Mang 15 triệu đồng mua chim công khởi nghiệp, trai đất cảng thành ông chủ trang trại 47 chuồng, thu nhập 500 triệu/năm

Từ một cặp chim công ban đầu giá 15 triệu đồng đến nay anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng đã sở hữu trang trại có quy mô 47 ô chuồng, cho thu nhập mỗi năm 500-600 triệu đồng.
Nuôi loài chim chỉ ăn với đẻ, hàng ngày lão nông cứ đếm rổ là có tiền Trại nuôi vạn con chim khổng lồ cao 3 mét nhìn hầm hố mà hiền khô khi nhe nhạc Loài chim quý hiếm đẹp sặc sỡ ở rừng ngập mặn Cà Mau làm mê đắm giới chim kiểng
Anh Trần Văn Dũng bên mô hình nuôi chim công
Anh Trần Văn Dũng bên mô hình nuôi chim công

Chim công được xem là con vật nuôi phong thủy mang đến sự may mắn và hòa khí cho gia đình gia chủ nên rất được ưa chuộng. Đặc biệt là các trang trại, người có thu nhập cao và ổn định họ thích mua công về làm cảnh, đây cũng là loài vật nuôi ưa thích của các khu du lịch sinh thái. Thời điểm đó, nguồn cung trên thị trường còn rất hạn chế, dẫn đến giá thành luôn ở mức cao nên anh Dũng quyết định đầu tư vào nuôi chim công.

Năm 2009, còn là sinh viên học tập ở TP Hải Phòng, anh Dũng tự mày mò tìm hiểu qua sách báo, trên internet về loài chim công và quyết định nuôi loại động vật vừa quý, vừa đẹp này. Tiết kiệm từng đồng từ việc làm thêm, anh quyết định mua một cặp chim công Ấn Độ hơn 1 năm tuổi với giá hơn 15 triệu đồng về nuôi.

Thời điểm đó, với một anh sinh viên thì số tiền đó là cả một gia tài. Việc tìm mua đã khó, nhưng chuyện thuyết phục được người thân trong gia đình cho nuôi lại nhọc hơn nữa, vì không một ai ủng hộ anh. Bố anh Dũng từng nói, nếu mua về nuôi thì đập chết, bởi ông thương con trai tốn tiền vào những thứ không chắc chắn.

Nhưng tính cách của chàng trai trẻ, khi đã quyết là làm. Cứ như vậy, đi học về, rồi tới khi làm kỹ sư cho nhà máy xi măng gần nhà, anh Dũng đều một mình cặm cụi, tỉ mẩn chăm sóc những chú chim công từ cho ăn, cho uống, tới dọn dẹp. Tới năm 2012, khi có những sản phẩm bán ra thị trường đầu tiên, mang lại kinh tế cao cho gia đình, tất cả mọi người công nhận và đã ủng hộ anh nhiều hơn.

Chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi chim công, anh Dũng cho biết nuôi công rất dễ bởi đây là loài động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao hơn hẳn so với các loại vật nuôi khác, thức ăn của công cũng vô cùng đơn giản. Chàng trai đất Cảng này khẳng định “Nuôi chim công dễ hơn nuôi gà”.

Mô hình nuôi nhốt chim công
Mô hình nuôi nhốt chim công

Về mặt dinh dưỡng, một con chim công trưởng thành ăn rất ít, chỉ bằng một con gà. Ngoài các thức ăn bình thường như thóc, ngô, cám, gạo… để bộ lông của chim công luôn bóng và mượt, anh Dũng còn cho chúng ăn thêm lạc và rau giá. Các loại rau xanh cho chim công ăn, anh Dũng tự trồng ở vườn sau nhà.

Nhằm đảm bảo vấn đề an toàn sinh học, cách ly với các nguy cơ dịch bệnh, mọi việc từ dọn dẹp tới chăm sóc đàn ông đều do anh Dũng đảm trách và trang trại được cách ly với bên ngoài.

Chuồng trại nuôi công của anh Dũng cũng được xây dựng, bố trí sao cho ấm về mùa đông, mát về mùa hè, ánh sáng hợp lí tùy mùa; có khu dành cho chim trưởng thành, chim hậu bị, chim non…

Anh Dũng cũng cho biết, một trong những yếu tố giúp mô hình nuôi công của anh thành công là do môi trường nuôi công phải sạch sẽ, thường xuyên phải khử trùng chuồng trại thường xuyên tránh để ẩm thấp, mầm bệnh dễ phát triển.

Phải có khoảng sân nhỏ để công tự do nhảy múa, vận động, tắm nắng. Bố trí thêm nhiều que sào trong chuồng để chim bay đậu cho thoải mái để chim nhanh lớn và có lông đẹp. Nền chuồng và khoảng sân phía ngoài phải cao, được rải cát để hút ẩm để đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển, đồng thời là chỗ để cho công tắm cát làm sạch bộ lông.

Mỗi năm, một con chim công mái đẻ được từ 35-40 trứng/năm. Ban đầu, anh cho gà ấp nhưng tỷ lệ nở chỉ đạt 40-50%, rất lãng phí trứng. Sau đó, anh chuyển sang dùng máy ấp trứng, tỷ lệ nở thành con đạt tới 80-85%.

Theo anh Dũng, những dòng chim công nuôi không khác gì gà con. Khi chim công non nở ra từ trứng, anh Dũng cũng tiêm các loại vắc xin như parkinson, newcatson. Từ lúc nở tới 20-25 ngày thì cắt úm. Nhờ việc học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi trên internet và các phương thuốc của dân chọi gà, việc chăn nuôi chim công của anh Dũng giờ đây rất suôn sẻ. Anh còn khẳng định, nuôi chim công dễ hơn nuôi gà.

Ngoài chim công anh Dũng còn nuôi thêm chim trĩ và gà lôi với những giống lạ, đẹp mắt. Tất cả những dòng chim, gà quý đều được mua ở những địa chỉ được phép mua bán, trao tặng, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài chim công, anh Dũng còn nuôi chim trĩ
Ngoài chim công, anh Dũng còn nuôi chim trĩ

Tiếng lành đồn xa, cộng với việc nhanh nhạy trong quảng bá thương hiệu trên internet, những chú chim công của anh Dũng được vận chuyển đi khắp cả nước. Giá của một bộ chim công gồm một trống và hai mái có tuổi đời từ 10-15 năm có giá khoảng 30 triệu, có khi lên tới 80 triệu tùy từng loai công; còn chim công non từ 25-30 ngày có giá từ 2-2,5 triệu đồng/bộ. Bên cạnh đó, công thay lông đuôi một lần, lên đến hơn 100 chiếc mỗi năm. Giá mỗi chiếc lông bán buôn khoảng 30.000 đến 70.000 đồng. Anh Dũng tính toán, chỉ riêng số tiền này đã đủ để trả các chi phí thức ăn, thuốc chữa bệnh, chuồng trại.

Nuôi công đơn giản, chi phí chuồng trại thấp, nhàn công và cho thu nhập rất cao so với chăn nuôi các loài động vật khác, cũng nhờ nuôi công mà gia đình anh Dũng trở nên khá giả. Trừ chi phí, trung bình mỗi năm gia đình anh thu từ 500-600 triệu đồng.

Anh Dũng hi vọng, thời gian tới, nghề nuôi chim công sẽ phát triển hơn nữa, trở thành một giống vật nuôi gần gũi với đời sống con người. Mô hình là điểm sáng trong việc giải đáp câu hỏi “nuôi con gì” giúp các hộ nông dân lựa chọn đa dạng loại vật nuôi.

Trại nuôi vạn con chim khổng lồ cao 3 mét nhìn hầm hố mà hiền khô khi nhe nhạc Trại nuôi vạn con chim khổng lồ cao 3 mét nhìn hầm hố mà hiền khô khi nhe nhạc
Loài chim quý hiếm đẹp sặc sỡ ở rừng ngập mặn Cà Mau làm mê đắm giới chim kiểng Loài chim quý hiếm đẹp sặc sỡ ở rừng ngập mặn Cà Mau làm mê đắm giới chim kiểng
Choáng ngợp ở trại nuôi chim cút lớn nhất Việt Nam, chinh phục người Nhật nhờ trứng cút ăn liền Choáng ngợp ở trại nuôi chim cút lớn nhất Việt Nam, chinh phục người Nhật nhờ trứng cút ăn liền
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nông dân Tiền Giang được mùa, trúng giá vụ lúa Đông Xuân

Nông dân Tiền Giang được mùa, trúng giá vụ lúa Đông Xuân

Nông dân tại các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa Đông Xuân. Lúa trúng mùa, trúng giá giúp nhà nông thu lợi nhuận cao.
Nhiều người trồng sầu riêng, cà phê thành tỉ phú

Nhiều người trồng sầu riêng, cà phê thành tỉ phú

Giá sầu riêng, cà phê tăng kỷ lục trong năm 2023 giúp nhiều nông dân trồng cà phê, sầu riêng bội thu tiền tỉ.
Những người đam mê làm giàu từ cây dược liệu

Những người đam mê làm giàu từ cây dược liệu

Với nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng, Việt Nam cũng có tên trong bản đồ dược liệu thế giới. Trong những năm gần đây, nhờ đi đúng hướng, nhiều hộ dân đã bắt đầu làm giàu từ cây dược liệu của địa phương.
Giá chuối giảm sâu, nông dân trồng chuối ở Đồng Nai “mất Tết”

Giá chuối giảm sâu, nông dân trồng chuối ở Đồng Nai “mất Tết”

Giá chuối xuất khẩu rẻ như cho, nhiều nông dân trồng chuối ở huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) trắng tay trước thềm Tết Nguyên đán.
Các “thủ phủ” quất trên cả nước hối hả vào vụ Tết

Các “thủ phủ” quất trên cả nước hối hả vào vụ Tết

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, bà con trồng quất trên khắp cả nước đang tất bật bước vào vụ thu hoạch Tết sau một năm chăm sóc, vun trồng.
Nông dân trồng bưởi thắng lớn vụ Tết

Nông dân trồng bưởi thắng lớn vụ Tết

Có màu sắc bắt mắt, mùi thơm đặc trưng nên bưởi luôn đắt khách mỗi dịp Tết đến xuân về, nhờ đó mà người trồng bưởi thu bộn tiền mỗi khi đến vụ thu hoạch.
Từ cây cà phê cổ, người đàn ông tạo ra loại thức uống trứ danh Đà Lạt

Từ cây cà phê cổ, người đàn ông tạo ra loại thức uống trứ danh Đà Lạt

Ấn tượng bởi mùi thơm đặc trưng của cà phê Moka, ông Đỗ Văn Ẩn (ngụ tại đường Tô Hiến Thành, phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã cất công tìm kiếm và tạo nên thương hiệu cà phê nổi tiếng phố núi Đà Lạt.
Hàng loạt KOL “đổ bộ” Bình Phước, truyền cảm hứng cho bộ đội sắp xuất ngũ.

Hàng loạt KOL “đổ bộ” Bình Phước, truyền cảm hứng cho bộ đội sắp xuất ngũ.

Vừa qua, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng trong xã hội (KOL) từ nhiều tỉnh thành đã đến giao lưu, truyền cảm hứng khát vọng lập thân, lập nghiệp cho gần 1.000 hạ sĩ quan, chiến sĩ chuẩn bị xuất ngũ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Gia Lai: Làm giàu từ trồng bưởi da xanh gắn liền với du lịch sinh thái

Gia Lai: Làm giàu từ trồng bưởi da xanh gắn liền với du lịch sinh thái

Những năm gần đây, du lịch sinh thái gắn liền với nông nghiệp đang là những mô hình độc đáo và có nhiều tiềm năng, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Vươn lên làm giàu nhờ trồng bưởi da xanh gắn với du lịch sinh thái nhà vườn, hộ anh Nguyễn Văn Kiểm tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, Gia Lai là một trong những tấm gương điển hình.
Hương bài có độc nhưng là cây giúp nhà nông thoát nghèo

Hương bài có độc nhưng là cây giúp nhà nông thoát nghèo

Cây hương bài sở dĩ có tên như vậy là do rễ cây này được dùng làm hương đốt trong những ngày tết, dáng cây trông giống như cỗ bài.
Giá sầu riêng tăng cao, nhà vườn thu nhập khủng

Giá sầu riêng tăng cao, nhà vườn thu nhập khủng

Nguồn cung hạn chế khiến giá sầu riêng tăng cao, giá sầu riêng tại vườn là 105.000 đồng một kg, còn ở các kho lên tới 140.000 đồng, tăng 50-60% so với tháng 10.
Rời biển về quê nuôi đà điểu, bất ngờ có doanh thu tiền tỷ mỗi năm

Rời biển về quê nuôi đà điểu, bất ngờ có doanh thu tiền tỷ mỗi năm

Vốn là kỹ sư hàng hải, năm 2016 anh Trần Hữu Mạnh bỏ nghề lái tàu thủy, trở về xã Vân Hoà, huyện Ba Vì (Hà Nội) làm trang trại nuôi đà điểu. Giờ đây anh đã là ông chủ của 200 con Đà điểu với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Anh kỹ sư cầu đường bỏ nghề về làm giám đốc bán cá kho

Anh kỹ sư cầu đường bỏ nghề về làm giám đốc bán cá kho

Lần đầu tiên thưởng thức món cá kho làng Vũ Đại, huyện Lý Nhân (Hà Nam), anh Nguyễn Bá Toàn đã bị món ăn dân dã này “hớp hồn”, từ đó anh quyết định đặt chân lên con đường mà mình chưa hề có khái niệm về nó - kinh doanh ẩm thực.
Thanh Hoá: Nhiều tín hiệu vui đến với người trồng tre luồng Lang Chánh

Thanh Hoá: Nhiều tín hiệu vui đến với người trồng tre luồng Lang Chánh

Cũng như các vùng tre luồng nói chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vùng luồng Châu Lang thuộc huyện Lang Chánh ngày nay, nhiều năm qua, giá vầu, nứa, luồng nguyên liệu ở huyện Lang Chánh rất thấp. Tuy nhiên gần đây, nhiều tín hiệu vui đã đến với bà con trồng tre luồng nơi đây.
Thủ phủ hồng trăm tuổi xứ Nghệ mất mùa, được giá

Thủ phủ hồng trăm tuổi xứ Nghệ mất mùa, được giá

Theo người dân địa huyện Nam Đàn, so với các năm, sản lượng hồng năm nay giảm nhiều nhưng bù lại giá cả tăng nên bà con phần nào được an ủi.
Trồng loại rau là "sâm của người nghèo", ông nông dân Long An có thu nhập hàng trăm triệu đồng

Trồng loại rau là "sâm của người nghèo", ông nông dân Long An có thu nhập hàng trăm triệu đồng

Nhờ trồng rau sạch, chủ yếu là trồng rau má, ông Nguyễn Văn Toàn (SN 1967, ngụ ấp 3, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) mỗi năm có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực

Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực

Cả nước hiện có 131.000 ha sầu riêng, tức mỗi năm tăng bình quân 24,5% – đây là mức tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực. Với diện tích trồng sầu riêng tăng trưởng mạnh, nông dân ồ ạt mở rộng diện tích, đang dấy lên lo ngại về những rủi ro trong tương lai.
Nông dân Đà Nẵng tất bật trồng rau sau đợt mưa lớn

Nông dân Đà Nẵng tất bật trồng rau sau đợt mưa lớn

Sau đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, các hộ nông dân tại làng rau La Hường (Đà Nẵng) đã nhanh chóng bắt tay vào trồng vụ rau mới để kịp cung ứng sản phẩm cho các chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố.
Nam Định chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nam Định chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao, Hội nông dân TP. Nam Định đã từng bước thực hiện tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, tăng cường cơ giới hóa, từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị và một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đặc biệt, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thu nhập ổn định nhờ trồng nấm rơm công nghệ cao

Thu nhập ổn định nhờ trồng nấm rơm công nghệ cao

Bằng sự nỗ lực và kiên trì mày mò trong nhiều năm, anh Đào Huy Tùng đã trở thành “chuyên gia” trong mô hình trồng nấm rơm công nghệ cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Trồng giống na cho trái khủng trên núi cao, nông dân đổi đời thành tỷ phú

Trồng giống na cho trái khủng trên núi cao, nông dân đổi đời thành tỷ phú

Những trái na sầu riêng có hình dáng mới lạ, bắt mắt, nặng từ 1 - 1,5kg, có quả to đến hơn 2kg, giá na bán tại vườn ở mức 150.000 đồng/kg.
Thu nhập khủng từ nghề cầm dao đi “gõ” sầu riêng

Thu nhập khủng từ nghề cầm dao đi “gõ” sầu riêng

Khi sầu riêng vào vụ, với những người lành nghề, nhiều kinh nghiệm, việc cầm dao đi “gõ” sầu riêng cũng có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Nhiều nông dân Khánh Hoà trở thành tỷ phú nhờ trồng sầu riêng

Nhiều nông dân Khánh Hoà trở thành tỷ phú nhờ trồng sầu riêng

Vụ sầu riêng năm nay, thương lái mua tại vườn từ 70.000 đồng - 95.000 đồng/kg, với năng suất từ 10-15 tấn/ha, nhiều hộ dân trồng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã có thu nhập tiền tỷ.
Hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi ở Đồ Sơn

Hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi ở Đồ Sơn

Đằng sau những màn đấu hay tạo "thương hiệu" chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), không thể nhắc đến công lao của những người huấn luyện trâu chọi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động