Tích cực chuẩn bị đưa vải thiều Bắc Giang sang Nhật Bản

TH&SP Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các huyện và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đáp ứng các yêu cầu từ đối tác.

Từ cuối năm 2019, Bộ Nông lâm Ngư nghiệp của Nhật Bản (MAFF) đã thông báo mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản, đồng thời cũng kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật với vải thiều Việt Nam. Đây là kết quả của hơn 5 năm nỗ lực đàm phán giữa hai bên cùng nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện để đảm bảo diệt trừ triệt để các đối tượng phải kiểm dịch thực vật của Nhật Bản có khả năng đi theo quả vải thiều của Việt Nam.

Trong thông báo, MAFF yêu cầu quả vải thiều tươi xuất khẩu vào Nhật Bản phải được trồng tại các vườn được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản. Lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng methyl bromide (một loại hóa chất khử trùng) tại các cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật và MAFF công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong 2 giờ, dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của hai quốc gia. Các lô quả vải thiều xuất khẩu cũng phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các huyện và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiến hành rà soát, cấp mã số vùng trồng theo yêu cầu của phía Nhật Bản. Vườn vải đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng xuất khẩu đáp ứng các điều kiện như vườn độc canh vải, sạch sẽ, liền khoảnh.


vvư

Ảnh minh họa

Hiện, Bắc Giang đã có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang Nhật Bản, với diện tích 103 ha thuộc các xã: Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp thuộc huyện Lục Ngạn và xã Phúc Hòa thuộc huyện Tân Yên.

Cùng với việc rà soát, cấp mã số vùng trồng, tỉnh Bắc Giang đang tích cực hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất vải an toàn, đúng tiêu chuẩn, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng trong danh mục cho phép, ghi nhật ký sản xuất… Đồng thời, mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Năm nay, diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang hơn 28,1 nghìn ha, sản lượng dự kiến khoảng 160 nghìn tấn. Theo đó vải sớm khoảng 6 nghìn ha, sản lượng khoảng 45 nghìn tấn; vải thiều chính vụ hơn 22,1 nghìn ha, dự kiến sản lượng khoảng 115 nghìn tấn. Thời gian qua, Bắc Giang đã mở rộng diện tích sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP lên 14,3 nghìn ha, GlobalGAP lên 80 ha. Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng có 200 ha vải thiều được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện vải đang trong giai đoạn đậu quả với tỷ lệ đậu cao, chất lượng vải thiều năm nay dự kiến cũng rất tốt. Vải sớm thu hoạch từ 20/5 đến 5/6, vải chính vụ thu hoạch từ 10/6.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ vải thiều, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang Trần Quang Tấn cho biết, đơn vị đã xây dựng các kịch bản tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát hoặc khi dịch bệnh ngày càng phức tạp.

Theo đó, thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là những thị trường chính. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục, giá vải và sản lượng xuất khẩu dự kiến giảm, Bắc Giang đẩy mạnh các biện pháp sơ chế, chế biến và bảo quản quả vải như sấy khô, ép nước… đồng thời, tiến hành xúc tiến trực tuyến.

Cùng đó, tỉnh chủ động liên hệ sớm hơn với các đầu mối Trung Quốc để có phương án tiêu thụ phù hợp. Đối với thị trường trong nước, Bắc Giang tiếp tục chú trọng đưa vải thiều vào hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối và thị trường phía Nam.

Hà Linh

Hà Linh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam sắp làm chủ công nghệ sản xuất con giống tôm hùm bông

Việt Nam sắp làm chủ công nghệ sản xuất con giống tôm hùm bông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang thúc đẩy nghiên cứu để làm chủ công nghệ sản xuất giống tôm hùm bông nhân tạo. Đến nay, chỉ còn một giai đoạn lột xác nữa sẽ sản xuất ra được con giống.
Nem chua Bà Lan

Nem chua Bà Lan

Nem chua Bà Lan với hương vị thơm ngon, được sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chứng nhận OCOP 4 sao.
Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Mới đây, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định công nhận "Làng nghề, làng nghề truyền thống" và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023.
Kẹo dừa sầu riêng lá dứa

Kẹo dừa sầu riêng lá dứa

Sản phẩm kẹo dừa hương vị sầu riêng lá dứa có xớ mềm, vị béo rất đậm đà, thoang thoảng mùi thơm lá dứa, ngọt thanh, dân dã nên ăn nhiều mà không gây ngán.
Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP

Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thời gian qua đã khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, tạo nên thương hiệu đối với người tiêu dùng khi nhắc đến sản phẩm nông nghiệp của xứ sở ngàn hoa.
Bột sắn dây Quảng Phú

Bột sắn dây Quảng Phú

Bột sắn dây Quảng Phú là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tìm kiếm một thức uống thanh mát, tốt cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chiếu cói Dũng Châu

Chiếu cói Dũng Châu

Chiếu cói Dũng Châu được làm từ cây cói chọn lọc, dệt thủ công tỉ mỉ, đảm bảo sự an toàn và thân thiện với môi trường.
Bánh chưng xanh Hải Yến 20

Bánh chưng xanh Hải Yến 20

Với chất lượng tuyệt hảo, bánh chưng xanh Hải Yến 20 đã được được nhận danh hiệu “Top 20 sản phẩm uy tín chất lượng cao được người Việt tin dùng năm 2019” và đã được Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Cần vay 9.000 tỷ đồng để làm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Cần vay 9.000 tỷ đồng để làm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Tổng nhu cầu đầu tư dự án hơn 470 triệu USD (tương đương gần 11.800 tỷ đồng). Trong đó, vay World Bank khoảng 360 triệu USD (khoảng 9.000 tỷ đồng); vốn đối ứng trong nước hơn 112 triệu USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động