Thanh Hoá có hơn 900 doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn |
Là địa phương có đầy đủ các đặc điểm địa hình miền núi, trung du, đồng bằng, chính là điều kiện thuận lợi để Thanh Hoá phát triển các lĩnh vực sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp. Với diện tích tự nhiên lớn thứ 5 cả nước, nguồn lao động dồi dào, cùng với những chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp vào đầu tư…đã trở thành lợi thế của tỉnh này cho phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại.
Năm 2022, tỉnh Thanh Hoá tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới. Ngoài các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, đã có thêm các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến.
Thông qua thực hiện có hiệu quả các giải pháp thu hút doanh nghiệp, từ đầu năm đến hết tháng 10/ toàn tỉnh Thanh Hoá thu hút thêm gần 80 doanh nghiệp nông nghiệp đăng kí thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá lên hơn 920 doanh nghiệp. Cùng với đó tỉnh Thanh Hoá kêu gọi, thu hút được 9 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn đăng ký là 702,7 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện định hướng, lộ trình phát triển, tỉnh Thanh Hoá luôn dành cho nông nghiệp sự quan tâm đặc biệt . Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã ban hành nhiều chương trình liên quan đến phát triển nông nghiệp. Đồng thời, HĐND tỉnh Thanh Hoá ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp.
Tỉnh Thanh Hoá đã dành hơn 1.500 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp |
Gần đây nhất, giai đoạn 2016-2021, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành và triển khai thực hiện gần 20 chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao phủ hầu hết các lĩnh vực,từ trồng trọt, chăn nuôi đến thuỷ sản, lâm nghiệp, và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là chính sách tín dụng, vốn cấp bù lãi suất và mức vốn sử dụng ngân sách tỉnh để thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Theo đó, giai đoạn này, tỉnh Thanh Hoá đã dành hơn 1.500 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ. Hàng năm, Thanh Hoá rà soát, bổ sung, điều chỉnh vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá hất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng từng vùng để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp, có chính sách riêng cho doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản và doanh nghiệp bao tiêu nông sản cho nông dân. Đồng thời, triển khai hiệu quả Luật Doanh nghiệp, luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 3 nhà máy chế biến lúa gạo quy mô lớn của Công ty CP Thương mại Sao Khuê, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, Công ty CP Mía đường lam sơn; 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn tại các huyện Như Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước với tổng công suất 1.920 tấn sắn tươi/ngày; 3 nhà máy đường với tổng công suất 18.500 tấn mía cây/ngày, gồm: Nhà máy đường Lam Sơn, Nhà máy Đường mía Việt Nam – Đài Loan, Nhà máy Đường Nông Cống.
Trong chăn nuôi, đã thu hút được nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn đầu tư đi vào hoạt động, tiêu biểu như Công Ty TNHH Hoa Mai ( công suất chế biến 50 con lợn sữa/giờ). Nhà máy chế biến sữa Vinamilk có công suất 36- 42 triệu lít/năm. Nhà máy sữa Lam Sơn Thanh Hoá công suất 60 triệu lít sữa tiệt trùng/năm.
Cùng với những điều kiện thuận lợi như hệ thống giao thông thuận lợi và đa dạng, diện tích tự nhiên lớn, nguồn nhân lực dồi dào ..Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp lớn đã quan tâm đầu tư và đăng ký đầu tư, khởi công dự án đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khẳng định niềm tin ủa ác nhà đầu tư đối với cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và môi trường đầu tư tỉnh Thanh Hoá.