Theo đó, tỉnh quảng Bình phấn đấu đến năm 2025, 100% người quản lý, 95% người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 90% người tiêu dùng có kiến thức, thực hành đúng về ATTP; hệ thống quản lý ATTP tại các tuyến được hoàn thiện, ổn định; duy trì hoạt động phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 và phòng kiểm nghiệm được Bộ Y tế chỉ định xét nghiệm phục vụ công tác quản lý Nhà nước;
![]() |
Quảng Bình tập trung triển khai nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2021 - 2025 (ảnh minh họa) |
90% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định; 100% cơ sở sản xuất thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như GMP, HACCP, ISO...; 98% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
90% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 100% vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được giám sát dư lượng các chất độc hại, kiểm soát tốt việc sử dụng chất cấm trong nuôi trồng; 98% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận theo phân cấp quản lý được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
90% chợ được kiểm soát ATTP; 85% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn hoặc khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm điều kiện về ATTP.
Bên cạnh đó, toàn tỉnh tập trung phấn đấu cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa lưu thông, phân phối; ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không bảo đảm ATTP, thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại; kiểm soát các cơ sở kinh doanh hóa chất và các vật tư nông nghiệp; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính…
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác bảo đảm ATTP; đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục truyền thông về ATTP; chú trọng thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP; nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tập trung quy hoạch xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả, vùng chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản đảm bảo ATTP; hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chủ động áp dụng truy xuất nguồn gốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.