Gạo nếp cẩm, thức quà dẻo thơm với nhiều lợi ích cho sức khỏe Gạo bảo quản hay bị mọt đen, bỏ thứ này vào để cả năm không mọt, cơm nấu dẻo thơm Chọn ăn loại gạo nào tốt nhất cho sức khỏe? |
Gạo đen được ví là "vua của các loại gạo", giàu dưỡng chất hơn gạo tẻ và gạo lứt
Gạo đen là loại gạo có màu đen hay nâu sẫm, thuộc nhóm gạo nếp, giàu dinh dưỡng, được mệnh danh là "ngọc trai đen trong gạo" hay "vua của các loại gạo".
Gạo đen chứa protein, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng khác. Hầu hết các muối vô cơ như mangan, kẽm và đồng có trong gạo đen cao gấp 1 đến 3 lần so với gạo tẻ, ngoài ra nó còn chứa các thành phần đặc biệt như vitamin C, chất diệp lục, anthocyanin, carotene và glycoside tim mà gạo không có.
So với gạo lứt, gạo đen cũng giàu chất xơ và protein hơn với khoảng 5 gam protein và 3 gam chất xơ trong 1/4 cốc gạo đen.
Hiệu quả và chức năng của gạo đen
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng gạo đen có giá trị dược liệu quan trọng. Theo sách cổ về nông nghiệp y học, gạo đen "bổ âm bổ thận, cường tráng cơ thể và làm ấm dạ dày, cải thiện thị lực và kích hoạt tuần hoàn máu, thanh lọc gan và làm ẩm ruột, tiêu ẩm dưỡng tinh, bổ phổi thư giãn gân cốt".
Gạo đen có thể dùng làm thuốc và món ăn, đặc biệt chữa chóng mặt, thiếu máu và tóc bạc, lưng gối đau nhức, quáng gà và ù tai, dùng lâu dài có thể kéo dài tuổi thọ. Vì vậy, người ta thường gọi là gạo đen “gạo thuốc”, “gạo trường thọ”. Ngoài ra, gạo đen còn thích hợp dùng cho phụ nữ mang thai vì bổ máu.
Y học hiện đại cũng đã khẳng định thường xuyên ăn gạo đen giúp ngăn ngừa hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu, tóc bạc, bệnh về mắt, lưng gối đau mỏi, phổi khô ho, táo bón, tiểu khó, thận hư phù thũng, chán ăn, suy nhược cơ thể, bồi bổ lá lách và dạ dày. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của gạo đen.
Chống lão hóa: Lớp vỏ bên ngoài của gạo đen có chứa sắc tố anthocyanin, có tác dụng chống lão hóa mạnh mẽ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu gạo càng đậm thì tác dụng chống lão hóa của các sắc tố biểu bì càng rõ ràng, vì vậy tác dụng của sắc tố gạo đen là mạnh nhất trong các loại gạo có màu sắc khác nhau. Ngoài ra, sắc tố này còn giàu hoạt chất flavonoid gấp 5 lần so với gạo trắng, có tác dụng phòng chống xơ cứng động mạch rất lớn.
Kiểm soát huyết áp: Các khoáng chất như kali và magie trong gạo đen có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não. Do đó bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân mắc bệnh tim mạch có thể ăn gạo đen như một phần trong chế độ ăn kiêng.
Hạ đường huyết: Gạo đen chứa nhiều chất xơ hơn, tốc độ tiêu hóa tinh bột tương đối chậm, chỉ số đường huyết GI chỉ là 55 (gạo trắng là 87), do đó ăn gạo đen sẽ không gây ra những biến động mạnh về đường huyết như ăn cơm gạo trắng.
Tăng cường lá lách và dạ dày, cải thiện tình trạng thiếu máu: Gạo đen chứa nhiều carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất, đồng thời có nhiều anthocyanin, carotene và các nguyên tố có lợi khác hơn gạo trắng. Thích hợp nhất cho những người sau khi ốm đau thể chất suy nhược, sắc mặt nhợt nhạt, tỳ hư, thận hư.
Cách nấu cơm gạo đen
Để bảo quản nhiều chất dinh dưỡng hơn, gạo đen chủ yếu được ăn trực tiếp dưới dạng gạo nguyên cám sau khi tách vỏ. Loại gạo đen này thích hợp nhất để nấu cháo. Khi nấu cháo, để cháo mềm nhanh hơn, tốt nhất nên ngâm trước để gạo hút nước hoàn toàn.
Để các chất màu có trong gạo đen không bị hòa tan trong nước khi ngâm, trước khi ngâm nên vo nhẹ bằng nước lạnh nhưng không được vò nát, nước dùng để ngâm gạo nên dùng để nấu, không nên bỏ đi, như vậy sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng trong đó.
Do lớp ngoài của gạo đen cứng nên nếu không đun sôi kỹ sẽ khó bị axit dạ dày và men tiêu hóa phân hủy, tiêu hóa, dễ gây khó tiêu, viêm dạ dày ruột cấp tính. Vì vậy, những người mắc chứng khó tiêu không nên ăn gạo đen chưa nấu chín. Người có hệ tiêu hóa yếu sau khi ốm không nên vội ăn gạo đen.