Xuất khẩu rau quả tăng 'đột biến' tại Thái Lan

TH&SP Trong khi xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh kể từ đầu năm thì các thị trường khác như Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản... lại gia tăng đáng kể, đặc biệt xuất khẩu sang Thái Lan tăng tới hơn 200%.

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,26 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo ước tính, xuất khẩu rau quả tháng 8/2020 đạt 280 triệu USD, tăng 25,9% so với tháng 7/2020 và tăng 4,2% so với tháng 8/2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,26 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu rau quả giảm chủ yếu do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm. Tháng 7/2020, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, đạt 108,13 triệu USD, giảm 24,2%. Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 1,15 tỷ USD, giảm 28,9% so với cùng kỳ năm 2019.


rong 8 tháng năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 2,26 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2019

Trong 8 tháng năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 2,26 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2019


Trong khi xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sụt giảm khá mạnh, đáng chú ý xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan đều ghi nhận tăng mạnh.

Cụ thể, xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc đạt 94 triệu USD (chiếm 4,7% thị phần, tăng 22,6%); Hoa Kỳ đạt 90 triệu USD (chiếm 4,6%, tăng 7,1%); Thái Lan đạt 88,4 triệu USD (chiếm 4,5%, tăng 215,5%); Nhật Bản đạt 79,2 triệu USD (chiếm 4%, tăng 11,9%); Đài Loan đạt 52,7 triệu USD (chiếm 2,7%, tăng 73,1%).

Dự báo, thời gian tới xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Hoa Kỳ có nhiều tín hiệu khả quan sau những nỗ lực đàm phán của Bộ NN&PTNT với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) đã tiếp tục cử chuyên gia thực hiện giám sát xử lý hoa quả tươi xuất khẩu sang thị trường này, sau những gián đoạn do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Đáng chú ý, Cục Xuất nhập khẩu cũng dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, 5 tháng đầu năm 2020, Úc nhập khẩu quả ổi, quả xoài tươi và khô chủ yếu từ thị trường Việt Nam, đạt 100,3 tấn, trị giá 295 nghìn USD, tăng 130,5% về lượng và tăng 99,3% về trị giá, giá nhập khẩu bình quân chủng loại quả này từ Việt Nam đạt 2.941,9 USD/tấn, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 31,4% tổng lượng nhập khẩu, tăng 19,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019.

Việc đa dạng hóa nguồn cung xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu xoài vào một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới là những tín hiệu đáng mừng đối với chủng loại quả xoài nói riêng và ngành hàng rau quả nói chung, đặc biệt trong bối cảnh thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn của Việt Nam là Trung Quốc đang ngày càng khó khăn.

Diệu Thu

Diệu Thu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động