Tiêm vaccine phòng COVID-19 vì lợi ích bản thân, cộng đồng và tránh nguy cơ bùng phát dịch trở lại

Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch, nhất là việc tiêm mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em vì lợi ích của bản thân, cộng đồng và tránh nguy cơ bùng phát dịch trở lại.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 Triển khai nhanh liều tiêm vaccine COVID-19 nhắc lại để đối phó với biến thể BA.4, BA.5 Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về thời gian tiêm vaccine mũi 3, mũi 4

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 664/CĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về tăng cường công tác tiêm vaccine phòng COVID-19.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 vì lợi ích bản thân, cộng đồng, tránh nguy cơ bùng phát dịch trở lại
Tiêm vaccine phòng COVID-19 vì lợi ích bản thân, cộng đồng và tránh nguy cơ bùng phát dịch trở lại

Việt Nam tiếp tục ghi nhận các biến thể mới BA.4 và BA.5

Trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo sát sao công tác tiêm vaccine phòng COVID-19. Đến nay, Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực với hơn 240 triệu liều vaccine đã được tiêm với tỷ lệ bao phủ mũi 1, mũi 2 cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên cao, được nhân dân và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Kết quả tiêm vaccine đã góp phần quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, nhất là giảm thiểu tình trạng bệnh chuyển nặng, nhập viện và tử vong, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị; tại một số địa phương, Ban Chỉ đạo chống dịch COVID-19, chính quyền các cấp chưa vào cuộc quyết liệt dẫn đến chưa đạt tiến độ tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ.

Trên thế giới, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia. Việt Nam tiếp tục ghi nhận các biến thể mới BA.4 và BA.5 và dịch bệnh vẫn có nguy cơ gia tăng bùng phát trở lại. Tiêm vaccine là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.

Để bảo vệ và duy trì bền vững thành quả phòng chống dịch thời gian qua, tạo điều kiện tập trung phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ Y tế, tiếp tục bảo đảm cung ứng, phân bổ đầy đủ, phù hợp, kịp thời vaccine phòng COVID-19 theo nhu cầu của các địa phương, không để tình trạng thiếu vaccine. Đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 tại các địa phương.

Xây dựng chiến lược truyền thông về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trọng điểm, có bằng chứng khoa học, tập trung vào tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, các đối tượng có nguy cơ cao. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan, khoa học, bằng nhiều hình thức đa dạng, dễ tiếp thu về lợi ích, hiệu quả của vaccine, nhất là trong việc ngăn ngừa chuyển nặng, tử vong khi mắc COVID-19 để người dân nâng cao nhận thức và chủ động tích cực tiêm vaccine phòng COVID-19.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền tới phụ huynh, học sinh lợi ích của vaccine phòng COVID-19 nhằm tạo sự đồng thuận trong công tác tiêm chủng cho trẻ em, nhất là nhóm trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi để đảm bảo điều kiện an toàn cho học sinh đến trường trong năm học mới.

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và theo dõi hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 để có thông tin khoa học, chính xác cung cấp cho người dân; đẩy mạnh việc cấp hộ chiếu vaccine cho người dân.

Tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, hoàn thành trong tháng 8/2022

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả tiêm vaccine trên địa bàn, khẩn trương chỉ đạo thực hiện nghiêm các nhiệm vụ sau đây:

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng để đảm bảo không bỏ sót đối tượng cần tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vaccine cho người dân.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 vì lợi ích bản thân, cộng đồng, tránh nguy cơ bùng phát dịch trở lại
Tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, hoàn thành trong tháng 8/2022

Phát động chiến dịch tiêm chủng: tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đảm bảo hoàn thành trong tháng 8 năm 2022; hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chú trọng hoàn thành sớm việc tiêm vaccine cho các lực lượng y tế, công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, người làm việc trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp; giao chỉ tiêu và tiến độ thực hiện đến tận cấp xã.

Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tiêm vaccine, lợi ích, hiệu quả của vaccine. Cảnh báo về các biến thể mới của Omicron và hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe sau nhiễm COVID-19; tập trung truyền thông về tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, bệnh lý nền (bao gồm cả trẻ em), những người muốn lựa chọn vaccine, người sống ở khu vực có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp; xây dựng nội dung truyền thông trước, trong và sau chiến dịch tiêm chủng; tổ chức các đội tuyên truyền, vận động tiêm vaccine đến từng địa bàn dân cư. Công khai các điểm tiêm chủng trên địa bàn (địa chỉ, người phụ trách, thông tin liên hệ) và thông tin đến người dân để người dân biết và đi tiêm chủng kịp thời.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai tiêm chủng trên địa bàn, không để tình trạng vaccine không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên về kết quả tiêm vaccine trên địa bàn.

Tăng cường tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương rà soát, lập danh sách học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng từ 5 đến dưới 18 tuổi chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ; chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thông báo và phối hợp với cơ sở tiêm chủng tại địa phương để tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học hoặc các địa điểm phù hợp khác, bảo đảm an toàn.

Tăng cường công tác tuyên truyền, mời các chuyên gia, nhà tư vấn chuyên môn để tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm bảo đảm quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận, vận động các em và phụ huynh, người chăm sóc trẻ đưa con em đi tiêm chủng phòng dịch COVID-19 đầy đủ, kịp thời; đặc biệt quan tâm đến các em mắc bệnh lý nền, béo phì... để phối hợp với ngành Y tế thực hiện phương án tiêm chủng bảo đảm an toàn cho trẻ em, học sinh.

Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, nhất là các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải thực hiện ngay việc quán triệt và chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong toàn ngành đảm bảo hoàn thành tiêm hết các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở chủ động phối hợp với ngành y tế tích cực thông tin, tuyên truyền về hiệu quả và lợi ích của việc tiêm vaccine để khuyến khích và hướng dẫn người dân tích cực tham gia tiêm vaccine để bảo vệ bản thân và cộng đồng; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động tổ chức nhắn tin tuyên truyền với tần suất và thời lượng phù hợp, nội dung tin nhắn do Bộ Y tế đề xuất; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tiêm vaccine phòng COVID-19 và công tác phòng chống dịch COVID-19.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục tổ chức các chuyên mục về tình hình dịch bệnh và vaccine vào khung giờ phù hợp để người dân được tiếp cận thông tin về lợi ích, hiệu quả của việc tiêm vaccine.

Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương các đoàn thể tích cực phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan, chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch, nhất là việc tiêm mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em vì lợi ích của bản thân, cộng đồng và tránh nguy cơ bùng phát dịch trở lại. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo tổ chức giám sát công tác tiêm vaccine.

Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ Đoàn, Hội, các cơ quan báo chí trực thuộc đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy vai trò lực lượng đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tích cực tiêm vaccine; tổ chức các đội hình tình nguyện tham gia hỗ trợ các lực lượng chức năng trong việc tiêm vaccine cho người dân.

Đề nghị Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chỉ đạo hệ thống ngành dọc tiếp tục tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên tham gia tiêm vaccine phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế và vận động người dân tiêm vaccine; hỗ trợ hậu cần, truyền thông tại các điểm tiêm vaccine./.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dứa là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày với vị chua ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Bạn có thể ăn nguyên quả hoặc uống nước ép nhưng đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Uống whey protein có hỗ trợ giảm cân?

Uống whey protein có hỗ trợ giảm cân?

Whey protein không phải “thuốc giảm cân”. Dùng sai cách có thể phản tác dụng. Cần sử dụng đúng liều, ăn uống lành mạnh và theo dõi cơ thể thường xuyên.
Tổ yến: Ai nên dùng, ai cần tránh?

Tổ yến: Ai nên dùng, ai cần tránh?

Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của tổ yến, nhưng các bác sĩ khuyến cáo không phải đối tượng nào cũng phù hợp với loại thực phẩm này.
Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Nhiều người chọn cà phê để tỉnh táo buổi sáng, nhưng vẫn có những cách đơn giản và khoa học giúp bạn tính táo và khỏe mạnh mà không cần đến caffeine.
Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Nhiều người thức dậy với cảm giác mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Thực tế, chỉ vài thay đổi nhỏ trong thói quen buổi sáng sẽ làm bạn thoải mái hơn.
Người viêm gan B nên kiêng gì?

Người viêm gan B nên kiêng gì?

Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị viêm gan B.. Một số thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn thương tế bào gan.
Mực cuốn rau muống hấp dẫn bao người mê nhưng liệu có thật sự an toàn?

Mực cuốn rau muống hấp dẫn bao người mê nhưng liệu có thật sự an toàn?

Món mực cuốn rau muống đang tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội với sự kết hợp mới lạ, hấp dẫn. Tuy nhiên, đằng sau hương vị thơm ngon, liệu món ăn này có thực sự an toàn với sức khỏe? Nhiều chuyên gia cảnh báo người dùng nên cân nhắc kỹ trước khi thưởng thức.
Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh là sự kết hợp giữa trà xanh và chanh mang đến nhiều lợi ích vượt trội như tăng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tật.
Ăn trứng có hại cho tim mạch? Sự thật không như bạn nghĩ

Ăn trứng có hại cho tim mạch? Sự thật không như bạn nghĩ

Trứng gà là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết như protein, lipid, glucid, vitamin, khoáng chất, enzyme và hormone.
Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Không chỉ thực phẩm, đồ uống cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ xương. Dưới đây là 5 lựa chọn mùa hè vừa giải khát, vừa tốt cho xương.
Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Vi khuẩn viêm não mô cầu có thể gây tử vong trong 48 giờ. Trẻ em và người có bệnh nền là nhóm nguy cơ cao, đặc biệt trong mùa nắng nóng.
Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Không chỉ góp mặt trong ẩm thực, lá nho còn được giới chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là “siêu thực phẩm” nhờ giàu vitamin, chất xơ và đặc tính chống viêm tự nhiên.
Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Nghiên cứu cho thấy, làm việc quá 52 giờ/tuần có thể gây thay đổi cấu trúc não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần
Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Uống cà phê mỗi sáng là thói quen phổ biến nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần thêm một nguyên liệu này bạn sẽ “nâng cấp” tách cà phê của mình.
TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM ghi nhận sự gia tăng trở lại số ca mắc Covid-19 trong vài tuần qua. Ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Sau ca phẫu thuật khẩn cấp vì đa chấn thương nội tạng do tai nạn giao thông, bé trai 4 tuổi ở Nam Định đã được xuất viện.
Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Nhiều loại đồ uống phổ biến hiện nay đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, góp phần làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, suy gan, thậm chí dẫn đến xơ gan.
Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chuyên gia cảnh báo về việc nhịn ăn chữa ung thư

Chưa có bằng chứng khoa học xác nhận nhịn ăn có thể chữa ung thư. Ngược lại, việc này còn gây suy kiệt, giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.
Trào ngược dạ dày: Bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ qua

Trào ngược dạ dày: Bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ qua

Trào ngược dạ dày không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến ung thư thực quản. Nhận biết sớm triệu chứng giúp bạn phòng ngừa hậu quả nặng nề.
Danh sách loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất

Danh sách loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất

Cơ quan công an vừa công bố danh sách hàng loạt thực phẩm chức năng giả do MEDIUSA và MediPhar sản xuất, nhiều sản phẩm vẫn đang trôi nổi trên thị trường.
Dầu óc chó – Bí quyết dưỡng da, chăm tóc từ thiên nhiên

Dầu óc chó – Bí quyết dưỡng da, chăm tóc từ thiên nhiên

Bạn đang tìm kiếm một nguyên liệu làm đẹp lành tính mà hiệu quả? Dầu óc chó chính là “vũ khí bí mật” giúp bạn chăm sóc làn da và mái tóc khỏe mạnh mỗi ngày.
Uống trà mỗi ngày có thể giúp bạn sống thọ và khỏe mạnh hơn

Uống trà mỗi ngày có thể giúp bạn sống thọ và khỏe mạnh hơn

Dữ liệu từ hơn 86.000 người cho thấy, flavonoid trong trà đen, quả mọng, táo và cam giúp giảm nguy cơ suy nhược và hỗ trợ quá trình lão hóa khỏe mạnh.
Những thực phẩm ít đường chuyên gia khuyên dùng

Những thực phẩm ít đường chuyên gia khuyên dùng

Những thực phẩm ít đường nhưng giàu dinh dưỡng không chỉ kiểm soát đường huyết hiệu quả mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.
Thu hồi giấy công bố và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 13/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm quy định hiện hành.
Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong

Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong

Việt Nam ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 từ đầu năm, không có tử vong, nhưng số ca mắc có xu hướng tăng nhẹ. Bộ Y tế cảnh báo người dân không chủ quan.
Sữa chua - "Vũ Khí" kiểm soát đường huyết

Sữa chua - "Vũ Khí" kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của sữa chua không đường đối với người mắc hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường. Tuy nhiên, không phải ăn lúc nào cũng tốt.
Vì sao nước mía thường được ép cùng quất?

Vì sao nước mía thường được ép cùng quất?

Nước mía là món giải khát quen thuộc mùa hè, nhưng ít ai để ý vì sao người bán thường ép thêm một quả quất. Sự kết hợp này có tác dụng gì?
Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì sức khỏe cộng đồng

Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì sức khỏe cộng đồng

Những năm gần đây, Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã không ngừng đổi mới, đầu tư và phát triển nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân địa phương.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động