Người dân trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ bắt buộc phải khai báo y tế Thủ tướng: Xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các trường hợp găm hàng, tăng giá trong đại dịch |
Phạt đến 3 triệu đồng đối với hành vi không khai báo y tế theo yêu cầu phòng dịch |
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
Tại Điều 2 Nghị định số 124 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (Nghị định số 117).
Theo đó, Nghị định số 124 quy định cụ thể hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác. Nếu vi phạm một trong các hành vi trên, người thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.
Cũng liên quan đến vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch theo Nghị định số 117 quy định:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch; Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch; Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch; Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A; Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch; Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch; Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng nếu thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết |
Cũng theo Nghị định 124, việc thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết hoặc thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng (trước đây mức phạt từ 3 - 5 triệu đồng).
Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế có hiệu lực từ 1/1/2022 và việc kê khai giá bắt đầu có hiệu lực từ 1/4/2022 sẽ góp phần đảm bảo ổn định thị trường mua sắm trang thiết bị y tế.
Về các biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế, Điều 44 Nghị định 124 nêu rõ, kê khai giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành tại Việt Nam và cập nhật khi thay đổi giá trang thiết bị y tế đã kê khai theo các quy định tại Nghị định này.
Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ trang thiết bị y tế bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán trang thiết bị y tế của cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác. Công khai giá trúng thầu trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế công lập. Không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán.
Nội dung công khai giá trang thiết bị y tế gồm: Tên, chủng loại trang thiết bị y tế; Hãng, nước sản xuất; hãng, nước chủ sở hữu; Đơn vị tính; Giá bán tối đa của trang thiết bị y tế tương ứng với từng cấu hình, tính năng kỹ thuật theo đơn vị tính; Giá linh kiện, phụ kiện; Chi phí bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì; Chi phí đào tạo (nếu có); Các chi phí khác (nếu có)...
Ngoài ra, Nghị định đã bãi bỏ 16/30 thủ tục hành chính (TTHC) hiện hành trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, đơn giản hóa 5/14 TTHC còn lại, số lưu hành của các trang thiết bị y tế sẽ có giá trị không thời hạn thay vì thời hạn 5 năm như hiện nay.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022./.