Bánh tẻ Văn Giang nối tiếng xa gần Thương hiệu bánh tẻ OCOP 4 sao nổi tiếng gắn liền với chuyện tình buồn Phú Nhi Món bánh có tên cực độc lạ khiến ai cũng tò mò, người sành ăn chưa chắc đã biết |
Bánh tẻ là món ăn được người dân ở nhiều nơi trên cả nước làm, nhưng về làng Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Nội) thì khi thưởng thức món bánh này chúng ta thấy có hương vị đặc trưng riêng, bởi sự hòa quyện của nhân thịt, mộc nhĩ, hạt tiêu được bọc trong một lớp bột gạo mịn dậy mùi thơm của lá chuối, lá dong. Bánh tẻ Phú Nhi xưa kia từng là đặc sản được người dân làng Phú Nhi tiến vua.
Ngày nay, bánh tẻ Phú Nhi nổi tiếng không chỉ ở Hà Nội mà còn được nhiều người ở các tỉnh thành biết đến. Mỗi khi đến Sơn Tây, người ta coi đây là thứ quà quê giá trị để mang về biếu, tặng. Bài viết dưới đây giúp người đọc hiểu hơn về món ăn dân dã mang hương vị của người dân xứ Đoài xưa.
Làng nghề Phú Nhi - Sơn Tây |
Sự tích về bánh tẻ Phú Nhi
Phú Nhi xưa có tên là Bần Nhi thuộc tổng cam Giá Thịnh, trấn Sơn Tây, nay thuộc phường Phú Thịnh (Sơn Tây, Hà Nội) là làng nghề truyền thống bánh tẻ nổi tiếng.
Tích bánh tẻ Phú Nhi xưa bắt đầu từ chuyện tình của chàng Nguyễn Phú và nàng Hoàng Nhi. Làng Phú Nhi xưa có nghề nấu bánh đúc, còn gọi là làng Bần Nhi.
Chuyện kể rằng: Xưa có chàng trai tên Nguyễn Phú ở làng Giáp Ðoài, thông minh, sáng sủa, con bà Trọng làm nghề bán dầu vỏ, bố là người nông dân hiền lành chất phác. Hoàng Nhi là con bà Hương làm nghề nấu bánh đúc hằng ngày đem bán - và nàng Nhi thường đem hàng cho mẹ.
Phú và Nhi biết nhau qua những buổi chợ hằng ngày, vì Nhi phải đem hàng cho mẹ. Cuộc tình cứ thế lớn dần theo ngày tháng. Nguyễn Phú đánh bạo sang nhà nàng chơi - đúng lúc Nhi đang khuấy nồi bánh đúc. Vì vội ra mở cổng mời chàng Phú vào nhà mà nàng quên bẵng việc cho vôi vào nồi bột. Rồi mải trò chuyện, tâm tình họ quên mất nồi bánh đúc đang nấu dở trên bếp lửa. Khi biết thì lửa đã tắt, nồi bánh đúc thành nửa sống, nửa chín không dùng được nữa.
Bánh tẻ Phú Nhi - đặc sản của vùng đất "địa linh, nhân kiệt" |
Bố Hoàng Nhi là người rất nghiêm khắc, phong kiến biết chuyện bực lắm, bèn đuổi chàng Phú về cùng chỗ bánh đúc hỏng và cấm hai người gặp nhau, cấm Hoàng Nhi mang hàng cho mẹ. Thế là đôi trẻ mãi chẳng có dịp được gặp nhau, khiến Hoàng Nhi vì chuyện này mà buồn bã, ốm nặng rồi qua đời.
Chàng Phú thì đem chỗ bánh đúc hỏng về, nghĩ bỏ đi thì tiếc nên ra vườn lấy lá dong, lá chuối khô, làm nhân mộc nhĩ, thịt nạc gói lại thành bánh đem luộc lại. Khi có mùi thơm bốc lên, Phú dỡ bánh ra, thấy ăn cả lúc nóng và khi nguội đều ngon hơn bánh đúc.
Vào ngày giỗ của Hoàng Nhi, Phú tự tay làm lại nồi bánh và đã mày mò cách nấu loại bánh mới cho mẹ đem ra chợ bán. Loại bánh mới nhanh chóng được ưa chuộng, bán rất chạy và nhà Phú trở nên giàu có hơn. Và chàng Phú đã ghép tên mình, tên người yêu và chiếc bánh tẻ Phú Nhi ra đời theo truyền thuyết đó.
Kết thúc chuyện tình chàng Phú - nàng Nhi là những ngày giỗ nàng, chàng tự tay làm những chiếc bánh thật ngon gửi sang nhà nàng cúng và tưởng nhớ người yêu xưa. Chàng không lấy vợ, chỉ chuyên tâm cho nghề. Thứ bánh ngon tâm huyết chàng cũng không để làm của riêng, mà chàng dạy lại cho dân làng để món bánh tẻ được lưu truyền đến ngày nay.
Cách làm bánh tẻ Phú Nhi
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liêu
Gạo thì chuẩn bị 200 gram: Gạo là gạo khang dân cũ mới ngon, mùa hè ngâm gạo 3 đến 4 ngày - tuỳ vào thời tiết mà lùi hay tiến thời gian ngâm gạo. Sau khi ngâm gạo xong thì đem đi vo rồi mới xay bột.
Nước: 450 ml
Thịt sấn vai băm nhỏ: 150 gr
Nấm hương chuẩn bị 2-3 cái, ngâm và rửa sạch rồi đem thái nhỏ.
Mộc nhĩ chuẩn bị 2-3 tai, ngâm và rửa sạch rồi đem thái nhỏ.
Hạt nêm, dầu ăn, hạt tiêu, mắm, hành khô(băm nhỏ).
Lá chuối , lá rong ( lót bên trong ) bánh Sơn Tây thường bọc 1 lớp lá chuối bên ngoài.
Nước chấm: mắm, ớt, chanh, đường hoặc chấm tương ớt.
Nguyên liệu làm bánh tẻ Phú Nhi - Sơn Tây |
Bước 2 là quấy bột: Hoà tan đều bột gạo với nước, cho thêm vào bát bột một ít hạt nêm và 2 thìa dầu ăn quấy thật đều.
Bước 3 là chuẩn bị nhân cho bánh tẻ: Phi thơm hành khô băm nhỏ, cho thịt vào xào chín tới với một chút nước mắm cho thơm. Cho tiếp đến nấm hương, mộc nhĩ băm nhỏ vào xào thêm trong khoảng 3-4 phút nữa thì nêm thêm chút hạt nêm, hạt tiêu cho vừa miệng.
Bước 4 là chuẩn bị bột để gói bánh: Quấy đều bát bột một lần nữa rồi đổ vào nồi, đặt lên bếp quấy thật đều tay cho đến khi thấy nặng tay và bột đặc lại thì tắt bếp.
Công đoạn quấy bột cuối cùng để gói bánh tẻ Phú Nhi - Sơn Tây |
Bước 5 là gói bánh: Trải lá rong bên trong lá chuối bên ngoài xúc một ít bột phết dài theo chiều dài của lá. Thêm ít nhân thịt rắc đều lên trên bột. Cuộn tròn bánh lại, rồi gập hai đầu lá lại và dùng dây buộc quanh bánh để bánh khỏi bung.
Làm hết lượt rồi xếp bánh tẻ vào nồi hấp, tùy bánh gói to nhỏ mà thời gian hấp nhiều hay ít, với kích cỡ của bánh tẻ Sơn Tây thì hấp 1 giờ bánh mới chín.
Bánh tẻ Phú Nhi sau khi làm xong |
Cách thướng thức món bánh tẻ Phú Nhi
Bánh tẻ Phú Nhi có thể thưởng thức cùng nước mắm tiêu quất hoặc chấm với tương ớt đều ngon.
Đặc biệt với bánh tẻ Phú Nhi thì ăn nguội chấm mắm rất ngon chứ không nhất thiết phải ăn thật nóng như món bánh giò.
Qua bài viết trên, phần nào giúp người đọc có thể tự làm ra cho mình những chiếc bánh tẻ mang hương vị của người dân làng Phú Nhi. Một món quà quê có hương vị đặc trưng làm du khách không thể quên, mỗi khi ghé thăm vùng đất Sơn Tây.