COVID-19 xuất hiện trở lại trong trường học ở Bà Rịa, ngành y tế vào cuộc Biến thể Covid-19 XEC lan nhanh tại Thái Lan có triệu chứng gì? Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm |
Vào lúc 23h10 ngày 20/5/2025, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên (Lào Cai) tiếp nhận bệnh nhân N.Q.T. (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) trong tình trạng khó thở, thở nhanh nông, nồng độ oxy trong máu giảm thấp, môi tím, toàn thân vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, run rẩy.
Qua thăm khám và chẩn đoán, bệnh nhân được xác định sốc phản vệ độ III do ăn nhộng tằm, thời điểm nhập viện là giờ thứ 2 kể từ khi ăn.
![]() |
Bác sĩ khuyến cáo người dân khi mua nhộng tằm về chế biến thức ăn cần chú ý chọn loại còn tươi, có nguồn gốc rõ ràng. (Ảnh minh họa) |
Bác sĩ Hoàng Văn Chung, người trực tiếp tiếp nhận và cấp cứu cho biết kíp trực đã xử trí cấp cứu theo phác đồ điều trị sốc phản vệ, giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Hiện chưa xác định được số lượng nhộng tằm người bệnh đã ăn và nguồn gốc thực phẩm.
Bác sĩ Chung nhận định, có nhiều nguyên nhân có thể gây ngộ độc nhộng tằm. Thứ nhất, thực phẩm có thể đã bị ôi thiu, dẫn đến phân hủy protein và sinh độc tố. Ngoài ra, một số loại nhộng tằm có thể bị ngâm hóa chất để tạo vẻ ngoài căng bóng, dễ bán nhưng không an toàn. Một nguyên nhân khác là dị ứng với natri sunfit – chất thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm, bao gồm cả nhộng tằm.
Sốc phản vệ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, do nhiều tác nhân như thực phẩm lạ, côn trùng đốt, thuốc hoặc hóa chất. Nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong,
Các triệu chứng phổ biến của sốc phản vệ gồm mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, huyết áp tụt, có thể kèm theo thở rít, rối loạn ý thức, thậm chí hôn mê.
Để phòng ngừa, người dân được khuyến cáo chỉ nên mua nhộng tằm còn tươi, có nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng nhộng bị ôi, biến màu hoặc không rõ nguồn gốc. Người có cơ địa dị ứng nên cẩn trọng hoặc không sử dụng loại thực phẩm này.