Kỷ tử thuộc họ Cà, tên khoa học là Fructus Lycii và trong dân gian còn được gọi bằng câu khởi, khủ khởi, câu kỷ tử ninh hạ hay địa cốt tử,... Ở Việt Nam cây kỷ tử được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền núi như lào Cai, Lai Châu, Yên Bái.
Loài cây này mọc thẳng đứng, thân mềm và cao khoảng 50 - 150cm. Lá cây có hình dáng thuôn dài giống lưỡi mác, mọc so le nhau và không có cuống. Hoa của cây mọc ở dưới nách lá, đặc trưng bởi màu tím đỏ phớt.
Phần quả là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc. Khi chín quả thường chuyển thành màu đỏ cam, đỏ tươi và vỏ ngoài nhăn nheo, hình dáng thon dài, nhỏ bé (kích thước từ 0,5 - 2cm), sờ vào có cảm giác mọng, mềm.
Thời điểm thu hoạch phù hợp nhất của quả kỷ tử là khoảng tháng 9 - 10 vì đây là lúc quả đã chín, hàm lượng giá trị dưỡng chất cao. Thu hái xong người ta thường đem kỷ tử vào bóng mát để phơi khô cho tới khi vỏ quả đã nhăn lại thì đem ra ngoài trời nắng to, phơi từ 4 - 5 ngày.
Thành phần hóa học của kỷ tử
Kỷ tử là dược liệu được dùng trong Đông y từ xa xưa, được nhận xét là có vị ngọt, tính bình, chủ yếu dùng cho các bài thuốc an thần, ích khí, trừ phong, cường thịnh âm đạo và nhuận phế,...
Dựa trên ghi chép của Sổ tay lâm sàng trung dược, kỷ tử có chứa hoạt chất là betaine (cũng được tìm thấy trong rau bina và củ cải đường), rất tốt cho da và tóc, cải thiện tình trạng nếp nhăn nên được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.
Trong quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, kỷ tử chứa một hàm lượng lớn chất béo, có lợi, protein và axit linoleic,...
Những chất dinh dưỡng của kỷ tử còn được khám phá chi tiết trong Nghiên cứu của Triệu Hủ Huấn và Từ Quốc Quân (Trung Quốc) đó là: mỗi 100g kỷ tử, ta sẽ bắt gặp 150mg canxi, photpho 6,7mg, caroten 3,96mg cùng 18 loại axit amin, các chất khoáng khác như sắt, kẽm, phốt pho và vitamin B2. Đặc biệt, nếu so sánh với rau bina cùng đậu nành thì hàm lượng sắt của kỷ tử lớn hơn rất nhiều, điều này cũng tương tự khi so sánh hàm lượng beta-caroten của kỷ tử với cà rốt.
5 nhóm người không nên dùng kỷ tử
Người đang sốt hoặc triệu chứng viêm nhiễm
Kỷ tử có tác dụng bồi bổ, đồng thời làm ấm cơ thể. Vì vậy người cơ địa nhiệt âm, cao huyết áp hay nóng nảy, mặt hay đỏ bừng... đều không nên ăn kỷ tử, nó sẽ chỉ làm cho tình trạng xấu hơn.
Người cơ địa thể ôn hàn
Người có cơ địa thể ôn hàn thường có khả năng tiêu hoá kém, dễ bị tiêu chảy, phù nề và hay tiểu đêm. Trong khi đó kỷ tử lại có tính nóng, thường được pha uống cùng nước ấm nên sẽ khiến tình trạng này thêm tồi tệ hơn.
Người uống thuốc tiểu đường, chống đông máu, huyết áp
Những người mắc các bệnh về tiểu đường, huyết áp hay máu chống đông nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kỷ tử. Kỷ tử có thể phản ứng với các loại thuốc giúp điều trị những căn bệnh này, có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, thậm chí là gây phản ứng ngược.
Người bị tiểu đường
Kỷ tử chứa rất nhiều đường, vậy nên người bị tiểu đường sử dụng quá nhiều kỷ tử sẽ khiến mất cân bằng đường huyết.
Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn một lượng thật nhỏ dưới 5 trái kỷ tử. Với những trường hợp bị bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào thể trạng của mỗi người.
Người bị cường dương
Trong Đông Y, kỷ tử là vị thuốc có thể làm hưng phấn thần kinh và tăng cường chức năng tình dục. Vì vậy những người cường dương, nếu sử dụng kỷ tử có thể sẽ gây ra những phản ứng không tốt với cơ thể.