Cảnh báo thông tin quảng cáo sản phẩm Vitos và Dạ dày Tâm Vị Trị đau dạ dày, cảm lạnh bằng bài thuốc từ củ riềng Nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả |
Đau dạ dày do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiễm các loại nấm, vi khuẩn HP; hậu quả của các bệnh lý tại tuyến giáp; do chấn thương trong dạ dày hoặc phẫu thuật dạ dày; đặc biệt là do lối sống thiếu lành mạnh, trong đó có thói quen ăn uống không khoa học,...
Dưới đây là một số thói quen có hại cho dạ dày cần tránh:
Ăn uống không đúng giờ, không khoa học
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Nhiều người thường có thói quen để bụng quá đói, sau đó lại ăn quá no không đúng giờ. Về lâu dài, thói quen này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bởi khi axit dạ dày và enzim có trong dịch vị không có thức ăn trung hòa, sẽ tự tiêu hóa chính niêm mạc dạ dày, gây hư hại niêm mạc dạ dày. Đặc biệt là tại thời điểm dịch vị tiết ra ở mức nhiều nhất. Do đó, nếu bạn ăn uống không đúng giờ sẽ dễ mắc căn bệnh đau dạ dày nguy hiểm.
Không nhai kỹ khi ăn
Nhiều người có thói quen ăn vội vàng và nuốt thức ăn khi chưa nhai kỹ. Thức ăn đi vào dạ dày phải trải qua nhiều quá trình trước khi đến ruột và ở dạng celiac. Vội vàng nuốt thức ăn khi chưa nhai kỹ sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày, là nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày nguy hiểm..
Trong khi đó, thói quen nhai chậm và kỹ có thể làm tăng tiết nước bọt, giảm tiết axit dịch vị và dịch mật, giúp bảo vệ dạ dày.
Vội vàng nuốt thức ăn khi chưa nhai kỹ sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày |
Hoạt động ngay sau khi ăn
Trong thời gian từ 1 - 3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ xử lý thức ăn. Nếu vận động mạnh trong khoảng thời gian này, buộc lượng máu phải phân bổ nhiều cho cơ bắp, dẫn đến máu không đủ cho cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến công năng của dạ dày, dễ gây bệnh đau dạ dày.
Ăn quá no
Ăn quá no dễ làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu. Nếu ăn quá no vào buổi tối, về lâu dài sẽ phá hủy niêm mạc, hình thành bệnh dạ dày, ngoài ra còn gây béo phì, gây cảm giác tức bụng, khó ngủ, ngủ không ngon,...
Ăn quá no dễ làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn... |
Vừa ăn vừa uống nước
Nhiều người thường có thói quen vừa ăn vừa uống nước vì cảm thấy dễ ăn hơn. Nhưng đây lại là một trong những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày. Theo các chuyên gia, khi cùng lúc có nhiều thức ăn và chất lỏng đi vào dạ dày, việc tiêu hóa sẽ bị đình trệ. Vì thế, dù là nước lọc hay nước trái cây cũng không nên kết hợp khi chúng ta đang ăn cơm.
Uống trà ngay sau bữa ăn
Uống trà ngày sau khi vừa dùng bữa sẽ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Axit tannic trong trà và protein trong thức ăn sẽ tạo ra chất đông tụ không dễ tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày.
Tốt nhất nên đợi 30 phút sau bữa ăn mới uống trà để thức uống này phát huy được tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, khử trùng và bảo vệ răng,..
Uống trà ngày sau khi vừa dùng bữa sẽ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn |
Tắm khi đã ăn quá no hoặc đang quá đói
Các mạch máu ngoài da sẽ giãn nở trong quá trình tắm, máu lưu thông mạnh đến các chi, lượng máu chuyển đến các cơ quan tiêu hóa và nội tạng bị hạn chế khiến quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn.
Tắm khi no dễ khiến bạn mắc các bệnh về đường ruột và dạ dày. Còn nếu tắm vào lúc đói, lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất. Tắm vào thời điểm này dễ khiến bạn bị chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Vì thế, nên tắm trước khi ăn cơm 1 tiếng hoặc sau khi ăn cơm khoảng 2 tiếng.
Ngoài ra, còn nhiều thói quen khác như: vừa đi vừa ăn; ăn nhiều đồ cay, đồ quá nóng, quá lạnh; uống nhiều bia rượu, nước uống có cồn,... đều rất có hại cho dạ dày. Vì vậy, bạn nên loại bỏ những thói quen đó càng sớm càng tốt, thay vào đó là duy trì một lối sống lành mạnh để phòng ngừa các bệnh không mong muốn liên quan đến dạ dày.