Tái khởi động đưa Cổ phiếu ngân hàng lên sàn chứng khoán

TH&SP Kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán đang được tái khởi động tại nhiều nhà băng. Trước đây một số ngân hàng đã có nhiều lần trì hoãn, trong khi vẫn còn gần phân nửa thành viên hệ thống ngân hang đứng ngoài cuộc. Vậy lần khởi động này có khả thi?

Kế hoạch… nằm trên giấy

Theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, đến cuối năm nay, toàn bộ các ngân hàng thương mại sẽ phải niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chính thức bao gồm HoSE, HNX và UPCoM. Dù vậy, tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 18/31 ngân hàng thực hiện, bao gồm 10 ngân hàng trên HoSE, 3 ngân hàng trên HNX và 5 ngân hàng trên UPCoM.

Trước đó, trong năm 2019, có gần chục ngân hàng đã trình cổ đông kế hoạch niêm yết trên HoSE, HNX hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Tuy nhiên, đến hết năm, chỉ ghi nhận duy nhất thành viên lên sàn thành công là VietBank; các thành viên còn lại vẫn “bặt vô âm tín” vì nhiều nguyên nhân.



Ngân hàng OCB


OCB là một ví dụ. Ngân hàng từng có kế hoạch lên sàn HoSE từ năm 2018. Lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng, vốn hóa thị trường sẽ đạt 1 tỷ USD sau khi niêm yết. Tuy nhiên, hai năm trôi qua, cho tới thời điểm hiện tại, việc lên sàn vẫn nằm trong “kế hoạch” và tiếp tục được trình cổ đông trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.

Lý giải về việc liên tục “trễ hẹn”, lãnh đạo ngân hàng cho biết do điều kiện thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi.

Tương tự, Nam A Bank cũng đã từng chốt danh sách cổ đông chuẩn bị lên sàn UPCoM từ cuối tháng 10/2018. Tuy nhiên, ngay sau đó, HĐQT ngân hàng ký thông báo gửi cổ đông về việc thay đổi ngày chốt danh sách. Đại diện Nam A Bank cho biết, sẽ thông báo ngày chốt danh sách cổ đông mới đến cổ đông trong thời gian sớm nhất.

Đến đại hội cổ đông thường niên 2019, kế hoạch lên sàn tiếp tục được HĐQT Nam A Bank đưa ra. Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc ngân hàng còn khẳng định, chắc chắn sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán chính thức và bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại trong năm 2019. Tuy nhiên, theo tài liệu trình cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên năm nay, thời hạn lên sàn dự kiến sẽ tiếp tục được kéo dài đến cuối năm.

Một ngân hàng khác là ABBank cũng dự kiến sau khi trả cổ tức 7,4% sẽ tiến hành nộp hồ sơ lên HoSE trong năm 2019. Đến tháng 7/2019, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu đã hoàn tất nhưng thông tin mới về thủ tục niêm yết trên sàn đến cuối năm vẫn chưa thấy đâu.

Còn tại MSB, mặc dù đã hoàn thành nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu trên HoSE từ hồi cuối tháng 11 năm ngoái, nhưng đến cuối tháng 5 năm nay, Ban lãnh đạo ngân hàng bất ngờ quyết định hoãn kế hoạch lên sàn.

Lý do được đưa ra là do lo ngại giá cổ phiếu MSB sẽ bị định giá ở mức thấp hơn so với giá trị nội tại và không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tái khởi động, lịch sử có lặp lại?

Như đã nói ở trên, 2020 là thời hạn cuối cùng để các nhà băng lên sàn theo chỉ đạo của các cơ quan quản lý. Theo đó, kế hoạch niêm yết đang được tái khởi động tại nhiều nhà băng.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, trong năm 2020, ngân hàng sẽ lên sàn, nhưng có thể vào giai đoạn cuối quý III hoặc sang quý IV/2020 khi thị trường chứng khoán thuận lợi hơn. Trước đó, ngân hàng sẽ chốt tỷ lệ bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại.

Được biết, hồi giữa tháng 3 vừa qua, OCB đã được NHNN phê chuẩn bán 11% vốn cho Ngân hàng Aozora, vốn điều lệ tăng lên hơn 8.767 tỷ đồng, từ mức 7.899 tỷ đồng.

Trong khi đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 tổ chức mới đây, lãnh đạo ngân hàng ABBank cho biết, do liên quan công tác chuyển trụ sở chính từ TP.HCM ra Hà Nội theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông 2019 nên ngân hàng buộc phải hoãn lên sàn.

Dự kiến sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội, ABBank sẽ nộp hồ sơ lưu ký và niêm yết; đồng thời việc niêm yết bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho cổ đông.

“Trường hợp việc niêm yết chưa thể thực hiện được trong năm 2020, ABBank sẽ hoàn thành đăng ký lưu ký tập trung cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và thực hiện đăng ký giao dịch trên UPcoM phù hợp với lộ trình yêu cầu của NHNN tại công văn số 1222/NHNN-TTGSNH ngày 27/02/2020 căn cứ Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán ban hành theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ”, lãnh đạo ngân hàng khẳng định.

Còn tại NamABank, do nhiều yếu tố khách quan đã ảnh hưởng đến tiến độ niêm yết trong thời gian qua. Dù vậy, Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, đã thực hiện gửi hồ sơ đến Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) để thực hiện các thủ tục đăng ký lưu ký tập trung cổ phiếu của NamABank, làm cơ sở để hoàn thiện thủ tục niêm yết chứng khoán, dự kiến chậm nhất đến cuối tháng 12 năm nay sẽ lên sàn.

Dù việc niêm yết vẫn được các nhà băng đều đặn trình lên, nhưng việc liên tục lỡ hẹn từ các năm trước không khỏi khiến cổ đông đặt ra câu hỏi về tính khả thi của kế hoạch.

Trao đổi với phóng viên BizLIVE, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc chiến lược Công ty Chứng khoán Dầu khí - PSI cho rằng, việc ngân hàng có thể lên sàn thành công hay không không phụ thuộc quá nhiều vào thị trường mà phụ thuộc nhiều vào bản thân nội tại nhà băng.

“Thị trường hiện tại tôi đánh giá đã khá thuận lợi. Điều quan trọng là chính nội bộ ngân hàng phải cảm thấy họ đã thực sự sẵn sàng. Nhiều ngân hàng chưa muốn lên sàn do liên quan đến vấn đề minh bạch hay xử lý nợ xấu. Nếu họ chưa làm tốt điều đó thì chưa muốn niêm yết”, ông Khánh nói.

Chuyên gia PSI cũng cho rằng, về cơ bản, cổ phiếu ngân hàng có nhiều dư địa tăng trưởng và vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nhờ các chỉ số cơ bản tốt.

Hồng Nhung

Hồng Nhung

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

Ngày 16/11/2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap). Cùng với đó, Ngân hàng cũng được vinh danh trong Top 10 Báo cáo thường niên nhóm ngành Tài chính.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động