Chuyên gia phong thủy khuyên cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời? Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện |
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2025 gồm những gì?
Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, vùng miền có thể khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc. Tuy nhiên, thông thường mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm có mâm cỗ chay cúng trời Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng
![]() |
Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng. |
Một mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng thường gồm những món sau: Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng. Thường thì người ta sẽ chọn con gà trống tơ, luộc chín và bày lên đĩa với toàn bộ hình dáng nguyên vẹn, biểu trưng cho sự trọn vẹn, đủ đầy. Gà luộc còn thường được kèm với lá chanh thái sợi nhỏ và chấm muối tiêu.
Xôi thường được chọn là xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh có màu sắc đẹp và ý nghĩa may mắn. Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho sự cát tường, trong khi xôi đỗ xanh là biểu hiện của sự đầy đặn và yên bình.
Giò lụa và giò thủ là hai loại giò phổ biến trong mâm cỗ cúng, tượng trưng cho tài lộc và sự an khang. Những khoanh giò tròn đầy được bày trên đĩa không chỉ đẹp mà còn thể hiện sự sung túc, dồi dào.
Nem rán (chả giò) là món ăn thể hiện sự phong phú, đa dạng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nem rán thơm ngon với lớp vỏ giòn rụm, nhân thịt và rau củ đậm đà, làm tăng thêm hương vị hấp dẫn cho mâm cỗ.
Thịt kho tàu với hương vị đậm đà, miếng thịt mềm nhừ cùng trứng luộc biểu trưng cho sự giàu sang, phát đạt. Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn thể hiện lòng thành kính sâu sắc đến tổ tiên.
Canh mọc với những viên thịt nhỏ hấp dẫn hoặc canh bóng thả thơm lừng không chỉ làm mâm cỗ thêm phần phong phú mà còn mang ý nghĩa cho sự đậm đà, gắn kết của gia đình.
Rau củ luộc với màu sắc tươi tắn, thường là các loại rau theo mùa như bầu, bí, cà rốt, su hào... tượng trưng cho sự khỏe mạnh, tươi mới, là lời chúc về sức khỏe và sinh khí.
Ngoài thức ăn, mâm cúng Rằm tháng Giêng năm 2025 không thể thiếu các đồ lễ như: trái cây, hoa tươi, hương, đèn nến, rượu, nước trà,... Cần lưu ý, lễ vật cũng gồm hương, hoa, đèn nến, vàng mã, trầu cau, rượu và không được để chung với lễ vật cúng Phật.
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng
![]() |
Việc dâng mâm cỗ chay vào ngày rằm tháng Giêng được xem là hướng con người đến những điều thiện lành, từ bi. Mâm cỗ thường bao gồm các món cơ bản như:
Mâm cỗ chay cúng Phật gồm: Hoa quả; chè xôi; các món đậu; canh xào không thêm nhiều hương liệu; bánh trôi nước; cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ phải có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trắng (thủy) và vàng (kim); và đủ 10 món, gồm các món ăn từ tứ phương: sông, núi, biển, đồng bằng. Tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi nếu có. Ngoài ra, các gia đình có thể phóng sinh, đi chùa lễ Phật, làm việc thiện…
4 thứ không nên xuất hiện trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng
![]() |
Trên mâm cỗ cúng tuyệt đối không nên dâng lên hoa giả hay trái cây giả. |
“Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, chỉ riêng câu nói này thôi là đủ để thấy từ xa xưa, các cụ ta đã coi trọng lễ cúng này như thế nào. Đồ cúng tùy tâm gia chủ, song tuyệt đối không được cúng 4 thứ dưới đây, nếu không dễ bị thần Phật quở trách…
Hoa giả, trái cây giả: Nhiều gia đình có thói quen đặt lên ban thờ hoa giả, trái cây giả vì những loại hoa quả này thường có màu sắc đẹp mắt, lại không sợ bị hỏng, héo. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý, đây chính là thứ không cúng Rằm tháng Giêng được, trên mâm cỗ cúng tuyệt đối không nên dâng lên hoa giả hay trái cây giả. Thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên. Với hoa cúng, có thể chọn hoa cúc vàng, cúc trắng, huệ trắng… Đây là những loại hoa có màu sắc tươi tắn, hương thơm dịu nhẹ, thích hợp để dâng cúng.
Tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính: Nhiều gia đình có thói quen đặt tiền lên ban thờ khi cúng tế. Tuy nhiên, tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra. Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức. Việc thờ cúng vốn tùy tâm, không phải dâng lên nhiều tiền là tốt, mà chưa hẳn không dâng tiền đã là xấu. Gia chủ nên hiểu rõ điều này để không phạm phải những điều kiêng kỵ trong cúng Rằm tháng Giêng.
Thủ lợn: Theo quan niệm dân gian, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu làm mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn. Những gia đình không theo đạo Phật thường làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng chính là mâm cúng gia tiên, tương đối giống với mâm cỗ ngày Tết với những món truyền thống, trong đó có thịt gà, thịt lợn, giò chả, măng miến… Người ta cho rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm, vì thế vẫn nên hạn chế là hơn. Gia chủ có thể thay bằng các món ăn khác, trước là dâng cúng tổ tiên, sau là cả nhà thụ lộc.
Đồ chay giả mặn: Nhiều gia đình vẫn quan niệm rằng ngày Rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, vì thế nên dâng cúng đồ chay, phát nguyện làm việc thiện, những mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn. Ngoài ra, với những gia đình có ban thờ Phật thì mâm cỗ chay là không thể thiếu. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ khi làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay. Sở dĩ nói vậy vì chúng ta dâng đồ chay là phát tâm hành thiện, nếu dâng đồ chay được làm dưới hình dáng của đồ mặn, ví dụ như giả tôm, giả thịt, giả cá… thì tức là tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn sân si. Khi dâng cúng cốt ở thành tâm, nhưng cũng cần phải hiểu rõ ý nghĩa đồ thờ cúng là gì. Làm đồ chay vốn khó hơn đồ mặn, cầu kỳ mất thời gian hơn, nhưng nếu làm sai thì e rằng dễ bị thần Phật quở trách đó.
Đốt vàng mã cúng Rằm Tháng Giêng trong chung cư gây cháy nổ bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử như sau: Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm. 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Theo quy định trên, đốt vàng mã cúng Rằm Tháng Giêng trong chung cư mà gây cháy nổ có thể bị phạt cảnh cáo hoặc xử phạt từ 100.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu đốt vàng mã trong chung cư mà xảy ra hậu quả làm cháy, hư hại tài sản hoặc làm chết người còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản hoặc tội vô ý làm chết người. |