Biến phụ phẩm nông nghiệp thành dược liệu quý, một nông dân thu hàng trăm triệu mỗi năm

Từ một số phụ phẩm nông nghiệp, chị Toàn đã tạo ra được loại dược liệu quý. Đó là sản phẩm Nấm linh chi đỏ Ganoarm. Sản phẩm được công nhận hạng 3 sao OCOP của tỉnh Đắk Nông.

300m2 đất thu 300 triệu mỗi năm

Đối với người dân Đắk Nông việc sản xuất nấm linh chi còn rất mới mẻ. Nhưng từ những năm 2020, chị Nguyễn Thị Toàn (thôn 11, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông) đã mạnh dạn chọn việc trồng nấm linh chi để "khởi nghiệp".

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành dược liệu quý, một nông dân thu hàng trăm triệu mỗi năm
Chị Toàn cùng các sản phẩm từ nấm linh chi đỏ của mình. Ảnh: Hoàng Hoài.

"Duyên" đến, khi xem truyền hình, chị Toàn bắt gặp câu chuyện làm giàu từ trang trại nấm linh chi đỏ. Thấy chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật khá đơn giản, thời gian thu hoạch sớm, lợi nhuận cao, chị Toàn đã bắt đầu tìm tòi cách trồng nấm linh chi đỏ.

Có "lưng vốn" kiến thức cơ bản về quy trình, kỹ thuật, chị Toàn cùng gia đình bắt tay vào sản xuất nấm linh chi. Nhưng những bịch nấm đầu tiên của chị Toàn bị mốc, hư hỏng. Sản xuất thất bại cùng với khó khăn khi số vốn ít ỏi không đủ xoay vòng như thử thách lòng kiên trì của chị.

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành dược liệu quý, một nông dân thu hàng trăm triệu mỗi năm
Xưởng sản xuất nấm linh chi đỏ của chị Toàn luôn sạch sẽ. Ảnh: Hoàng Hoài.

Nhưng không từ bỏ, chị Toàn tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của những người sản xuất trước và tự mày mò, tìm tòi từ thực tế. Sự kiên trì cuối cùng đã mang lại thành quả, chị Toàn đã thu được những cây nấm linh chi đỏ đầu tiên. Đến nay, chị Toàn đã có những những đợt nấm đạt cả về chất lượng lẫn số lượng.

Chị Toàn cho biết, nguyên liệu làm nấm linh chi được tận dụng từ phụ phẩm ngành nông nghiệp như mùn cưa gỗ cây cao su, bột ngô, bột lúa, vôi... Các nguyên liệu này được xử lý rồi đóng thành các bịch phôi rồi cấy meo giống vào đó. Trong quá trình sản xuất, các bịch phôi được theo dõi nhiệt độ, độ ẩm liên tục.

Cũng theo chị Toàn, mỗi lứa nấm cho thu hoạch sau khoảng 4 tháng, sản lượng khoảng 500 kg nấm tươi, tương đương trên 200 kg nấm khô. Sản phẩm chủ yếu được chị cung cấp cho thị trường trong nước, với mức giá dao động trên dưới 800.000 đồng/kg nấm khô. Sau khi trừ chi phí đầu vào, nhân công, thu nhập hàng năm từ nấm linh chi của gia đình chị đạt trên 300 triệu đồng.

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành dược liệu quý, một nông dân thu hàng trăm triệu mỗi năm
Nấm linh chi Ganofarm được sản xuất trong môi trường đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ảnh: Hoàng Hoài.

Chị Toàn cho biết thêm, trồng nấm linh chi đỏ không tốn nhiều diện tích đất. Hiện gia đình chị chỉ có 300m2 đất để làm nơi sản xuất nấm. Việc quan trọng đó là nơi sản xuất nấm phải sạch sẽ, kín gió. Hiện cơ sở sản xuất của chị Toàn đã đầu tư hệ thống giàn phun nước, ánh sáng và một số thiết bị phục vụ sơ chế nấm.

Đa dạng sản phẩm, chú trọng chất lượng

Sau những nỗ lực với không ít thất bại, tốn kém, cuối cùng chị Toàn cũng sản xuất được loại dược liệu quý. Sản phẩm Nấm linh chi đỏ Ganofarm của chị Toàn đã được công nhận là Sản phẩm công nghiệp nông tiêu biểu. Năm 2022, sản phẩm Nấm linh chi đỏ Ganofarm đã được UBND tỉnh Đắk Nông công nhận đạt OCOP hạng 3 sao.

Nấm linh chi đỏ Ganofarm được sản xuất hoàn toàn sạch, không dùng hoá hóa chất kích thích, chỉ cần để nấm phát triển theo đúng thời gian sinh trưởng tự nhiên. Sản phẩm sau khi thu hái sẽ được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy khô rồi đóng gói hút chân không để bảo quản được lâu hơn.

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành dược liệu quý, một nông dân thu hàng trăm triệu mỗi năm
Một số sản phẩm khác từ nấm linh chi được chị Toàn sản xuất. Ảnh: Hoàng Hoài.

Ngoài nấm khô, nấm khô thái lát, thời gian qua, gia đình chị Toàn còn sản xuất thêm sản phẩm rượu ngâm nấm linh chi đỏ phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Không chỉ phát triển khâu sản xuất, cơ sở sản xuất nấm của chị Toàn cũng rất coi trọng chất lượng sản phẩm. Cơ sở gia đình chị đạt điều kiện an toàn thực phầm để sản xuất kinh doanh sản phẩm, sản phẩm có kiểm nghiệm đầy đủ.

Tuy là thảo dược nhưng bao bì, mẫu mã sản phẩm được thiết kế cũng rất đẹp, bắt mắt, có thể dùng làm món quà biếu sang trọng. Hiện nay, sản phẩm Nấm linh chi đỏ Ganofarm có mặt tại các đại lý tại địa phương, cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh và được quảng cáo trên các trang thương mại điện tử để giới thiệu đến khách hàng.

"Nấm linh chi là loại nấm thảo dược, có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh như bổ trung ích khí, tăng cường sinh lực, tăng cường chức năng tim, tăng trí nhớ và tác dụng chống lão hóa. Ngoài ra, nấm linh chi còn có có nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể, bao gồm chống oxy hóa, chống viêm, chống cao huyết áp, chống vi khuẩn, chống vi rút, chống hen suyễn, chống khối u, cholesterol, cân bằng cân nặng, bảo vệ gan... Có rất nhiều cách sử dụng nấm như: đun nước uống, pha trà, nấu canh, hầm với thực phẩm, ngâm rượu, hoặc làm mặt na dưỡng da (nghiền thành bột)..."- chị Toàn nói.

"Tôi mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Tôi cũng mong rằng mô hình sản xuất nấm linh chi đỏ lan tỏa đến nhiều nông dân để mọi người nâng cao thu nhập, gia tăng giá trị sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương"- chị Toàn nói thêm.

Hoàng Hoài

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương

OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương

Công tác quản lý, giám sát sản phẩm OCOP Thái Bình còn nhiều khó khăn. Thời gian tới, tỉnh Thái Bình sẽ tập trung vào phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương với các đặc sản, sản phẩm truyền thống.
Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Mặc dù tỉnh Bạc Liêu có nhiều sản phẩm OCOP đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa theo quy định, song chỉ có số ít sản phẩm OCOP của tỉnh “chen chân” được vào siêu thị.
Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Những vướng mắc trong thủ tục, chi phí đánh giá lại là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư. Để đạt tiêu chuẩn OCOP là một chặng đường, giữ thương hiệu lại là bài toán khó hơn.
Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP thành công không chỉ là câu chuyện về kinh tế mà còn là giải pháp bền vững cho bảo tồn và phát triển nông thôn, hướng tới một tương lai du lịch gắn kết chặt chẽ với giá trị văn hóa, sinh thái và cộng đồng.
Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Để phát triển sản phẩm OCOP trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tìm kiếm và nuôi dưỡng các sản phẩm tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đã có sản phẩm OCOP được công nhận hoàn thiện và nâng cấp lên hạng sao cao hơn.
Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Mục tiêu năm 2025, Hà Nam phấn đấu có thêm 20 - 25 sản phẩm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên. Đồng thời, đánh giá nâng hạng, đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã hết hạn và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đã được công nhận.
Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Gian hàng thực tế ảo 3D được trang trí và mô phỏng dựa trên bài trí của gian hàng thực tế. Qua đó, tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn do không giới hạn về địa lý, người tiêu dùng từ khắp nơi có thể tham quan và mua sắm sản phẩm OCOP mà không cần đến tận nơi.
Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Để phát triển các sản phẩm OCOP, tạo thương hiệu riêng cho địa phương, thời gian tới, huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) tạo điều kiện hỗ trợ các tập thể, cá nhân giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển số lượng sản phẩm, tỉnh Yên Bái còn tập trung nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm OCOP, trong đó đặc biệt quan tâm đến cải tiến quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc.
Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Với con số gần 15,6 nghìn sản phẩm OCOP thì đây là kết quả “rất đáng mừng, nhưng chưa vui” vì còn có những sản phẩm có vấn để về chất lượng, hoặc sản phẩm không đúng thông số ghi trên bao bì. Điều này ảnh hưởng đến uy tín chung của sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Để chương trình OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, thời gian tới, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường,...
Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với 47 sản phẩm (trong đó có 44 sản phẩm đạt 3 sao và 3 sản phẩm đạt 4 sao) của 27 chủ thể.
Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán người dân xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) lại háo hức thu hoạch “đặc sản” của địa phương để đưa ra thị trường, đó chính là cam giòn Thượng Lộc, sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 4 sao.
“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

Mới đây, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm 52 sản phẩm, hội đồng đã chọn ra được 28 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, trong đó có sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia (Mắm Lê Gia).
Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Trong 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch TP. Hà Nội đề ra từ đầu năm.
Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Hiện nay, tình trạng trùng lặp và một màu của các sản phẩm OCOP đang trở thành một bài toán khó giải quyết. Việc làm thế nào để vừa phát triển sự đa dạng của sản phẩm nhưng đồng thời cũng phải giữ được tính đặc trưng của từng vùng miền là câu hỏi đặt ra trong hành trình phát triển bền vững của OCOP.
Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận đã rất chú trọng hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương tại các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; các hội chợ trong nước và quốc tế, nhiều sản phẩm đã tìm được đối tác ký kết tiêu thụ lâu dài.
Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm  OCOP

Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17/01 đến hết ngày 22/01/2025 (tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.
Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, năm 2024 tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao và 5 sản phẩm hạng 4 sao.
Khát vọng lan tỏa giá trị trà Việt của nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu

Khát vọng lan tỏa giá trị trà Việt của nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu

Với nghệ nhân Đào Đức Hiếu, mỗi búp trà không chỉ đơn thuần là sản phẩm của đất trời mà còn là biểu tượng văn hóa, là sợi dây kết nối con người với thiên nhiên hùng vĩ của vùng Tây Bắc. Nhưng ít ai biết, đối với anh, trà không chỉ là một nghề mà còn là sứ mệnh thiêng liêng nhằm gìn giữ những giá trị quý báu của cha ông để lại.
Đồng Tháp có thêm 35 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp có thêm 35 sản phẩm OCOP 4 sao

35 sản phẩm vừa được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận OCOP 4 sao là của 20 chủ thể thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động