Cây lá ngón dễ gây nhầm lẫn với các loại cây thuốc, rau rừng khác, chuyên gia đưa ra cảnh báo

Mới đây, một người phụ nữ 46 tuổi ở Hà Tĩnh sau khi uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn , song bệnh nhân đã không qua khỏi. Nguyên nhân được xác định do người này uống nhầm rễ cây lá ngón.

Cây lá ngón thường mọc ở đâu? Cách phân biệt lá ngón?

Cây lá ngón (ngón vàng, thuốc rút ruột), tên khoa học: Gelsemium elegans, thuộc họ mã tiền, thân cây dạng leo, là loại cây độc thường mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Tây, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang hoặc Măng Đen

Cây lá ngón có thân và phần cành không có lông. Trên phần thân hơi có khía dọc. Lá ngón có hình thuôn dài, mọc đối xứng, đầu nhọn, bóng nhẵn. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi tù, mép nguyên, bóng nhẫn, dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm.

Cây lá ngón dễ gây nhầm lẫn với các loại cây thuốc, rau rừng khác, chuyên gia đưa ra cảnh báo
Lá và hoa cây lá ngón đều rất độc.

Chúng thường mọc thành chùm ở đầu cành. Hoa lá ngón thường nở vào tháng 6, 8, 10 và có màu vàng với 5 cánh. Quả của lá ngón có màu nâu, thon dài, rộng khoảng 0,5 cm, không có lông bao quanh. Hạt lá ngón khá nhỏ, có màu nâu nhạt. Ở các cành non, lá sẽ có màu xanh lục nhưng khá nhạt. Đến giai đoạn già, lá sẽ chuyển dần sang màu xám nâu nhạt.

Thành phần độc tố trong cây lá ngón gồm các alkaloid indole: koumine, gelsemine, gelsemicine, sempervirine và các chất khác, có ở toàn bộ cây nhưng nhiều nhất là ở rễ và thậm chí mật hoa, ong ăn phải mật cũng có thể bị nhiễm độc.

Độc tố chính của lá ngón là các độc tố thần kinh (gây liệt các cơ, giật cơ giống co giật), độc với tim (gây loạn nhịp tim). Sau khi ăn uống cây lá ngón, độc tố hấp thu nhanh, tình trạng ngộ độc xuất hiện nhanh, chỉ khoảng 5 - 10 phút. Chất độc vào cơ thể gây liệt tất cả các cơ, nhìn đôi (nhìn một vật thành hai, do liệt cơ mắt), mờ mắt, nghẹo đầu mặt cổ, méo miệng, nói khó, liệt các cơ hô hấp biểu hiện khó thở, thở yếu, suy hô hấp, liệt chân, tay, loạn nhịp tim và nhanh chóng ngừng tim, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cụ thể trường hợp bệnh nhân T.T.T 46 tuổi (ngụ ở Hà Tĩnh) ngày nhập viên Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành các phác đồ điều trị tích cực, tuy nhiên bệnh nhân không qua khỏi.

Cây lá ngón dễ gây nhầm lẫn với các loại cây thuốc, rau rừng khác, chuyên gia đưa ra cảnh báo
Bệnh nhân ngộ độc lá ngón. (Ảnh: Bệnh viên cung cấp)

Khai thác tiền sử bệnh nhân, các bác sĩ cho biết, người phụ nữ ở huyện Vũ Quang, uống khoảng 500-600 ml nước thuốc sắc từ rễ cây phơi khô, để chữa đau dầu, mất ngủ. Những rễ cây này được đào trong rừng, thường được người dân nơi đây dùng làm thuốc sắc uống.

Sau uống 10 phút, bệnh nhân méo miệng, mệt lả, được đưa vào trạm xá sau đó chuyển bệnh viện huyện. Trong khoảng 15 phút di chuyển, ý thức bệnh nhân giảm dần, gọi hỏi không đáp ứng. Tại bệnh viện huyện, người phụ nữ được đặt ống nội khí quản, truyền dịch và chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cuối cùng là Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Dựa vào các biểu hiện bệnh, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc cây lá ngón, nên đã thu thập mẫu nước sắc rễ cây để làm xét nghiệm tại bệnh viện, đồng thời gửi mẫu tới Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Kết quả cho thấy mẫu nước sắc và cành rễ khô thái lát người nhà bệnh nhân cung cấp, đều tìm thấy chất độc nhóm koumine và gelsemine, đây đều là các độc tố trong cây lá ngón.

Cây lá ngón dễ gây nhầm lẫn với các loại cây thuốc, rau rừng khác

Trao đổi với phóng viên, TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Cây lá ngón và cây rễ cóc có hình dạng giống nhau, rất dễ nhầm lẫn. Việc đào một rễ cây từ đất trong rừng vốn đã nhiều cây cối mọc đan xen nhau thì hoàn toàn có thể lấy nhầm phải rễ của một cây khác. Trung tâm chống độc trước đây cũng đã từng gặp các trường hợp tương tự uống nhầm phải rễ cây lá ngón.

Cây lá ngón dễ gây nhầm lẫn với các loại cây thuốc, rau rừng khác, chuyên gia đưa ra cảnh báo
TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

“Rễ cây lá ngón chứa lượng độc tố cao nhất so với các bộ phận khác của cây. Ngay khi ăn vào miệng, chất độc sẽ gây đau, rát, buốt miệng, sau đó xuống dạ dày làm bỏng, co thắt dạ dày, bỏng đường tiêu hóa, gây nôn… Sau đó chất độc ngấm vào máu, đến thần kinh, thân não, tủy sống sẽ gây kích thích khiến bệnh nhân co giật, co thắt cơ trơn gây nôn và sau đó sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.” - TS.BS Nguyễn Tiến Dũng nói thêm.

TS.BS Nguyễn Tiến Dũng cũng thông tin thêm rằng: Ngộ độc cây lá ngón xảy ra trong thời gian rất nhanh. Nhiều trường hợp bệnh nhân không qua khỏi dù đã được đưa đến các cơ sở y tế. Trừ những trường hợp sử dụng một lượng rất nhỏ thì có thể qua khỏi nếu được cấp cứu kịp thời.

Trong y học cổ truyền, nhiều loại rễ, củ cây rừng có tác dụng chữa bệnh rất tốt khi được sử dụng bởi người có kiến thức chuyên môn và sử dụng đúng liều lượng, đúng cách.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã sử dụng tràn lan, không tìm hiểu rõ, từ trường hợp của bệnh nhân T.T.T, TS.BS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo: Người dân tuyệt đối không nên ăn, uống những loại cây mà không rõ về tên gọi và không biết có chứa độc tính hay không. Khi uống các loại rượu ngâm rễ, thân, lá cây không rõ nguồn gốc, không đúng cách, không đúng bệnh, nhiều khả năng người uống sẽ bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Và khi phát hiện người bị ngộ độc, người dân cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, không nên tự ý chữa bệnh bằng các loại cây thuốc không được kiểm chứng.

Quỳnh Đinh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhóm du khách Cao Bằng phải nhập viện sau bữa ăn tối tại nhà hàng ở TP Hạ Long

Nhóm du khách Cao Bằng phải nhập viện sau bữa ăn tối tại nhà hàng ở TP Hạ Long

Sau bữa ăn tối tại nhà hàng Thiên Hương 2 có địa chỉ ở phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, 6 người trong đoàn khách du lịch đến từ tỉnh Cao Bằng đã phải nhập viện Bãi Cháy cấp cứu trong tình trạng đau bụng, nôn,...
Loạt công ty dược bị Thanh tra Bộ Y tế xử phạt

Loạt công ty dược bị Thanh tra Bộ Y tế xử phạt

Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với một loạt doanh nghiệp do có nhiều vi phạm liên quan đến hành nghề dược.
Thực phẩm tốt cho người bị suy nhược cơ thể

Thực phẩm tốt cho người bị suy nhược cơ thể

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe để phục hồi nhanh chóng.
Đừng chủ quan khi thường xuyên bị đau nửa đầu

Đừng chủ quan khi thường xuyên bị đau nửa đầu

Đau nửa đầu phía trước là một tình trạng bệnh lý có thể xảy ra với tất cả mọi người. Đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý hệ thần kinh nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh không chỉ đơn giản là do mệt mỏi hay căng thẳng như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức ngành y, dược, dân số mới nhất

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức ngành y, dược, dân số mới nhất

Bộ Y tế ban hành Thông tư 11/2024/TT-BYT quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số với các nội dung như Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh Bác sĩ cao cấp (hạng I), Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I), Y tế công cộng cao cấp (hạng I), Dược sĩ cao cấp (hạng I).
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt hàng loạt cơ sở hành nghề dược

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt hàng loạt cơ sở hành nghề dược

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành một số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở hành nghề dược tư nhân và các cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm do không đáp ứng các quy định hành nghề.
Nghệ An nỗ lực kiểm soát ổ dịch bạch hầu

Nghệ An nỗ lực kiểm soát ổ dịch bạch hầu

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An, ổ dịch bạch hầu tại bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn hiện đã được kiểm soát.
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

Nước dừa từ lâu đã được biết đến như thức uống giải khát tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn băn khoăn liệu nước dừa có thực sự phù hợp với trẻ em hay không?
Ban Chỉ đạo 389 Gia Lai xử phạt 871 vụ số tiền gần 15 tỷ đồng

Ban Chỉ đạo 389 Gia Lai xử phạt 871 vụ số tiền gần 15 tỷ đồng

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế -Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai đã chủ trì hội nghị sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
92% dân số tỉnh Bến Tre tham gia bảo hiểm y tế

92% dân số tỉnh Bến Tre tham gia bảo hiểm y tế

Theo thống kê từ ngành y tế Bến Tre, số người tham gia bảo hiểm y tế tại tỉnh này là gần 1,2 triệu người, đạt 92,19% dân số toàn tỉnh, 100% người thuộc hộ cận nghèo đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2024.
Dưa hấu đại kỵ với thực phẩm nào?

Dưa hấu đại kỵ với thực phẩm nào?

Dưa hấu là hoa quả rất tốt cho sức khỏe của con người, tuy nhiên khi sử dụng dưa hấu cần lưu ý. Bởi khi chúng ta sử dụng những thực phẩm mà đại kỵ với dưa hấu sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh sởi, ho gà

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh sởi, ho gà

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố có diễn biến phức tạp. Do đó Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh và các địa phương cần tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà...
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không tự ý tiêm vaccine bạch hầu

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không tự ý tiêm vaccine bạch hầu

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, người dân không nên tự ý tiêm vaccine chứa thành phần bạch hầu khi chưa có khuyến cáo.
Vụ Nha khoa Việt Pháp cấy ghép implant trái phép: Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk vào cuộc

Vụ Nha khoa Việt Pháp cấy ghép implant trái phép: Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk vào cuộc

Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk sẽ phối hợp cùng Công an tỉnh này để làm rõ các vi phạm và hoạt động cấy ghép implant trái phép tại Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt Nha khoa Quốc tế Việt Pháp Dental (Nha khoa Việt Pháp- TP Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk).
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu

Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Những người tuyệt đối không nên ăn mít

Những người tuyệt đối không nên ăn mít

Mít là loại quả có lợi cho sức khỏe, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được loại quả này.
Rau luộc hay xào bổ dưỡng hơn?

Rau luộc hay xào bổ dưỡng hơn?

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn đưa ra lời khuyên chúng ta nên bổ sung nhiều rau hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày. Trong đó, cách chế biến rau cũng rất quan trọng để bảo toàn được các chất có trong rau.
Cách lựa chọn kem đánh răng phù hợp

Cách lựa chọn kem đánh răng phù hợp

Kem đánh răng là sản phẩm giúp vệ sinh răng hàng ngày cho con người, tuy nhiên lựa chọn kem đánh răng sao cho phù hợp không phải ai cũng biết ?
Nha khoa Quốc tế Việt Pháp Dental cấy ghép implant trái phép

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp Dental cấy ghép implant trái phép

Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt Nha khoa Quốc tế Việt Pháp Dental (thuộc Công Ty TNHH Bệnh viện Việt Pháp Dental- địa chỉ tại 278 Ngô Quyền, phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chưa được cấp phép cấy ghép implant nha khoa nhưng đơn vị này vẫn quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội và tổ chức cấy ghép implant nha khoa cho khách hàng.
Tác dụng không ngờ của hồng trà đến sức khỏe con người

Tác dụng không ngờ của hồng trà đến sức khỏe con người

Hồng trà một loại nước uống đang được rất nhiều người ưu chuộng, giàu chất chống oxy hóa và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch, đường ruột cũng như giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Có nên dùng nước tía tô thay nước lọc?

Có nên dùng nước tía tô thay nước lọc?

Lá tía tô là loại rau thơm phổ biến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc uống nước lá tía tô thay nước lọc có được không, tác dụng của nước lá tía tô là gì và ai không nên sử dụng được nhiều người quan tâm.
Những lưu ý khi chế biến món ăn cho gia đình

Những lưu ý khi chế biến món ăn cho gia đình

Việc chế biến các món ăn cho bản thân và gia đình là rất quan trọng, bởi nếu không cẩn thận trong việc nấu nướng bạn có thể sẽ vô tình biến căn bếp thành nơi tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cả nhà.
Nguyên nhân gây rụng tóc khi gội đầu?

Nguyên nhân gây rụng tóc khi gội đầu?

Khi gội đầu bạn thấy vô cùng lo lắng vì tóc bỗng nhiên rụng quá nhiều. Tuy nhiên, đây là tình trạng có thể khắc phục được nếu bạn tìm ra nguyên nhân chính xác.
Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua Hà Nội ghi nhận 118 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 34 ca so với tuần trước. Các địa phương đã tăng cường thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh.
Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu từ Bộ Y tế

Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu từ Bộ Y tế

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm B, thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn chưa có miễn dịch. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho người mắc. Người dân cần chủ động tìm hiểu về bệnh để có thể phòng chống bệnh hạch hầu hiệu quả.
Bệnh bạch hầu lây truyền thế nào?

Bệnh bạch hầu lây truyền thế nào?

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn gây ra. Bệnh dễ lây lan và thành dịch nếu không được tiêm chủng và tiêm mũi nhắc lại. Vậy bệnh bạch hầu lây truyền thế nào và làm thế nào để phòng tránh lây truyền bạch hầu?
Gợi ý thực đơn trái cây hàng tuần cho cơ thể khỏe mạnh

Gợi ý thực đơn trái cây hàng tuần cho cơ thể khỏe mạnh

Nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch với thực đơn trái cây bổ dưỡng cho 7 ngày trong tuần.
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu là một loại bệnh vừa mang tính chất cấp tính vừa mang tính chất cấp cứu vì ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực kỳ mạnh.
Tạo điều kiện cho bệnh viện tư khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế

Tạo điều kiện cho bệnh viện tư khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế

Bộ Y tế cho biết sẽ tạo điều kiện cho các bệnh viện tư nhân tham gia khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và giảm thiểu tình trạng lãng phí.
Sở Y tế TPHCM tuyên dương bác sĩ đã cấp cứu thành công một phụ nữ sốc phản vệ tại nhà thuốc trên đường 3 tháng 2

Sở Y tế TPHCM tuyên dương bác sĩ đã cấp cứu thành công một phụ nữ sốc phản vệ tại nhà thuốc trên đường 3 tháng 2

Sở Y tế trân trọng ghi nhận và giới thiệu rộng rãi đến đội ngũ các thầy thuốc một hình ảnh đẹp của “blouse trắng”, đó là BS Trần Thị Như Quỳnh, Điều dưỡng Nguyễn Thị Ngân Chi cùng các nhân viên của Nhà thuốc và cơ sở Tiêm chủng FPT Long Châu đã kịp thời cấp cứu và cứu sống một phụ nữ bị sốc phản vệ tại hiện trường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động