Triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả, thu lợi gần 500 tỉ đồng Lộ diện một số sản phẩm trong số gần 600 loại sữa làm giả vừa bị triệt phá |
![]() |
Hàng thùng sữa bột giả các loại được chất trong các kho xưởng sản xuất chuẩn bị đưa ra thị trường. Ảnh Công an Nhân dân |
Sản xuất 573 loại sữa bột giả, thu lợi gần 500 tỉ đồng
Liên quan vụ án sản xuất, buôn bán sữa bột giả xảy ra tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group, ngày 12/4, Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", trong đó có Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà.
Dù là người trực tiếp góp vốn, điều hành và chi phối toàn bộ hoạt động của Hacofood Group và Rance Pharma, bị can Cường và Hà đã 've sầu thoát xác' bằng cách chuyển giao vai trò người đại diện pháp luật cho Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Văn Tú. Trên thực tế, cả hai chỉ là nhân viên phụ trách mảng kinh doanh, trong khi mọi quyết định từ sản xuất đến phân phối sản phẩm vẫn do Cường và Hà thao túng.
Cụ thể, tháng 8/2024, Hoàng Mạnh Hà đã chuyển giao chức danh Giám đốc Công ty Rance Pharma cho Nguyễn Thành Luân, còn tháng 10/2024, Vũ Mạnh Cường cũng giao chức danh tương tự tại Công ty Hacofood Group cho Nguyễn Văn Tú. Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định những hành vi này chỉ nhằm che giấu vai trò điều hành thật sự của bị can Cường và Hà.
Qua điều tra ban đầu, lực lượng chức năng xác định nhóm này đã lập ra 9 công ty liên kết theo hình thức cổ phần, tạo nên một hệ sinh thái khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp này chịu trách nhiệm đứng tên hồ sơ công bố sản phẩm, kinh doanh và phân phối các loại sữa bột được sản xuất tại nhà máy của Hacofood và Rance Pharma – đặt tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Kết quả điều tra cho thấy, Vũ Mạnh Cường hiện giữ cổ phần chi phối tại Hacofood Group và Rance Pharma, cụ thể: 53,84% cổ phần tại Công ty Rance Pharma; 27% tại Công ty Hacofood; 20% tại Công ty Big Four; 20% tại Công ty Long Khang. Đồng thời, là người đại diện pháp luật của các chi nhánh Hacofood tại Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên.
Hoàng Mạnh Hà cũng là cổ đông lớn tại hệ sinh thái: 45,19% cổ phần tại Công ty Rance Pharma; 27% tại Công ty Hacofood; 20% tại Công ty Big Four; 20% tại Công ty Long Khang; Giám đốc các chi nhánh Rance Pharma tại 5 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên và Thái Nguyên.
Theo cơ quan điều tra, cả Cường và Hà còn giao cho Hồ Sỹ Ý (SN 1988, thường trú tại xã Hồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) trực tiếp phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất tại hai nhà máy của Rance Pharma và Hacofood Group. Ý được xác định là người chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng sản phẩm, bao gồm cả những sản phẩm sữa bột giả đã được đưa ra thị trường.
Vụ án đang được Cơ quan CSĐT Bộ Công an mở rộng, làm rõ vai trò của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Là tội ác chứ không đơn thuần chỉ là hám lợi
![]() |
Một nhãn hiệu sữa bột giả do các đối tượng sản xuất. Ảnh: VTV |
Chia sẻ trên TNO, chị Hà (trú tại Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội), đang nuôi con nhỏ 5 tuổi, phải thốt lên rằng hành vi của các bị can trong vụ án sữa giả "là tội ác chứ không đơn thuần chỉ là hám lợi".
Người phụ nữ bày tỏ sự choáng váng trước quy mô sản xuất sữa bột giả, từ số lượng nhãn hiệu, số lượng công ty tham gia phân phối, phạm vi khách hàng, cho đến doanh thu. Với "ma trận" sữa giả như vậy, người tiêu dùng không biết đâu mà tránh.
"Đang bị tiểu đường, suy thận mà uống phải sữa bột giả thì bệnh tình sẽ ra sao. Bà mẹ mang thai uống sữa giả không chỉ ảnh hưởng đến mình mà cho cả đứa trẻ trong bụng. Thật không dám tưởng tượng", chị Hà bức xúc.
Bạn đọc Mr Hiển nêu quan điểm "sản xuất thuốc giả và sữa giả là tội ác không thể tha thứ, phải áp dụng khung hình phạt cao nhất có thể để răn đe".
Trong khi đó bạn đọc tên Nhàn bày đỏ sự phẫn nộ: "Ác! Quá ác! Buôn sữa giả quá ác. Sữa giả nó ảnh hưởng sức khỏe từ đứa bé đỏ hỏn đến những bà mẹ và tới cả những cụ già vô tội".
Bày tỏ quan điểm của mình, tác giả Thu Lê có viết, đây không đơn thuần là vụ án kinh tế mà còn là tội ác nhằm vào sức khỏe, tính mạng con người. Làm giả mặt hàng nào cũng là cần nghiêm trị, nhưng làm giả thực phẩm, đặc biệt là sữa – sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu đối với trẻ em, người già, người bệnh – là tội ác tày trời, vì nạn nhân là những đối tượng yếu thế nhất trong cộng đồng. Nhiều người trong số họ sống dựa vào sữa, nếu nguồn dinh dưỡng chủ đạo này là chất độc thì khác nào đẩy họ đến cái chết.
Tác giả Thu Lê nhấn mạnh, vụ án trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm; không thể loại trừ khả năng vẫn còn những đường dây sản xuất và buôn bán sữa bột giả khác chưa bị đưa ra ánh sáng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là sữa bột, từ khâu sản xuất đến phân phối. Các cơ quan chức năng phải vào cuộc một cách quyết liệt và đồng bộ, thường xuyên liên tục, triệt phá tận gốc những ổ nhóm tội phạm này, không để chúng có cơ hội gây hại thêm nữa.
Các vụ án sữa giả cũng là một bài học đắt giá cho người tiêu dùng về việc nâng cao ý thức cảnh giác, lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng từ những nhà sản xuất uy tín, về việc trang bị kiến thức phân biệt hàng thật, hàng giả, bảo vệ bản thân và gia đình.
Trước đó, trong chương trình thời sự 19h phát sóng trên VTV1 Đài truyền hình Việt Nam tối 11/4 thông tin Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Bước đầu cơ quan công an xác định từ tháng 8/2021 đến nay, Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất kinh doanh sữa bột. Đến nay đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Cơ quan công an xác định sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả. Trong khoảng 4 năm, các nghi phạm đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỉ đồng. |
![]() |
![]() |