Vinalines - đổi tên có đổi vận?

TH&SP Việc đổi tên viết tắt được lãnh đạo Tổng công ty khởi động từ hơn 1 năm qua, sau khi cái tên “Vinalines” được cho là gắn với rất nhiều sự kiện kém may mắn của doanh nghiệp này. Tuy nhiên con đường phía trước của Vinalines vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng

Nhìn về thời điểm năm 2019, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines - mã MVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019 cho thấy tình hình kinh doanh tiếp tục diễn biến không mấy khả quan của “ông lớn” này.

Theo đó, trong quý II/2019, doanh thu hợp nhất của Vinalines ghi nhận đạt hơn 5.562 tỷ đồng, giảm hơn 9% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải giảm hơn 24% còn gần 2.971 tỷ đồng, người lại, doanh thu khai thác cảng và dịch vụ cảng biển lại tăng hơn 15% lên gần 2.284 tỷ đồng.

Đáng nói, chi phí quản lý doanh nghiệp tại Vinalines vẫn rất lớn. Trong khi chi phí bán hàng tăng đáng kể nhưng số tuyệt đối chỉ hơn 49 tỷ đồng thì chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn ở mức gần 384 tỷ đồng dù đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái.


dsd

Vinalines thua lỗ kéo dài


Bên cạnh đó, trong khi thu nhập từ thanh lý tài sản cố định chỉ ở mức hơn 66 tỷ đồng thì Vinalines phải chi phí tới 442 tỷ đồng cho công tác này, tăng gấp 10 lần so với số chi cùng kỳ. Chi phí khác của Vinalines trong quý 2 theo đó lên tới gần 456 tỷ đồng, gấp gần 7,5 lần cùng kỳ.

Trong báo cáo giải trình, Vinalines cho biết, chi phí khác tăng là do thực hiện thanh lý tài sản (bán tàu) và tiếp tục xử lý các tài sản hoạt động không hiệu quả theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến số lỗ sau thuế gần 424 tỷ đồng của tổng công ty này trong quý 2 vừa qua, lỗ ròng thuộc về công ty mẹ lên tới gần 496 tỷ đồng. Điều này kéo theo lỗ luỹ kế của Vinalines đến 30/6/2019 bị đẩy lên gần 3.641 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2019, Vinalines có tổng cộng gần 26.041 tỷ đồng tổng tài sản và 17.293 tỷ đồng nợ phải trả. Mặc dù tái cơ cấu mạnh mẽ, song Vinalines hiện vẫn đang có 20 công ty con và 27 công ty liên doanh, liên kết.

Cổ phiếu MVN của Vinalines trên thị trường chứng khoán gần như không có giao dịch, mức giá duy trì tại 14.500 đồng trong suốt nhiều phiên liên tiếp vừa qua.

Bước ngoặt mới?

Lộ trình cổ phần hóa (CPH) kéo dài 6 năm với thời điểm bắt đầu tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp đầu tiên vào ngày 31/12/2013 của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sắp về đích.

“Chúng tôi đã cơ bản hoàn tất các công tác chuẩn bị để có thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu, chính thức chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào ngày 8/8”, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng giám đốc Vinalines cho biết.

Ngày 22/7, Vinalines cũng đã công bố tài liệu và phát thư mời tham dự Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ - Vinalines tới các cổ đông. Một điểm đáng chú ý trong dự thảo Điều lệ công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là tên viết tắt tiếng Anh - Vinalines vốn gắn bó suốt 25 năm kể từ khi doanh nghiệp đầu đàn trong lĩnh vực vận tải biển, khai thác cảng và logistics được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập năm 1995, sẽ được đổi thành VIMC.

Việc đổi tên viết tắt được lãnh đạo Tổng công ty khởi động từ hơn 1 năm qua, sau khi cái tên “Vinalines” được cho là gắn với rất nhiều sự kiện kém may mắn, thậm chí là tai tiếng của đơn vị.


fdf

Kỳ vọng thời gian tới Vinalines sẽ vượt qua khó khăn


Đáng chú ý, phương án CPH, quy mô vốn của Công ty mẹ - Vinalines tại Quyết định số 277 là lần thay đổi thứ 3 kể từ khi lộ trình CPH Tổng công ty được kích hoạt vào tháng 2/2013. Theo lãnh đạo lãnh đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp - Bộ Giao thông vận tải, lộ trình CPH Tổng công ty Hàng hải Việt Nam kéo dài và phức tạp hơn dự kiến do những yếu tố bất lợi của ngành vận tải biển trong nước và thế giới.

Mặc dù đang đứng trước cơ hội hoàn thành việc chuyển đổi mô hình hoạt động, nhưng Vinalines sắp bắt đầu một hải trình mới được dự báo rất khó khăn với vị thế là một công ty cổ phần. Tại tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Vinalines đang xin ý kiến các cổ đông, doanh nghiệp này đặt mục tiêu kinh doanh khá khiêm tốn. Vinalines đã phải hạ một loạt chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu đã đề ra hồi đầu năm 2020.

Cụ thể, theo kế hoạch kinh doanh điều chỉnh trình Đại hội đồng cổ đông lần đầu, Vinalines đặt doanh thu 1.526 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế âm 1.024,8 tỷ đồng, trong đó 8 tháng đầu năm 2020 - thời điểm vẫn hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV lỗ 139,73 tỷ đồng, 4 tháng cuối năm 2020 - thời điểm chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần lỗ 885,11 tỷ đồng.

Ngoài tác động tiêu cực do Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải biển, thanh lý các tàu biển; việc phải phân bổ, trích lập các tồn tại về tài sản, công nợ tồn đọng trong giai đoạn doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý lên tới hơn 940 tỷ đồng cũng khiến lợi nhuận dự kiến năm 2020 của Công ty mẹ chuyển từ lãi mỏng sang lỗ sâu.

Theo lãnh đạo Vinalines, thời gian từ khi xác định giá trị doanh nghiệp lần gần nhất (ngày 31/12/2016) đến thời điểm Tổng công ty chính thức trở thành công ty cổ phần (dự kiến giữa tháng 8/2020) kéo dài gần 4 năm. Trong thời gian đó, các biến động về tài sản, công nợ là rất lớn, đặc biệt với Tổng công ty, các tồn tại về tài sản, công nợ nêu trên đã kéo dài nhiều năm với giá trị lớn, chưa đủ điều kiện loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm trong giai đoạn CPH, trong khi lại không được phép trích lập, phân bổ trong giai đoạn chưa chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần.

Do đó, ngay sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Tổng công ty phải tiếp tục gánh chịu các tổn thất về tài sản, công nợ trong giai đoạn doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý. Năm 2020, Công ty mẹ - Vinalines đã đưa vào dự phòng 65 tỷ đồng dự kiến trả cho Công ty Khoáng sản Hợp Thành tiền lợi ích của nhà đầu tư khi chuyển giao 65% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn.

Cũng trong năm 2020, Vinalines sẽ thanh lý 5 tàu biển, với giá trị thu về khoảng 175 tỷ đồng và tiến hành thoái vốn hoặc giảm tỷ lệ nắm giữ tại 13 đơn vị có vốn góp. Song, xác suất thành công của các thương vụ này vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phục hồi của ngành vận tải biển vốn đang bị phủ bóng mây u ám của Covid-19.

Linh Anh

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bầu Đức khẳng định HAGL không xuất khẩu chuối sang Mỹ

Bầu Đức khẳng định HAGL không xuất khẩu chuối sang Mỹ

Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cho biết, mặt hàng chuối - sản phẩm chủ lực của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, không xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Doanh nghiệp Việt kỳ vọng cơ hội từ đàm phán

Doanh nghiệp Việt kỳ vọng cơ hội từ đàm phán

Khi thời gian đàm phán thuế đối ứng với phía Mỹ còn khoảng một tuần, các doanh nghiệp trong nước cũng như giới chuyên gia đang kỳ vọng cửa sẽ được mở ra từ các cơ hội đàm phán thương mại.
Mỹ áp thuế đối ứng 46%, doanh nghiệp tìm cách vượt khó

Mỹ áp thuế đối ứng 46%, doanh nghiệp tìm cách vượt khó

Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam được cho là sẽ tác động không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ…
Thế Giới Di Động có tân Tổng giám đốc

Thế Giới Di Động có tân Tổng giám đốc

Thế Giới Di Động vừa bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh giữ chức Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật từ ngày 3/4/2025.
Nhiều doanh nghiệp tăng giá tôn, thép mạ ngay sau thông tin áp thuế chống bán phá giá tạm thời

Nhiều doanh nghiệp tăng giá tôn, thép mạ ngay sau thông tin áp thuế chống bán phá giá tạm thời

Sau thông tin áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số mặt hàng thép mạ nhập khẩu, Hoa Sen là cái tên đầu tiên công bố sẽ tăng giá tôn mạ, thép dày mạ và ống thép mạ kẽm thêm 100 đồng/kg từ ngày 6/4 trên toàn quốc.
Ai là người đứng đầu trong top 5 tỷ phú USD ở Việt Nam?

Ai là người đứng đầu trong top 5 tỷ phú USD ở Việt Nam?

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2025, trong đó Việt Nam có 5 đại diện, giảm 1 người so với năm ngoái.
F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng

F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng

Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2025 – FiinRatings vừa ra thông báo nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của F88 – công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho vay thay thế ngoài các tổ chức tín dụng - từ “Ổn Định” lên “Thuận Lợi”, nhờ sự cải thiện mạnh mẽ về chất lượng tài sản và vị thế dẫn đầu liên tục được củng cố trên thị trường.
Hưởng lợi từ cầu Tứ Liên khởi công, dự án nào đang được giới đầu tư săn đón tại Đông Bắc Hà Nội?

Hưởng lợi từ cầu Tứ Liên khởi công, dự án nào đang được giới đầu tư săn đón tại Đông Bắc Hà Nội?

Cầu Tứ Liên chuẩn bị khởi công với tổng vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng đang thổi bùng làn sóng đầu tư bất động sản tại khu vực Đông Bắc Hà Nội. Trong tâm điểm đầu tư, The Cosmopolitan - tổ hợp căn hộ thương gia cao cấp, nổi lên như một lựa chọn đón sóng vừa để ở, vừa để đầu tư sinh lời vượt trội.
Giải thưởng “Bền Đam Mê”: Nơi tỏa sáng ngọn lửa đam mê cống hiến, phụng sự xã hội

Giải thưởng “Bền Đam Mê”: Nơi tỏa sáng ngọn lửa đam mê cống hiến, phụng sự xã hội

Tại lễ trao giải thưởng “Bền Đam Mê”tổ chức ngày 25/03 vừa qua, câu chuyện đầy nghị lực của Tiến sĩ Phạm Huy Hiệu, vận động viên Nguyễn Thị Oanh nói riêng cũng như các cá nhân và dự án được vinh nói chung, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động