Cập nhật giá thép tại miền Bắc
Thương hiệu thép Hòa Phát ghi nhận giá bán không có thay đổi. Cụ thể, thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 18.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.040 đồng/kg.
Thép Việt Ý ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.990 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức giữ nguyên giá bán trong hơn 30 ngày vừa qua. Với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.880 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.180 đồng/kg.
Cập nhật giá sắt thép hôm nay 18/4/2022: Quay đầu giảm trên sàn Thượng Hải |
Thép VAS, không có biến động về giá bán. Với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.
Thép Việt Nhật tiếp tục chuỗi ngày bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.920 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 đạt mức 18.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.030 đồng/kg.
Cập nhật giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát hôm nay (18/4) không có điều chỉnh về giá. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Việt Đức duy trì kéo dài chuỗi ngày ổn định. Cụ thể, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.280 đồng/kg.
Thép VAS được ghi nhận giá cả tiếp tục ổn định. Hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.840 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 19.380 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.580 đồng/kg.
Cập nhật giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát tiếp tục duy trì mức giá cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Pomina tiếp tục giữ nguyên giá bán, với 2 dòng sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 19.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.630 đồng/kg.
Thép VAS chuỗi ngày ổn định giá bán tiếp tục được ghi nhận. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.990 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 19.130 đồng/kg.
Phó Thủ tướng yêu cầu bình ổn giá vật liệu xây dựng
Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng, bảo đảm đầy đủ thông tin của các vật liệu cho công trình xây dựng giao thông.
Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ, ngành, các cơ quan liên quan nghiên cứu các kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai.
Đồng thời, nghiên cứu ban hành, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách theo thẩm quyền về cơ chế chính sách quản lý giá nhiên, vật liệu xây dựng; kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Cập nhật giá thép giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 18/4, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 28 nhân dân tệ xuống mức 5.012 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).
Theo đó, World Steel dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 0,4% vào năm 2022, đạt 1.840,2 triệu tấn sau khi tăng 2,7% vào năm 2021.
Vào năm 2023, nhu cầu thép dự kiến sẽ tăng trưởng thêm 2,2% lên mức 1,881.4 triệu tấn.
Những dự báo này được đưa ra trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, và sự bất ổn có thể kéo dài trong tương lai.
Vào năm 2021, sự phục hồi sau cú sốc đại dịch trở nên mạnh mẽ hơn dự kiến ở nhiều khu vực, bất chấp các vấn đề về chuỗi cung ứng và làn sóng Covid mới vẫn tiếp diễn ở một vài nơi.
Tuy nhiên, sự giảm tốc mạnh hơn dự đoán ở Trung Quốc đã dẫn đến tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu thấp hơn trong năm 2021.
Đối với năm 2022 và 2023, triển vọng rất không chắc chắn. Kỳ vọng về sự phục hồi tiếp tục và ổn định sau đại dịch đã bị lung lay bởi cuộc chiến ở Ukraine và lạm phát gia tăng.
Mức độ tác động của cuộc xung đột này sẽ khác nhau giữa các khu vực, tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc tài chính và thương mại trực tiếp của từng nước với Nga và Ukraine.
Trong đó, các nước trong khối Liên minh châu Âu (EU) đã chịu tác động dường như ngay lập tức bởi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Ngành xây dựng Phần Lan đang gặp khó khăn chưa từng có do cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Theo Liên đoàn Công nghiệp Xây dựng Phần Lan, khoảng 1/4 lượng thép được sử dụng ở Phần Lan đến từ Nga, Ukraine và Belarus.
Không chỉ lĩnh vực xây dựng, tình trạng khan hiếm sản phẩm thép cũng ảnh hưởng đến ngành công nghệ và ô tô, những nhà tuyển dụng lớn nhất ở Phần Lan. Liên minh nhận xét các vấn đề do cuộc khủng hoảng ở Ukraine gây ra còn sâu sắc hơn cả đại dịch Covid-19.