Những ngôi chùa linh thiêng mang nét đẹp cổ kính không nên bỏ qua khi đến Huế

Xứ Huế nổi bật với nhưng ngôi chùa mang nét đẹp cổ kính, linh thiêng có cơ hội tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc, giá trị văn hóa lịch sử, tín gưỡng và các hoạt động tâm linh đặc sắc đâm chất xứ Huế.

Thành phố Huế là một trong những điểm đến nổi bật về văn hóa tâm linh tại Việt Nam với hàng loạt ngôi chùa Huế lâu đời, linh thiêng. Huế còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, nơi chứa đựng vẻ đẹp tâm linh huyền ảo gắn liền với lịch sử bao đời của đất cố đô.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa được nhắc đến nhiều nhất khi nhắc đến những ngôi chùa ở Huế, ngôi chùa này đã xuất hiện nhiều trong thơ ca nhạc họa và trở thành một trong những biểu tượng đẹp của xứ cố đô. Chùa Thiên Mụ được xây dựng năm 1601 với tuổi đời đã hơn 400 năm, bởi chúa Nguyễn Hoàng và là địa điểm tâm linh quen thuộc của người dân và du khách bởi kiến trúc ấn tượng.

Khuôn viên chùa được bao bọc bởi thành xây bằng đá và gạch, nhìn từ xa tựa như một con rùa gánh trên lưng tòa tháp và quay đầu hướng về phía sông Hương. Ghé chùa Thiên Mụ, du khách sẽ có cơ hội ngắm tháp Phước Duyên, ngọn tháp 7 tầng cao đến 21m rất ấn tượng, tiếp đến bạn hãy ghé thăm chính điện lớn nhất chùa là điện Đại Hùng rồi Điện Quan Thế Âm…

Chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu
Chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu được chỉnh trang và tu sửa thành chùa vào năm 1848, trước đó nơi đây là một Thảo Am nhỏ do Tổ sư Nhật Định lập nên. Ngôi chùa sở hữu không gian sơn thủy hữu tình, thoáng đãng, mát mẻ. Kiến trúc chùa cổ kính mang dáng dấp của những cung điện trong kinh thành Huế, được bao bọc bởi rừng thông um tùm, xanh mướt.

Không chỉ đơn thuần là chốn thiền tu, chùa Từ Hiếu còn gắn liền với câu chuyện cảm động về đạo hiếu của người con với mẹ già. Đặc biệt, đây còn là ngôi chùa Huế duy nhất có khu nghĩa trang, là nơi an nghỉ của 24 vị thái giám triều Nguyễn có công với triều đình. Hằng năm vào tháng 11 Âm lịch, chùa sẽ tổ chức hiệp kị để cúng và tưởng nhớ những vị thái giám này.

Chùa Diệu Đế

Chùa Diệu Đế
Chùa Diệu Đế

Chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi chùa Huế được phong Quốc tự còn tồn tại đến nay ở Cố đô Huế. Chùa được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị vào năm 1844 để cầu phúc cho nhân dân. Tổng diện tích chùa vào khoảng 2.500m2, được bao bọc bởi hệ thống La thành kiến cố và trổ 4 cửa đối xứng tượng trưng cho Tứ thánh đế. Bên trong gồm có 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ, chùa Diệu Đế sở hữu lối kiến trúc khác biệt so với bất cứ ngôi chùa Huế nào khác

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, chùa Diệu Đế ngày nay cũng đã đổi thay nhưng những nét kiến ​​trúc tiêu biểu vẫn còn mãi. Chùa Diệu Đế được biết đến là một trong ba ngôi Quốc tự của triều Nguyễn còn ở Cố đô Huế, và có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế.

Chùa Trúc Lâm Huế

Chùa Trúc Lâm Huế
Chùa Trúc Lâm Huế

Chùa Trúc Lâm Huế toạ lạc tại khu vực đồi Dương Xuân Thượng, thôn Thuận Hòa, huyện Thủy Xuân, huyện Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây Nam. Cảnh sắc nơi đây đẹp như tranh vẽ với con đường đá vàng, cát trắng, rừng cây rợp bóng cùng dòng suối lượn khúc,…

Khi đến đây, du khách sẽ thấy một công trình kiến ​​trúc độc đáo, hướng ra tiền đường, ở giữa là chính điện và cuối cùng là hậu tổ. Sảnh chính, đại diện cho kiến ​​trúc Á Đông, với mái ngói đỏ uốn cong, đính kèm long, li, quy, phượng. Trong chùa có một bảo vật quý giá là bình bát bằng kim sa của vị sư trụ trì chùa Thiên Mụ Huế đầu tiên.

Chùa Giác Lương

Chùa Giác Lương
Chùa Giác Lương

Chùa Giác Lương – ngôi chùa Huế mang nét đẹp cổ in bóng một thời của mảnh đất Huế, tọa lạc ở làng Hiền Lương. Ngôi chùa nằm cách trung tâm thành phố khá xa khoảng 21km. Chùa được xây dựng từ lâu đời vào thời nhà Lê do bà Hoàng Thị Phiếu dựng nên. Ngôi chùa Huế này trở nên uy nghiêm bởi lối kiến trúc cổ kính với cổng Tam Quan hai tầng mái giả.

Trong chùa thờ 7 tượng Phật, thờ thánh Quan Công, Quan Bình, Châu Xương. Chùa có phối tự 12 vị thủy tổ các họ đã có công khai lập Làng. Tại chùa còn lưu giữ quả chuông lớn, đúc năm 1819, thân chuông đúc tên những người thợ rèn tài ba, những quan lại và những người giàu có đã cúng tiền đúc chuông và trùng tu chùa.

Chùa Giác Lương góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử hình thành phong cách kiến trúc chùa xứ Huế trong dặm dài của kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Chùa Phật đứng

Chùa Phật Đứng
Chùa Phật Đứng

Chùa Phật Đứng hay còn được gọi với nhiều cái tên khác là chùa Thiên Lâm hay chùa Phật Đứng – Phật Nằm. Chùa được xây dựng vào năm 1966 dưới thời trụ trì của hòa thượng Hộ Nhẫn, và được đại trùng tu vào năm 2014, chùa tọa lạc trên ngọn đồi Quảng Tế thuộc địa phận phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Với khung cảnh yên bình cùng không khí trong lành, nơi đây trở thành địa điểm du lịch Huế thu hút hàng ngàn du khách.

Phong cách Phật giáo Nam tông với gam màu vàng chủ đạo cùng những chi tiết ấn tượng Về mặt kiến ​​trúc, chùa Phật Đứng Huế mang dáng dấp của ngôi chùa truyền thống Thái Lan với hình tháp xoắn ốc đặc trưng.

Sự độc đáo của ngôi chùa Huế này còn thể hiện ở lối kiến ​​trúc có sự pha trộn giữa kiến ​​trúc chùa cổ Ấn Độ, Thái Lan và Miến Điện

Chùa Huyền Không Huế

Chùa Huyền Không Huế được xây dựng vào thế kỷ 20, cách thành phố Huế khoảng 14km về phía Tây, và nằm giữa vùng núi non hữu tình của thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa Huyền Không
Chùa Huyền Không

Chùa có kiến ​​trúc mộc mạc hòa hợp với thiên nhiên mang trong mình nét độc đáo riêng. Chính điện với kiến ​​trúc nhà vườn Huế không trộn lẫn với những nét kiến ​​trúc khác mà hài hòa với thiên nhiên và mang đậm hồn của dân tộc. Chùa Huyền Không Huế có vẻ đẹp được ví như một bức tranh thủy mặc. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, không gian yên tĩnh có thể nghe thấy tiếng côn trùng kêu râm ran. Đồng thời, tiếng chim hót, tiếng lá xì xào trong gió khiến cho bất cứ ai ấn tượng mãi.

Chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm là một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế. Chùa nằm trên dốc Nam Giao, quay mặt về hướng Nam. Đây là nơi nhà sư Minh Hoằng Tử Dung dựng thiền thất để tu khi mới từ Quảng Đông (Trung Hoa) sang Thuận Hóa, dần dần được mở rộng, nâng cấp thành chùa. Năm 1703, chùa được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch “Sắc tứ Ấn Tông Tự”. Tại đây, nhà sư Liễu Quán đã học đạo với sư thầy Minh Hoằng và mở ra dòng Thiền Việt Nam ở xứ Đàng Trong.

Chùa Từ Đàm
Chùa Từ Đàm

Năm 1951, đây là nơi 51 đại biểu của giới Phật giáo ba miền Bắc Nam Trung họp để quyết định thống nhất Phật giáo Việt Nam. Năm 1960, chùa Từ Đàm trở thành trụ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh. Trong cuộc vận động chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, chùa là trung tâm đầu não tổ chức các hoạt động tranh đấu của Phật giáo ở Huế.

Khuôn viên chùa rộng khoảng 15.000m2. Cổng tam quan cao lớn nhưng đơn giản, các mặt đều có la thành bao bọc. Sân chùa rộng, có cây bồ đề lớn, được chiết cành từ nơi Phật Thích Ca thành đạo ở Ấn Độ, do bà Karpeies, Hội trưởng Hội Phật học Pháp tặng năm 1936; phía Tây có bảo tháp 7 tầng mới xây dựng đầu thế kỷ XXI; phía Đông mặt sân thấp hơn hẳn, là nơi có ngôi nhà dài hai tầng, dùng làm giảng đường và văn phòng của Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa Từ Lâm

Chùa Từ Lâm là ngôi chùa cổ, có lịch sử gần 400 năm, do Thiền sư Từ Lâm khai sơn vào nửa sau thế kỷ XVII, cuối đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1649-1687). Chùa Từ Lâm tọa lạc ở số 36 đường Thanh Hải, thôn Hạ I, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Từ Lâm ngày nay được biết đến rộng rãi trong và ngoài nước, từ cảnh trí đến “thanh quy”, nơi nơi đều lưu giữ nét hương thiền phảng phất. Chánh điện chùa Từ Lâm đang tôn trí một ngôi Đại Phật tượng bằng đồng có trọng lượng 4,5 tấn, thếp vàng do quý vị lãnh đạo cao cấp đã cung tiến với tâm nguyện cầu cho Việt Nam quốc thịnh dân an, mưa hòa gió thuận, phía trước thờ bộ Hoa Nghiêm Tam thánh. Vẻ đẹp thiền môn xứ Huế vẫn được giữ gìn trong những sinh hoạt thường nhật như chính “thanh quy” xưa kia lịch đại Tổ sư đã dày công kiến tạo.

Ngoài ra, chùa còn là nơi lưu giữ nhiều bảo vật, di vật của lịch sử cổ đại năm. Khi đến thăm chùa là du khách có thể được chiêm ngưỡng tượng đức Phật Thích Ca, tượng Ca Diếp và tượng A Nan, điều đặc biệt là ba pho tượng cổ này đều được làm bằng gỗ mít vừa có giá trị tâm linh vừa có giá trị nghệ thuật.

Chùa Thánh Duyên

Chùa Thánh Duyên
Chùa Thánh Duyên

Chùa Thánh Duyên là một danh lam cổ tự nằm ở núi Mỹ Am (sau đổi là Thủy Hoa rồi Thúy Vân nhưng người địa phương quen gọi là Túy Vân), xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, sát bờ Bắc đầm Cầu Hai, gần cửa biển Tư Hiền, được xây dựng từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, (1691 - 1725), năm 1830 được vua Minh Mạng cho nâng cấp, xây dựng thêm một loạt công trình kiến trúc và đặt tên là “Thánh Duyên Tự”. Dưới triều Nguyễn đây là một quốc tự, được triều đình quan tâm trùng tu và cử các danh tăng về làm Tăng cang và Trú trì.

Hiện nay, qua nhiều đợt trùng tu, chùa Thánh Duyên đang dần dần khôi phục lại vóc dáng của ngôi cổ tự với đình khắc bài “Vân Sơn bi thắng tích” của vua Thiệu Trị dựng ở chân núi, với cổng chùa hai tầng và tòa chánh điện 3 gian 2 chái còn bảo lưu các tượng Tam thế Phật, Quan Thế Âm, 18 vị La Hán, thập điện Minh Vương bằng đồng. Bên phải sân trước chùa còn bia đá khắc 4 bài thơ của vua Minh Mạng chế ngự về núi Thúy Hoa và chùa Thánh Duyên. Đi dần lên đỉnh núi là Đại Từ Các 2 tầng có nghi môn và la thành bao bọc. Trên đỉnh núi là tháp Điều Ngự 3 tầng, cao khoảng 15m và đình Tiến Sảng ở sau tháp nhìn ra Biển Đông. Quanh chùa còn khá nhiều cây thông cổ thụ đang đứng vững với thời gian.

Chùa Quốc Ân

Chùa Quốc Ân
Chùa Quốc Ân

Chùa Quốc Ân thường được gọi là Tổ đình Quốc Ân, nằm gần núi Bân (nơi Nguyễn Huệ làm lễ tế trời lên ngôi Hoàng đế). Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, do tổ sư Tạ Nguyên Thiều khai sơn vào khoảng những năm 1682-1684 với tên ban đầu là thảo am Vĩnh Ân. Chùa là ngôi Tổ đình đầu tiên của phái thiền Lâm Tế từ Trung Quốc truyền sang. Khuôn viên chùa rộng khoảng 5.000m², trong đó diện tích xây dựng khoảng 550m². Chùa kiến trúc theo kiểu chữ khẩu truyền thống, tam quan quay hướng Tây Nam gồm 4 trụ.

Chùa Quốc Ân là một di tích Phật giáo quan trọng, là điểm dừng chân, nơi sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật giáo, có đạo hạnh và tài đức. Ngôi chùa xứng đáng là một trong những di tích lịch sử – văn hóa của thành phố Huế. Ngày nay, đến chiêm bái tham quan chùa Quốc Ân, chúng ta như đi vào một bảo tàng thu nhỏ trưng bày thờ tự nhiều tượng khí, pháp khí mang những dấu ấn văn hóa đặc trưng của Phật giáo xứ Đàng Trong.

Chùa Phước Duyên

Chùa Phước Duyên, thuộc thôn An Ninh thượng, phường Hương Long, TP Huế, nằm ẩn mình dưới chân ngọn đồi nhỏ tên là Rú Vi, sát bên bờ sông Bạch Yến. Chùa có diện tích khoảng 4000m2, với vị trí độc lập, cách xa khu dân cư khoảng 200m về phía Đông Bắc, nên cảnh vật xung quanh yên tĩnh, rất thích để sống thực hành tâm linh.

Cổng chùa Phước Duyên
Cổng chùa Phước Duyên

Chùa Phước Duyên, hay còn được gọi bởi cái tên khác là Phước Duyên Thiền Uyển. Được xây dựng vào năm 1948, do Hòa thượng Thích Đảnh Lễ khai sáng. Với bề dày lịch sử hơn 700 năm cùng với nhiều biến cố xảy ra trong thời điểm này. Theo truyền thuyết, trước đây chùa được biết đến với tên gọi là chùa Ốc Tiêu, cũng chẳng biết do ai xây dựng nên.

Trải qua nhiều giai đoạn trùng tu, và chỉnh sửa, cho đến nay chùa Phước Duyên vẫn luôn giữ nét kiến trúc, không gian độc đáo riêng. Nhờ thiên nhiên ưu ái, nên chùa Phước Duyên lúc nào cũng mang khung cảnh bình yên, thanh vắng, giúp du khách xua tan nhiều muộn phiền, âu lo trong cuộc sống.

Ngoài những ngôi chùa được nêu trên vẫn còn rất nhiều ngôi chùa khác ở Huế đang đợi du khách đến khám phá và trải nghiệm. Hành trình tuyệt vời đưa du khách về với những chốn thanh tịnh vô ưu, nơi tận hưởng cảm giác bình yên trong tâm hồn và khám phá những điều thú vị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc gắn liền với mỗi ngôi chùa.

Ngoài khám phá những ngôi chùa đẹp ở Huế, du khách còn có thể thưởng thức và tham quan những danh lam thắng cảnh thơ mộng ở cố đô, trải nghiệm cảm giác ngồi thuyền, nghe ca trên dòng sông Hương,...

Những ngôi chùa tại Hà Nội nổi tiếng linh thiêng, đông nghịt vào ngày rằm tháng Giêng Những ngôi chùa tại Hà Nội nổi tiếng linh thiêng, đông nghịt vào ngày rằm tháng Giêng
Chùa Mèo – Ngôi chùa linh thiêng gắn với sự tích lịch sử Chùa Mèo – Ngôi chùa linh thiêng gắn với sự tích lịch sử 'Miêu thần cứu chúa'
Khám phá ngôi chùa Hồ Thiên - Nơi tu hành các vị cao tăng Thiền Phái Trúc Lâm Yên tử Khám phá ngôi chùa Hồ Thiên - Nơi tu hành các vị cao tăng Thiền Phái Trúc Lâm Yên tử
Khám phá ngôi chùa Trung Tiết - Được hai vị công thần xây dựng dưới thời Trần Khám phá ngôi chùa Trung Tiết - Được hai vị công thần xây dựng dưới thời Trần
Khám phá Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa linh thiêng 400 tuổi Khám phá Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa linh thiêng 400 tuổi
Hương Giang

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hàng nghìn người đổ về chùa Quán Sứ trước ngày cung rước xá lợi Phật

Hàng nghìn người đổ về chùa Quán Sứ trước ngày cung rước xá lợi Phật

Trước ngày diễn ra lễ cung rước xá lợi Phật, hàng nghìn Phật tử và người dân từ khắp nơi đã đổ về chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để chiêm bái và tham dự các nghi lễ tâm linh đặc biệt.
Tháp Đa Bảo – Nơi tôn trí vĩnh viễn trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức

Tháp Đa Bảo – Nơi tôn trí vĩnh viễn trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức

Sáng 11/5, tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM), lễ cung thỉnh và tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào bảo tháp Đa Bảo đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính, với sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử.
Hột vịt lộn nước dừa Vũng Tàu – Món ăn vặt thanh mát, không nên bỏ qua

Hột vịt lộn nước dừa Vũng Tàu – Món ăn vặt thanh mát, không nên bỏ qua

Hột vịt lộn nước dừa là sự kết hợp vị ngọt mát của dừa và béo ngậy của trứng, trở thành món ăn vặt hấp dẫn, không thể thiếu trong ẩm thực Vũng Tàu.
Chùa Quán Sứ 500 năm chuẩn bị đón xá lợi thiêng liêng

Chùa Quán Sứ 500 năm chuẩn bị đón xá lợi thiêng liêng

Hướng về Đại lễ Vesak 2025, Chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị đón xá lợi Đức Phật, biểu tượng thiêng liêng trong tín ngưỡng Phật giáo toàn cầu nhân dịp kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn.
Tận hưởng chuyến tàu VIP Hà Nội - Hải Phòng chỉ với 300.000 đồng/lượt

Tận hưởng chuyến tàu VIP Hà Nội - Hải Phòng chỉ với 300.000 đồng/lượt

Ga Hải Phòng, một trong những nhà ga lâu đời nhất Việt Nam, mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp cổ kính và lịch sử vĩ đại, giờ đây trở thành một điểm đến văn hóa độc đáo, hấp dẫn du khách khám phá.
Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp qua du lịch sinh thái và giải trí

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp qua du lịch sinh thái và giải trí

Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, khai thác bền vững tiềm năng đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh và văn hóa dân tộc để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật.
Bánh canh hẹ Phú Yên – món ngon dân dã đậm vị xứ Nẫu

Bánh canh hẹ Phú Yên – món ngon dân dã đậm vị xứ Nẫu

Bánh canh hẹ Phú Yên là món ăn giản dị nhưng đậm đà với sợi bánh mềm mại, nước dùng ngọt từ cá biển và hẹ tươi. Đây là đặc sản không thể bỏ qua khi đến Phú Yên.
Bảo tồn di sản – Nền tảng phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn di sản – Nền tảng phát triển du lịch bền vững

Sở hữu kho di sản quý giá, Bắc Giang đang nỗ lực biến tiềm năng văn hóa thành lợi thế du lịch. Dù đã có bước tiến tích cực, nhưng để di sản thực sự lan tỏa và trở thành động lực phát triển bền vững, cần những giải pháp đồng bộ và dài hạn hơn.
Chùa Tam Chúc đón xá lợi Phật, hàng vạn người về chiêm bái

Chùa Tam Chúc đón xá lợi Phật, hàng vạn người về chiêm bái

Trong Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, chùa Tam Chúc (Hà Nam) – nơi từng đăng cai Vesak 2019 – sẽ đón xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quốc bảo linh thiêng từ Ấn Độ, được cung nghinh từ TP.HCM và an vị trang nghiêm tại chánh điện.
Huế bứt tốc kích cầu du lịch, sẵn sàng bùng nổ năm 2025

Huế bứt tốc kích cầu du lịch, sẵn sàng bùng nổ năm 2025

Hướng đến mục tiêu đón 5 – 5,5 triệu lượt khách và thu về 11.000 – 12.000 tỷ đồng trong năm 2025, TP. Huế đang tăng tốc với loạt chương trình kích cầu du lịch quy mô lớn. Từ ưu đãi hấp dẫn đến sự kiện trải dài bốn mùa, Cố đô sẵn sàng tạo cú hích cho một năm bùng nổ.
Du lịch Việt Nam vươn tầm: 10 khách sạn, resort lọt vào danh sách "tốt"' nhất thế giới

Du lịch Việt Nam vươn tầm: 10 khách sạn, resort lọt vào danh sách "tốt"' nhất thế giới

Từ biển xanh Cam Ranh đến sương mù Sa Pa, những điểm nghỉ dưỡng hàng đầu của Việt Nam vừa được tạp chí du lịch danh tiếng Travel + Leisure gọi tên trong danh sách “500 Khách sạn tốt nhất thế giới năm 2025”. Đây không chỉ là tin vui cho ngành du lịch, mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ cho đẳng cấp ngày càng lên của thương hiệu nghỉ dưỡng Việt trên bản đồ thế giới.
Việt Nam lọt top 7 điểm đến “hot” nhất thế giới

Việt Nam lọt top 7 điểm đến “hot” nhất thế giới

Không còn là “ẩn số” châu Á, Việt Nam vươn lên top 7 thế giới về tăng trưởng tìm kiếm du lịch quốc tế, vượt Thái Lan, Singapore và Indonesia. Với cảnh sắc đa dạng, văn hóa đặc sắc và chính sách visa cởi mở, Việt Nam đang trở thành điểm đến được ưa chuộng hàng đầu năm 2025.
Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch với ba “điểm vàng”

Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch với ba “điểm vàng”

Hà Nội đang đẩy mạnh chiến lược phát triển du lịch với ba “điểm vàng” gồm: Hồ Hoàn Kiếm – phố cổ, Ba Vì và Hương Sơn. Không chỉ đầu tư hạ tầng và bảo tồn di sản, Thủ đô còn ứng dụng công nghệ số, tạo đột phá đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Thác Lưu Ly - "viên ngọc" ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên

Thác Lưu Ly - "viên ngọc" ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên

Giữa không gian hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên, thác Lưu Ly như một viên ngọc thô ẩn mình, tỏa sáng trong vẻ đẹp hoang sơ, mơ màng và đầy huyền bí. Mặc dù sở hữu tiềm năng du lịch vô cùng lớn, thác Lưu Ly vẫn chưa được đánh thức đúng mức, nhưng đó cũng chính là lý do khiến nó giữ được nét đẹp nguyên sơ đầy quyến rũ.
4 ngôi chùa Việt đón tiếp xá lợi Đức Phật: Hành trình linh thiêng khắp ba miền

4 ngôi chùa Việt đón tiếp xá lợi Đức Phật: Hành trình linh thiêng khắp ba miền

Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, xá lợi Đức Phật được cung thỉnh từ Ấn Độ về Việt Nam, thực hiện hành trình thiêng liêng qua 4 ngôi chùa tiêu biểu trải dài từ Nam ra Bắc, mang đến cơ hội hiếm có để hàng triệu Phật tử chiêm bái và cầu nguyện.
Bí ẩn xá lợi Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ

Bí ẩn xá lợi Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ

Xá lợi Phật, tinh hoa còn lại sau khi nhục thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được hỏa táng, từ lâu đã được tôn kính là biểu tượng tối thượng của sự giác ngộ và thanh tịnh trong Phật giáo. Không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc, xá lợi còn là di sản văn hóa và khảo cổ vô giá, hiện được Chính phủ Ấn Độ công nhận là bảo vật quốc gia, được bảo tồn và quản lý nghiêm ngặt.
Lâm Đồng mang “hồn Tây Nguyên” đến Hà Nội

Lâm Đồng mang “hồn Tây Nguyên” đến Hà Nội

Nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển kinh tế - du lịch của tỉnh Lâm Đồng đến với người dân Thủ đô và bạn bè quốc tế, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức chương trình “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội – năm 2025” trong ba ngày, từ 16 đến 18/5/2025, tại các địa điểm trung tâm của Hà Nội.
Du lịch Quảng Ninh bội thu từ kỳ nghỉ lễ đầu hè

Du lịch Quảng Ninh bội thu từ kỳ nghỉ lễ đầu hè

Những bãi biển rực nắng, lễ hội tưng bừng, dòng người tấp nập đổ về Hạ Long, Cô Tô, Vân Đồn… tạo nên một bức tranh du lịch sôi động chưa từng có trong dịp lễ 30/4 – 1/5. Quảng Ninh khởi động mùa hè bằng cú bứt tốc ngoạn mục với hơn 1,1 triệu lượt khách, khẳng định vị thế “thủ phủ du lịch miền Bắc”.
Hai “viên ngọc” du lịch Việt lọt top thế giới: Hà Giang và Hội An làm nên kỳ tích

Hai “viên ngọc” du lịch Việt lọt top thế giới: Hà Giang và Hội An làm nên kỳ tích

Tạp chí du lịch uy tín Time Out vừa công bố danh sách 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, và Việt Nam tự hào có hai đại diện góp mặt: Hà Giang với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng và Hội An với nét cổ kính, thanh bình. Đây là niềm tự hào lớn đối với ngành du lịch Việt Nam.
Lễ Phật Đản Vesak 2025: Lan tỏa những giá trị Phật giáo vì hòa bình và phát triển bền vững

Lễ Phật Đản Vesak 2025: Lan tỏa những giá trị Phật giáo vì hòa bình và phát triển bền vững

Năm 2025, Việt Nam lần thứ tư vinh dự được đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak, một sự kiện quy tụ hàng ngàn đại biểu, phật tử và khách mời từ hơn 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Núi Bà Đen đã sẵn sàng đón hàng nghìn đại biểu dự Vesak 2025

Núi Bà Đen đã sẵn sàng đón hàng nghìn đại biểu dự Vesak 2025

Chiều 8/5/2025, núi Bà Đen sẽ là điểm đến của Đại lễ Vesak 2025 với một loạt hoạt động mang tính lịch sử như lễ rước xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ, lễ trồng cây bồ đề và lễ thắp nến cầu nguyện hoà bình thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động