Lễ dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên Xuân Nhâm Dần 2022

Sáng 17/3 (tức ngày 15/2 âm lịch), tại Trung tâm Lễ hội Tây Thiên, Ủy ban Nhân dân huyện Tam Đảo phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên Xuân Nhâm Dần 2022.
Lễ hội Tây Thiên - Về miền văn hóa tâm linh Review Tây Thiên: Những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Tây Thiên Review Tây Thiên: Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Vĩnh Phúc
Lễ dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên Xuân Nhâm Dần 2022
Các đại biểu dự lễ dâng hương Quốc mẫu Tây Thiên

Tới dự lễ dâng hương có các đồng chí: Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước; Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư TƯ Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam; Hà Thị Nga, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Trưởng Ban công tác đại biểu của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Lê Tiến Châu, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.

Về phía tỉnh Vĩnh Phúc có các đồng chí: Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố.

Tây Thiên được biết đến như nơi giao hòa giữa đạo Phật và đạo Mẫu, tạo nên không khí thanh tịnh và linh thiêng. Từ xa xưa, ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật.

Đến với Tây Thiên là "Đến với Phật, về với Mẫu". Quốc Mẫu tên thật là Lăng Thị Tiêu, được Hùng Chiêu Vương thứ VII lập làm Chính Vương phi, có công lập binh mã giúp Vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa nước, chiêu mộ quân sỹ, củng cố vương triều.

Các triều đại phong kiến từ Đinh, Lý, Trần, Lê đều sắc phong bà là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối linh Đại vương thuộc hàng Thượng đẳng phúc thần, di tích thờ bà tại thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo. Hằng năm cử các quan đại thần lên cúng tế tưởng nhớ công đức của bà tại đền nằm trong Khu danh thắng Tây Thiên.

Khu danh thắng Tây Thiên có nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng nằm trong hệ thống rừng thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo, khí hậu mát mẻ, cảnh quan tươi đẹp. Hàng năm, Lễ hội được tổ chức vào ngày 15-17/2 âm lịch hằng năm, tạo điều kiện cho du khách mọi miền tới thưởng ngoạn cảnh đẹp, chiêm bái, tiếp tục khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống, các chuẩn mực giá trị văn hóa, đạo đức, tôn giáo...

Lễ dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên Xuân Nhâm Dần 2022
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc dâng hương tại buổi lễ

Theo Ban tổ chức, Lễ hội Tây Thiên được tổ chức từ ngày 14-17/2 (âm lịch), bao gồm phần lễ và phần hội. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, huyện Tam Đảo cùng các ngành chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ tổ chức Lễ dâng hương Quốc Mẫu ngắn gọn, trang trọng và thành kính; qua đó nhằm giáo dục truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh Khu danh thắng Tây Thiên và hình tượng Quốc mẫu Tây Thiên tới người dân, du khách.

Trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, từ tháng 1/2022, Công an huyện Tam Đảo đã khởi động lại hoạt động của mô hình Cụm công an Tây Thiên, với đầy đủ các lực lượng tham gia công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn, giữ vững an ninh trật tự trong và ngoài khuôn viên khu danh thắng.

Từ ngày 15/2, thành lập thêm 2 tổ tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn, nhất là từ tỉnh lộ 302 trung tâm huyện đi khu danh thắng Tây Thiên. Bố trí lực lượng phối hợp với Ban quản lý danh thắng hướng dẫn, phân luồng phương tiện giao thông, hướng dẫn du khách về với Tây Thiên tham quan, chiêm bái.

Theo thông tin từ Ban quản lý khu danh thắng Tây Thiên, từ Tết nguyên đán đến nay, hơn 200.000 lượt du khách khắp nơi đã về tham quan, lễ bái và thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Thiên. Phần lớn du khách sử dụng dịch vụ cáp treo, xe điện. Đặc biệt, với việc Việt Nam mở cửa đón du khách quốc tế và việc chủ động làm tốt công tác phòng chống dịch, bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao chất lượng dịch vụ, ngay trong ngày khai hội, hàng ngàn người dân, du khách đã có mặt tại sân Đền Thõng để tham gia nghi lễ dâng hương Quốc Mẫu.

Ngày 23/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2367/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên thuộc thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo là Di tích Quốc gia đặc biệt. Tiếp đó, ngày 14/01/2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 176/QĐ-BVHTTDL công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Hai di sản văn hóa đặc biệt này không chỉ là niềm vinh dự, tự hào đối với nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc mà còn đưa Tây Thiên trở thành Trung tâm văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, du lịch hàng đầu của Việt Nam
Lê Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội chùa Tây Phương; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia (2015 – 2025), đồng thời khai hội chùa Tây Phương vào ngày 2/4/2025 (tức ngày 5/3 Âm lịch).
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa.
20 năm “Người gác đền xứ biển”

20 năm “Người gác đền xứ biển”

Cậu Vũ Ngọc Chinh - Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả, người gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình cho việc trùng tu tôn tạo ngôi đền. Từ năm 2005 Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả đã gắn bó với ngôi Đền đến nay cũng đã tròn 20 năm.
Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội truyền thống Đền Đức Thánh Cả diễn ra từ ngày 13, 14, 15 tháng 2 âm lịch hàng năm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa tâm linh của nhân dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá), thu hút nhiều du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái.
Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Khu di tích Đền Đức Thánh Cả, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) trải qua thăng trầm của thời gian, nơi đây là một địa điểm di tích tâm linh cấp tỉnh đặc biệt thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dâng hương, chiêm bái hàng năm.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 lần đầu tiên đã đón người đứng đầu Tổ chức cà-phê quốc tế (ICO) đến tham và có bài phát biểu tại Lễ Khai mạc. Đây có thể nói là một dấu mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao vị thế cà-phê Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) không chỉ là sự kiện văn hóa quan trọng, tôn vinh bề dày lịch sử và truyền thống địa phương, mà còn là nguồn động lực để các thế hệ tiếp nối. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ niềm tự hào với di sản cha ông, mà còn là cơ hội tổng kết, báo cáo những thành tựu đạt được trong năm qua.
Cà phê vào hội

Cà phê vào hội

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đã chính thức khai mạc vào tối qua (10/3). Đây là sự kiện nhằm tôn vinh những nông dân, các nhà chế biến, kinh doanh, xuất khẩu... cà phê.
Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cuội" sẽ có loạt sự kiện, sản phẩm, dịch vụ mới và các gói ưu đãi với các gói combo hấp dẫn cho du khách khi về trẩy hội Đền Hùng.
Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Lễ hội kén rể ở làng Đường Yên mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, tái hiện những công việc thường ngày của cư dân lúa nước, gửi gắm trong đó những ước vọng về một cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt.
Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Không chỉ là một trong những ngôi làng cổ được mệnh danh là đẹp bậc nhất Tây Bắc, bản Cát Cát luôn là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Sapa bởi công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông Sapa.
Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh Hoà Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Sự cố liên quan đến tình trạng mất kiểm soát của trâu chọi số 17 tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) diễn ra vào ngày 14/2/2025 dẫn đến tin đồn trâu bị “chích điện chết trên sân đấu”. Nhiều tranh luận gay gắt về việc nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?
Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Lễ hội truyền thống là nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Thế nhưng những năm gần đây, hiện tượng "tam sao thất bản" hay mất tính nguyên gốc... khiến nhiều người cảm giác đó là một festival du lịch thì. Vậy làm sao để giữ được tính thiêng của lễ hội?
Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

So với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ có nhiều điểm nhấn mới.
Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Đền Tranh (Hải Dương) được người dân cùng du khách thập phương truyền tụng "cầu gì được nấy”. nhưng ít ai biết được những giá trị mà Lễ hội đền Tranh mang lại trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương.
Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Với bề dày lịch sử hơn 500 năm, nghề làm bún tại làng Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Trong 2 ngày 15 và 16/2, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội Văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường, xã Tiến Xuân năm 2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Không chỉ riêng năm nay mà năm nào cũng xuất hiện tình trạng người dân người dân xếp hàng dài, chen lấn nhau trước giờ diễn ra lễ khai ấn đền Trần. Vậy lý do nào đã khiến cho đền Trần những ngày đầu năm luôn "chật cứng” bởi hàng vạn người từ tứ xứ đổ về?
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Trong văn hóa Việt Nam, lễ cúng Rằm tháng Giêng vô cùng quan trọng bởi đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Vậy mâm cỗ cúng trong ngày này, phải chuẩn bị những gì để "kích hoạt" tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ?
Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Từ rất xa xưa người Việt thường có phong tục đi chùa lễ Phật với mục đích lễ chùa cầu an cho bản thân gia đình. Khi đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng thì nên nhớ kỹ những điều tuyệt đối không được cầu khi đi lễ chùa kẻo phạm phải cấm kỵ.
Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Theo các chuyên gia phong thủy, có 4 việc cần làm trong ngày Rằm tháng Giêng năm 2025 mà gia chủ nên lưu ý để cầu nguyện sức khỏe, bình an, hạnh phúc, sung túc, kinh doanh buôn bán nhiều may mắn…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động