Xây nhà nghỉ cho trâu bò, nghề độc lạ chỉ có ở vùng cao Bắc Kạn mỗi đêm thu tiền triệu

Chợ trâu bò Nghiên Loan (huyện Pác Nặm) là chợ đầu mối, điểm trung chuyển trâu, bò lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung. Nơi đây đã hình thành dịch vụ có một không hai: làm nhà nghỉ cho trâu bò. Trâu bò gửi được phục vụ ăn uống, có chỗ nghỉ mỗi đêm thu 50.000 đồng/kg. Có những "phòng" chứa được tới 100 "khách" gia chủ thu về tiền triệu mỗi đêm.
Dịch vụ xây nhà nghỉ cho trâu bò rất độc đáo ở xã Nghiêm Loan.
Dịch vụ xây nhà nghỉ cho trâu bò rất độc đáo ở xã Nghiên Loan.

Kiếm bộn tiền nhờ xây nhà nghỉ cho trâu bò

Chợ trâu bò Nghiên Loan hình thành từ vài chục năm trước. Mỗi phiên chợ có tới cả nghìn con trâu, bò được người dân và thương lái mang từ khắp nơi về đây giao dịch, trao đổi. Thông thường số gia súc này sẽ được vận chuyển đến từ ngày trước phiên chợ và nếu gia súc không bán được sẽ lại vận chuyển về nhà. Nhận thấy cơ hội kinh doanh từ nhu cầu thực tế của các chủ gia súc, một số hộ dân tại xã Nghiên Loan đã xây dựng các chuồng trại nuôi nhốt, chăm sóc trâu bò ngay tại chợ. Người dân ở đây thường gọi vui đó là nhà nghỉ dành cho trâu bò.

Năm ngoái, gia đình bà Lã Thị Ngoàng, ở xã Nghiên Loan đã đầu tư cả trăm triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng gia súc bằng gạch, mái lợp tôn trên mảnh đất khoảng 300m2 gần chợ. Nhà nghỉ này có thể chứa tối đa 90 con trâu, bò cùng lúc. Trâu, bò sẽ được chủ nhà cung cấp đầy đủ cỏ tươi, nước uống và phun vệ sinh khử khuẩn. Ở đây còn các các dịch vụ như cân gia súc, bán đồ ăn, nước uống cho thương lái... Nhờ vị trí đắc địa, nhà nghỉ trâu bò của bà Ngoàng lúc nào cũng kín chỗ vào mỗi ngày chợ phiên, phải thuê thêm người để trông coi, làm vệ sinh chuồng trại và chế biến thức ăn cho trâu bò.

Xây nhà nghỉ cho trâu bò, nghề độc lạ chỉ có ở vùng cao Bắc Kạn mỗi đêm thu tiền triệu
Dịch vụ nhà nghỉ cho trâu bò, được "bao" ăn, nghỉ với giá 50.000đ/ngày/con.

“Mỗi tối, chợ phiên lúc nào cũng có 80-90 con gửi ở chuồng, nhiều người không bán được họ cũng gửi ở đây. Mỗi ngày đêm, tôi lấy giá 50.000 đồng/con, gồm cả ăn, nghỉ, trông nom. Ở đây gần chợ cũng tiện, họ có khi không cần dắt ra ngoài, nắng mưa cũng có thể bán luôn trong chuồng được”, bà Lã Thị Ngoàng cho biết.

Quanh chợ Nghiên Loan hiện có gần chục nhà nghỉ trâu bò như vậy được người dân địa phương xây dựng. Tùy diện tích, mỗi chuồng trại có thể nhốt từ 20-100 con trâu bò với giá trung bình 50.000 đồng/đầu gia súc/ngày đêm. Mỗi phiên chợ, nếu trâu bò không bán được, các chủ gia súc cũng sẽ gửi lại để các “nhà nghỉ” để chăm sóc đến phiên sau, không mất công dẫn về vì có nhiều thương lái đến từ các huyện lân cận như Ba Bể, Chợ Đồn, thậm chí tận các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn... cách chợ cả trăm cây số.

"Ở đây có cho gửi trâu thế này rất tiện, như khi nắng thì dắt vào chuồng, trâu sẽ được đảm bảo. Gửi vào đây cũng an toàn, có người chăm sóc hộ. Khi mua về tôi đều mang luôn đến đây gửi, không cần mang về nhà nữa, rất tiện cho việc buôn bán”, anh Dương Văn Hải, một thương lái đến từ xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho hay.

Xây nhà nghỉ cho trâu bò, nghề độc lạ chỉ có ở vùng cao Bắc Kạn mỗi đêm thu tiền triệu
Nhiều "nhà nghỉ" trâu bò được xây dựng quanh chợ Nghiên Loan.

Nghề trồng cỏ trồng ngô cũng khấm khá nhờ bán cho trâu, bò

Dù trâu nuôi nhốt tập quy mô lớn nhưng nhiều năm qua, khu vực chợ Nghiên Loan chưa để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc. Cũng nhờ chợ trâu bò, người dân trong xã còn có thêm nghề trồng cỏ, trồng ngô bán cho các chủ gia súc và các nhà nghỉ, chất thải của trâu bò cũng được người dân thu gom, bán lại cho một hợp tác xã gần đó. Với giá bán mỗi kg cỏ từ 1000 - 1.500 đồng đã giúp người dân có thêm thu nhập vài trăm nghìn đồng mỗi ngày chợ phiên.

Hiện nay, chợ bò Nghiên Loan gồm 3 hạng mục chính: Khu đình chợ phục vụ bán các mặt hàng tạp hóa và dịch vụ ăn uống; khu tập kết trao đổi mua bán trâu, bò và khu tập kết các phương tiện giao thông. Theo số liệu của Tổ quản lý chợ xã, trong 2 tháng trở lại đây, số lượng trâu, bò được mang đến giao dịch tại chợ xã Nghiên Loan trung bình khoảng 1.300 đến 1.500 con/phiên, cao điểm 2.000 đến 2.500 con/phiên; lượng xe vào chợ khoảng 200 - 250 xe/ phiên, cao điểm 300 xe/phiên.

Theo báo cáo của UBND huyện Pác Nặm, chợ bò xã Nghiên Loan hằng năm giải quyết việc làm cho trên 800 hộ gia đình tại xã Nghiên Loan và trên 50% các hộ gia đình vùng lân cận của huyện Pác Nặm. Hoạt động giao thương mua bán trâu, bò đã tạo điều kiện thuận lợi giao thương cho hơn 60% các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn huyện Pác Nặm, tạo thành chợ đầu mối, điểm trung chuyển trâu, bò lớn của tỉnh Bắc Kạn nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.

Một góc chợ trâu bò xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Một góc chợ trâu bò xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Ông Quan Tiến Nhiệm, Bí thư Đảng ủy xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho biết thêm, ở xã Nghiên Loan, người dân chủ yếu là trồng ngô, lúa, chăn nuôi trâu bò vỗ béo nên nhờ chợ gia súc này nhiều hộ gia đình cũng có thêm thu nhập.

“Đến đầu năm nay, chợ trâu bò đã phát triển tốt, khoảng 1.500 - 2000 con/phiên. Chợ tạo ra điểm cho bà con làm ăn, nghề nuôi trâu bò vỗ béo được phát triển nhân lên, rồi người dân trồng cỏ bán cho thương lái và có nghề làm nhà nghỉ, nuôi nhốt cho thuê… chợ Nghiên Loan được duy trì tốt như vậy thì đời sống của bà con sẽ ngày càng phát triển”, ông Quan Tiến Nhiệm cho biết thêm.

Tuy nhiên do được hình thành tự phát sau đó được đầu tư chắp vá nên chợ trâu bò Nghiên Loan đang dần xuống cấp. Các phương tiện vận tải, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, sân bãi tập kết,... tại khu vực chợ không đảm bảo đáp ứng nhu cầu, ảnh hưởng đến công tác quản lý chợ, không đảm bảo an toàn hoạt động trao đổi, mua bán tại chợ.

Do đó, người dân và chính quyền địa phương đều mong muốn Chợ trâu bò Nghiên Loan được tiếp tục đầu tư, nâng cấp sẽ giải quyết được tình trạng quá tải, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, kiểm soát dịch bệnh, an toàn giao thông, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Kim Ngân

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngai vàng Điện Thái Hòa và lời cảnh tỉnh về sự mai một tính thiêng

Ngai vàng Điện Thái Hòa và lời cảnh tỉnh về sự mai một tính thiêng

Tính thiêng trong di sản không chỉ là ký ức mà còn là linh hồn kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Khi sự thiêng liêng bị mai một, di sản mất đi sức sống, đe dọa bản sắc cũng như sự phát triển bền vững của văn hóa cộng đồng Việt Nam.
Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Ford Ranger Raptor không chỉ là một mẫu bán tải hiệu năng cao với khả năng chinh phục mọi địa hình, mà còn là người bạn đồng hành thể hiện rõ phong cách sống mạnh mẽ, tự do và tiên phong. Với Raptor, mỗi hành trình không đơn thuần là di chuyển mà là cách để chủ nhân khẳng định dấu ấn cá nhân đầy khác biệt.
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa đưa tri thức dân gian khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là tri thức quý báu, mang giá trị văn hóa, y học và kinh tế đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống quanh dãy núi Ngọc Linh.
Hương cà phố cổ và ngọn lửa giữ nghề suốt hơn 300 năm ở làng Khương Hạ

Hương cà phố cổ và ngọn lửa giữ nghề suốt hơn 300 năm ở làng Khương Hạ

Giữa phố phường Hà Nội hiện đại, làng Khương Hạ lặng lẽ lưu giữ một nghề cổ đã tồn tại hơn ba thế kỷ – nghề muối cà truyền thống. Trong từng vại cà giòn thơm là cả một vùng ký ức Thăng Long, là tinh túy của bàn tay cần mẫn và tấm lòng gìn giữ văn hóa của người Việt qua nhiều thế hệ.
Muối Thụy Hải – Từ nghề truyền thống trở thành di sản văn hóa quốc gia

Muối Thụy Hải – Từ nghề truyền thống trở thành di sản văn hóa quốc gia

Nghề làm muối truyền thống ở xã Thụy Hải (Thái Bình) chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mở ra tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn di sản lâu đời.
Bảo tồn và giữ gìn di sản quý báu của đồng bào Xa Phó

Bảo tồn và giữ gìn di sản quý báu của đồng bào Xa Phó

Trong đời sống của người Xa Phó, âm nhạc không chỉ là một hình thức giải trí, mà còn là linh hồn của văn hóa gắn liền với truyền thống và bản sắc tộc. Có hai loại nhạc cụ được người Xa Phó sử dụng là kèn ma nhí dành cho đàn ông và sáo mũi dành cho phụ nữ.
Hùng Lô bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế

Hùng Lô bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế

Xã Hùng Lô (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn di sản; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của di sản trong phát triển kinh tế.
Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Món phở – linh hồn của văn hóa và ẩm thực Việt lại một lần nữa được giới thiệu tới công chúng thông qua Festival Phở 2025 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại xã Yên Thọ, UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đồng Cổ - Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Đây là năm đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô, hình thức của lễ hội di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận năm 2024.
Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại di tích miếu Diều, huyện Đan Phượng (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội cho “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới; di tích quốc gia đặc biệt…
Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Mới đây, tại không gian trung tâm của Lễ hội Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công ty BHD tổ chức Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của Lễ hội Hoa Lư năm 2025.
Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu, hằng năm, Lễ hội phủ Dầy thường xuyên tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn tại phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát với hàng trăm cung văn, nhạc công tham gia.
Nghề làm giấy dó - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Nghề làm giấy dó - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Việc phục dựng lại làng nghề truyền thống giấy dó phường Bưởi xưa cũng là một cách để Tây Hồ hiện thực hóa mục tiêu phát huy những di sản, di tích để giới thiệu cho người dân nét đẹp văn hóa đặc trưng của Tây Hồ.
"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), UBND huyện Thạch Thất long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhân là bảo vật quốc gia. Đây là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên được Thủ tướng công nhận; là hiện vật duy nhất, thuộc phong cách Tháp Mẫm muộn, là chiếc đầu Kala cuối cùng…
Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Tết Thanh Minh là dịp lễ quan trọng để người Việt bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên. Mâm cúng được chuẩn bị chu đáo, tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình.
Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Tết Thanh Minh là một ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, mang đậm ý nghĩa tâm linh và lòng hiếu thảo.
Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh Minh không chỉ là một ngày lễ đơn thuần mà còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên.
Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu Đông Hồ” diễn ra từ ngày 29 - 30/3 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân vùng biển Diêm phố. Năm nay, lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 21/3 đến 23/3/2025 (tức ngày 22/2 đến 24/2 âm lịch)…Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt nhân dân và du khách trong và ngoài địa bàn tham quan.
Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Bánh mì không chỉ là món ăn tiện lợi mà còn mang trong mình câu chuyện về văn hóa, lịch sử và sự giao thoa của các nền ẩm thực. Theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi để bánh mì Việt Nam vươn tầm chính là kiểm soát chất lượng đồng nhất.
Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Vừa qua, Trung Tướng, PGS,TS. Đồng Đại Lộc đã tham dự Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và cảm thấy rất tự hào về lễ hội truyền thống ở địa phương.
Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội chùa Tây Phương; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia (2015 – 2025), đồng thời khai hội chùa Tây Phương vào ngày 2/4/2025 (tức ngày 5/3 Âm lịch).
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa.
20 năm “Người gác đền xứ biển”

20 năm “Người gác đền xứ biển”

Cậu Vũ Ngọc Chinh - Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả, người gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình cho việc trùng tu tôn tạo ngôi đền. Từ năm 2005 Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả đã gắn bó với ngôi Đền đến nay cũng đã tròn 20 năm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động