Sầu riêng bán trong siêu thị tại Thiên Tân, Trung Quốc. |
Những trái sầu riêng trung Quốc hiếm hoi trụ lại sau bão
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Giá trị kinh tế khổng lồ từ trái cây vua này đã khiến cho tham vọng trồng sầu riêng ở quốc gia tỷ dân chưa bao giờ nguội lạnh. Từ hàng chục năm nay, Trung Quốc đã trồng thử nghiệm sầu riêng ở trên đất liền và ngoài đảo, nhưng kết quả không mấy khả quan.
Thị trường sầu riêng Trung Quốc chủ yếu phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Trong 3 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu 91.400 tấn sầu riêng tươi với giá 507 triệu USD, sản lượng tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, một thông tin khá bất ngờ khi tờ South China Morning Post ngày 28.7 đưa tin sầu riêng nội địa Trung Quốc sắp bán ra thị trường trong vài ngày tới, nhưng giá đắt và sản lượng hạn chế dự kiến sẽ không thách thức thị phần của các nhà nhập khẩu sầu riêng từ các nước Đông Nam Á.
Trên đảo Hải Nam, sầu riêng đang chín và sắp bán ra thị trường lần đầu từ diện tích 93,3 ha, trong khi Tập đoàn Nông nghiệp Youqi đang trồng tổng cộng 800 ha và sản lượng sẽ tăng lên trong những năm tới, theo Tân Hoa xã.
Lô sầu riêng đầu tiên sẽ được bán với giá 120 nhân dân tệ (396.000 đồng)/kg, đắt gấp 3 lần so với hầu hết sầu riêng nhập khẩu.
Sầu riêng Trung Quốc đang được bán ở siêu thị với giá 16,8 USD/kg. |
Ông Phùng Học Kiệt, Giám đốc Viện Cây ăn quả Nhiệt đới tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam cho rằng giá sầu riêng nội địa sẽ không giảm trong thời gian ngắn, và Trung Quốc vẫn phụ thuộc thị trường Đông Nam Á để đáp ứng nhu cầu.
Là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, Trung Quốc nhập khẩu 825.000 tấn trái cây này trong năm ngoái. Theo ông Phùng, do thời tiết ở Hải Nam thay đổi, vụ thu hoạch còn bị hoãn.
"Lượng sầu riêng sản xuất trong nước đợt này rất hạn chế, nhưng sản lượng sẽ tăng lên hàng năm", ông cho biết. Theo chuyên gia này, khó khăn lớn nhất của việc trồng sầu riêng ở Hải Nam cũng như Đông Á là thường xuyên bị bão ảnh hưởng.
Cành mong manh không thể giữ trái trong gió lớn, còn việc lắp đặt lồng hứng sầu riêng rụng có chi phí lên đến 1.000 nhân dân tệ/cây.
Cuộc đua trồng sầu riêng của các doanh nghiệp tư nhân
Việc trồng sầu riêng ở Trung Quốc chủ yếu được tiến hành bởi các công ty tư nhân, vốn phụ thuộc nhiều vào cây giống nhập khẩu, trong khi chất lượng hạt khó có thể đánh giá qua bề ngoài. Bên cạnh đó, việc thiếu diện tích đất thích hợp và cây giống cũng gây trở ngại đối với việc canh tác quy mô lớn.
Được biết, sầu riêng nội địa Trung Quốc được bán lần này là của Công ty TNHH cổ phần Ưu Kỳ (Youqi Agricultural Company). Lãnh đạo của Ưu Kỳ cho biết giá bán hiện tại là 120 NDT/kg (16,8 USD/kg), theo Nhật báo Hải Nam.
Ưu Kỳ hiện có 800 ha sầu riêng ở Tam Á, thành phố cực nam đảo Hải Nam. Hiện có 85ha cho thu hoạch từ nay đến hết tháng 7. Công ty này không tiết lộ về lượng thu hoạch của diện tích sầu riêng còn lại.
Đây được coi là lô sầu riêng nội địa đầu tiên của Trung Quốc. Nước này từng cho phép rao bán sầu riêng trên một sàn thương mại điện tử, giá ban đầu là 80 - 100 NDT/kg.
Sầu riêng tại Hải Nam dự kiến cho thu hoạch từ tháng 6 những sản lượng rất thấp. |
Ưu Kỳ khẳng định thế mạnh của sầu riêng Trung Quốc là chín tự nhiên trên cây, mang lại hương vị ngon ngọt hơn so với các phương pháp thu hoạch khác. Thị trường hiện tại của sầu riêng Trung Quốc là các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu. Việc đưa sầu riêng lên mạng xã hội, báo chí, là để thu hút người tiêu dùng.
Tỉnh Hải Nam từng nghiên cứu trồng sầu riêng từ những năm 50 của thế kỷ trước, song đến nay mới công bố kết quả. Giới khoa học Trung Quốc cho biết họ đã lai tạo giống sầu riêng lùn, để tăng khả năng chống chịu với thời tiết gió bão thường xuyên ở Hải Nam, giảm bớt chi phí thu hái.
Trung Quốc nỗ lực trông sầu riêng nhằm khai thác hiệu quả kinh tế từ trái cây này do nhu cầu tiêu thụ trong nước rất lớn. Chit tính trong 3 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu 91.400 tấn sầu riêng tươi với giá 507 triệu USD, sản lượng tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Sầu riêng chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. Trong quý một, Việt Nam xuất khẩu sầu riêng trị giá 153 triệu USD, tăng 7,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 87% xuất sang Trung Quốc./.