồng/kg.
"Chỉ trong 1 - 2 ngày, giá mỗi cân vải tăng tới 15.000 đồng là diễn biến hiếm thấy, đến cuối vụ chưa biết giá còn cao đến mức nào", chị Nguyễn Thị Phượng, thương lái thu mua vải tại H.Lục Ngạn, nói.
Nhưng theo ông Trần Văn Ngoan, một tiểu thương ở xã Huyền Sơn (H.Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), giá vải 60.000 đồng/kg ở thời điểm này chưa phải là cao nhất.
Tại Hải Dương, ông Ngoan đang có hợp đồng thu mua vải trứng. Đây là giống vải quả to, vỏ đỏ rất đẹp mã, mỗi kg khoảng 13 - 15 quả. Giá mua tại vườn lên tới 70.000 đồng/kg.
Chủ một doanh nghiệp chuyên thu mua vải xuất khẩu ở Bắc Giang cho biết, giá vải năm nay sẽ còn tăng cao, do phía Trung Quốc cũng bị mất mùa vải. Hiện nay, thương nhân Trung Quốc bắt đầu sang kiểm tra vườn và tổ chức thu mua vải, việc này sẽ khiến thị trường sôi động hơn.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ quả vải lớn nhất thế giới, đồng thời là một nước xuất khẩu lớn mặt hàng nông sản này. Khoảng một nửa sản lượng vải của Trung Quốc được trồng ở tỉnh Quảng Đông thuộc phía Nam Trung Quốc. Mùa vải ở Quảng Đông năm nay rất kém do thời tiết ấm bất thường trong mùa đông và sau đó là mưa lớn trong mùa xuân. Sản lượng vải sụt giảm dẫn tới giá tăng mạnh.
Năm ngoái, Trung Quốc sản xuất được khoảng 3,1 triệu tấn vải, nhưng sản lượng năm nay có thể giảm một nửa còn 1,65 triệu tấn - theo giáo sư Chen Houbin thuộc Đại học Nông nghiệp miền Nam Trung Quốc, một người đã nghiên cứu về quả vải gần 3 thập kỷ.
Việc Trung Quốc mất mùa quả vải được dự báo sẽ ảnh hưởng tới thị trường loại quả này ở nhiều quốc gia khác. Năm 2022, Trung Quốc xuất khẩu 10.000 tấn vải sang nhiều thị trường bao gồm Mỹ và châu Âu. Hơn một nửa số vải xuất khẩu đó đến từ Quảng Đông.
Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 tại Lạng Sơn, cho biết mùa xuất khẩu vải tươi sang Trung Quốc đã bắt đầu tại Lạng Sơn nhưng mới đầu vụ nên số lượng xuất khẩu chưa nhiều, mỗi ngày chỉ có một vài xe.
Còn theo ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống, tiêu thụ vải nhiều nhất của địa phương này. Hiện nay, Bắc Giang có 223 mã vùng trồng vải thiều phục vụ xuất khẩu, với diện tích khoảng 17.198 ha. Trong đó, thị trường Trung Quốc có 130 mã vùng trồng, diện tích 16.217 ha. Bắc Giang có 39 cơ sở đóng gói quả vải tươi xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Trung Quốc.
"Dự báo sản lượng vải toàn tỉnh Bắc Giang năm nay đạt 100.000 tấn, trong đó tổng sản lượng vải thiều xuất khẩu khoảng 70.000 tấn, chủ yếu sẽ đưa sang thị trường Trung Quốc", ông Tấn nói.
Vải thiều Lục Ngạn nổi tiếng gần xa. |
Theo báo cáo của Sở Công Thương Bắc Giang, năm 2023, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều toàn tỉnh đạt trên 201.600 tấn. Trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu ước đạt gần 111.200 tấn, chiếm trên 55,1% so với tổng sản lượng tiêu thụ. Sản lượng tiêu thụ nội địa ước đạt 90.500 tấn, chiếm gần 44,9%.
Giá trị doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt trên 6.876 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Riêng doanh thu từ vải thiều ước đạt trên 4.658 tỷ đồng.
Thế nhưng năm nay vải thiều mất mùa. Ông Nguyễn Văn Thi, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, cho biết, diện tích cả vải thiều sớm, vải thiều chính vụ năm nay ra hoa khoảng 14.000-14.500ha trên tổng diện tích 29.000ha vải của Bắc Giang.
"Sản lượng vải năm nay ước tính sụt giảm 50% so với năm 2023, chỉ đạt trên dưới 100.000 tấn", ông Thi nói. Lý do là thời tiết không thuận lợi với sinh trưởng của cây.
Theo quy luật, sau khi được mùa 3-4 năm, sức khỏe cây trồng kém đi sẽ có một năm mất mùa. Vải thiều Bắc Giang liên tiếp được mùa từ năm 2020-2023, nên năm nay được dự báo sản lượng giảm. Cùng với đó, mùa đông năm ngoái có rét nhưng rét muộn, nhiệt độ trung bình lại cao hơn các năm khoảng 1,5 độ C. Với vải thiều, phải rét sớm thì cây mới phân hóa được mầm hoa, rét muộn đã qua giai đoạn đó nên cây không có hoa, chỉ có lá, ông Thi lý giải thêm.
Dù mất mùa nhưng năm nay, tỉnh Bắc Giang vẫn giữ nguyên kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải như mọi năm. Dự kiến cuối tháng 5 sẽ diễn ra các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ vải chín sớm ở huyện Tân Yên, đầu tháng 6 với vải thiều ở huyện Lục Ngạn.
6 loại quả ở Việt Nam bán rẻ như cho, ra nước ngoài đắt gấp chục lần |
Những loại quả là đặc sản tiến Vua của người Việt xưa |
Hải Dương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà |