Nghiện rượu có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. |
Say rượu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Say rượu là một trạng thái sinh lý gây ra bởi việc tiêu thụ một lượng rượu đủ lớn, làm cho nồng độ rượu trong máu tăng cao. Người say rượu thường có những triệu chứng biểu hiện theo từng giai đoạn hay còn gọi là di chứng say rượu:
Giai đoạn đầu: Người say rượu có những triệu chứng hưng phấn tâm thần, nói nhiều, cười nói vui vẻ. Nồng độ rượu trong máu khoảng 1-2g/lít.
Giai đoạn tiếp theo: Đây là giai đoạn say, mất phối hợp vận động, đi đứng loạng choạng, lú lẫn, nói nhiều, nói không mạch lạc. Nồng độ rượu trong máu trên 2g/lít.
Giai đoạn sau: mất cảm giác, ngủ sâu, bán hôn mê. Nồng độ rượu trên 3g/lít.
Nếu uống rượu quá nhiều, nồng độ rượu trong máu tăng cao có thể dẫn tới hôn mê, hạ thân nhiệt, rối loạn ý thức, suy hô hấp và cần phải cấp cứu. Đối với trường hợp nồng độ rượu trong máu từ 4-5 g/lít có thể dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó, khi say rượu cơ thể sẽ bị mất nước do nôn, vã mồ hôi,... Nếu người bệnh không được giải rượu sẽ dẫn tới tình trạng mất nước nặng và đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, để giải rượu hiệu quả và có tác dụng tức thời, sau khi say rượu thì người bệnh cần ăn một số loại thực phẩm giúp pha loãng nồng độ rượu trong máu và bổ sung nước kịp thời.
Say rượu nên ăn gì?
Trứng gà luộc hoặc sử dụng trứng để nấu cháo rất tốt cho người say rượu. |
Một số thực phẩm giúp giải rượu hiệu quả mà người bị say rượu nên ăn bao gồm:
Cháo: cháo là một trong những thực phẩm dễ dàng chế biến. Theo đó, để trả lời cho câu hỏi ăn cháo gì sau khi say rượu thì người thân trong gia đình nên nấu cháo loãng và cho người say ăn khi còn nóng để làm toát mồ hôi, giảm nồng độ cồn trong máu.
Súp rau củ, canh nóng: các loại súp hoặc canh nóng như canh giá đỗ, khổ qua nhân thịt nạc, canh kim chi,...
Trứng gà: trứng gà luộc hoặc sử dụng trứng để nấu cháo rất tốt cho người say rượu. Bởi vì trong trứng gà có lượng acid amine L-cystetine giúp loại bỏ acetaldehyde tồn tại trong cơ thể. Từ đó, sẽ giúp cơ thể mất cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên rán trứng vì phô mai, thịt vì dầu mỡ sẽ kích thích hệ tiêu hóa làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi hơn, để thay đổi khẩu vị thì có thể chế biến cùng với rau củ hoặc hành.
Phở gà: giúp bổ sung chất lỏng và muối bị mất do rượu, đồng thời cung cấp cystetine giúp gan giải độc rượu.
Chuối: chuối có chứa nhiều kali, đây một trong những chất điện giải bị mất khi uống rượu. Vì vậy ăn chuối sẽ giúp cung cấp chất điện giải quan trọng cho cơ thể. Người bị ngộ độc rượu nhẹ có thể ăn lập tức từ 3-5 quả chuối.
Nên uống gì khi say rượu?
Nước mía có tác dụng giải rượu tốt. |
Bên cạnh những loại thực phẩm giải rượu tốt thì người say rượu cần bổ sung thêm nước, các vitamin và chất khoáng bằng các loại đồ uống, hoa quả sau:
Nước tinh khiết: bổ sung nước để phòng ngừa mất nước, giảm nồng độ cồn trong máu. Có thể sử dụng ngay nước lọc hoặc các loại nước có chứa chất điện giải.
Nước cơm: người say rượu có thể uống nước cơm thay ăn cháo để giải rượu, vì trong nước cơm có chứa nhiều đường và vitamin B có tác dụng giải độc tỉnh rượu. Ngoài ra, có thể thêm một chút đường trắng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Trái cây nhiều nước: cam, quýt, bưởi, dưa hấu,... đều là những loại trái cây có chứa nhiều nước, người say rượu có thể ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước uống.
Củ đậu: củ đậu có tính mát, vị ngọt và có công dụng khá hiệu quả.
Nước gừng tươi: có tính ấm, vị cay, được dùng để giữ ấm cho cơ thể, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn và tránh cảm lạnh. Có thể thát lát mỏng gừng sau đó pha với nước nóng, cho thêm chút mật ong hoặc đường để dễ uống hơn.
Nước mía: nước mía có tác dụng giải rượu tốt, chỉ cần cho người say uống một cốc nước mía là có tác dụng ngay lập tức.
Đỗ xanh, đỗ đen: có thể xay nhuyễn đỗ xanh, đỗ đen pha với nước sôi hoặc ninh nhừ thành chè để uống.
Cà chua: say một cốc sinh tố cà chua chín sẽ giúp giải rượu nhanh chóng và có khả năng giải độc cao.