Review Tây Thiên: Hướng dẫn đường lên Tây Thiên Vĩnh Phúc Review Tây Thiên: Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Vĩnh Phúc |
![]() |
1. Cụm cáp treo Tây Thiên
Cáp treo Tây Thiên tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc được xây dựng từ năm 2010 và chính thức đưa vào hoạt động vào năm 2012. Tuyến cáp treo được thiết kế men theo dòng suối và vượt núi nhằm giúp du khách chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh quan nơi đây từ trên cao.
Cáp treo Tây Thiên có chiều dài là 2.480m với điểm xuất phát ở chân núi, ngay sát đền Cậu và điểm cuối là Đền Thượng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên.
Dây cáp treo được vắt qua 13 cột tháp có chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh từ 10m đến 40m. Hệ thống cáp treo được xây dựng kỹ lưỡng, đảm bảo độ an toàn cho du khách trong quá trình di chuyển.
Hệ thống cáp treo Tây Thiên bao gồm 50 cabin loại 8 chỗ đến 10 chỗ với công suất chuyên chở từ 1.500 đến 2.500 khách/giờ. Thời gian đi suốt tuyến khoảng 8 đến 12 phút/chuyến với vận tốc là 6m/s đến 4m/s.
Cáp treo Tây Thiên ra đời là phương tiện an toàn, nhanh chóng và tiện nghi; giúp du khách di chuyển thuận tiện.
![]() |
Khung cảnh Tây Thiên nhìn từ trên cao |
Ngồi trên cabin của cáp treo, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh rừng đại ngàn với nhiều loài cây cổ thụ quý hiếm, những ngôi nhà, đền chùa hiện ra mờ ảo dưới chân núi; những dòng suối chảy êm đêm, dịu êm…
Du khách không chỉ thắc mắc về chiều dài của cáp treo mà nhiều du khách còn tò mò về giá vé đi cáp treo là bao nhiêu. Sau đây là thông tin giá vé đi cáp treo một chiều và hai chiều cho du khách tham khảo.
Vé cáp treo khứ hồi:
Người lớn: 200.000 đồng/người
Trẻ em: 140.000 đồng/người
Trẻ em dưới 1m: miễn phí
Vé cáp treo 1 chiều:
Người lớn: 130.000 đồng/người
Trẻ em: 80.000 đồng/người
Trẻ em dưới 1m: miễn phí
2. Đền Thõng
![]() |
Đền Trình Quốc Mẫu Tây Thiên |
Đền Thõng hay còn gọi là đền Trình, là nơi khách hành hương vào trình báo trước khi đăng sơn lên khu Đền Thượng – nơi thờ chính của Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu.
Đền Thõng toạ lạc trên khu đất bằng phẳng, có thế đất thuận lợi, rộng rãi đón các đoàn du khách, tạo điều kiện cho du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên và tài năng của con người. Đến đền Thõng du khách còn được chiêm ngưỡng Cây Đa Chín Cội, nằm ngay tại sân đền đã có niên đại hàng trăm năm tuổi, là biểu tượng linh thiêng, làm tôn lên vẻ đẹp của khu danh thắng. Tại Cây Đa Chín Cội còn lưu giữ tấm bia đá được bảo tồn nguyên vẹn, có nội dung “Tam Đảo Linh Sơn” là một chứng tích lịch sử văn hoá rất giá trị, khẳng định danh thắng Tây Thiên đã được nhiều triều đại phong kiến hết sức quan tâm và coi trọng, là nơi “địa linh” bậc nhất của cả nước.
3. Đền Cậu
![]() |
Đền Cậu Tây Thiên |
Qua đền Thõng ta sẽ tới đền Cậu, đền Cậu nằm cách đền Thõng khoảng hơn 1km, đường đi khá thuận lợi: hai bên đường là những hàng cây rợp bóng che mát cho khách hành hương trong chặng đường dài. Đền Cậu nơi đây thờ Cậu bé Trường Sinh. Theo như lời kể của nhân dân thì đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, ở đây có đặt một bát hương và có một hòn đá, tương truyền là Cậu ngự ở đây, tập trung vào nuôi quân trước khi đưa quân lên trên Mẫu.
Trong đền có hai pho tượng gồm một nam, một nữ, một cặp xứng đôi trong tư duy lưỡng hợp. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái.
Đền cậu được ban quản lý và nhân dân chung sức tu sửa lại vào năm 1993. Chắc chắn đây sẽ là điểm khởi nguồn đầu tiên tốt nhất cho mạch cảm xúc về với Mẫu du khách khi đến với Tây Thiên.
4. Đền Cô
![]() |
Đền Cô Tây Thiên |
Tiếp theo cuộc hành trình, từ đền Cậu “đi thêm khoảng 2km nữa chúng ta sẽ đến đền Cô. Đền Cô được xây dựng từ rất lâu đời và hiện đang thờ Cô Chín . Cô Chín Tây Thiên hay còn được gọi Cô Chín Thượng Ngàn. Nằm trong khu rừng cấm quốc gia nên đền Cô gặp một số khó khăn trong quá trình quy hoạch, xây dựng và tu sửa nhưng bù lại khung cảnh ở đây tuyệt đẹp. Xung quanh đền là các thực vật phong phú và không khí trong lành tạo nên 1 cảnh sắc thanh nhã, thoáng đãng, yên bình.
Đền Cô Chín Tây Thiên được xây dựng to, đẹp nhưng bài trí thờ lại khá đơn giản. Có lẽ ở nơi đây đã có đền thờ Mẫu Tây Thiên, Tam Tòa Thánh Mẫu với đủ các quan, chầu, cô, cậu nên tại đền Cô Chín thờ đơn giản như vậy. Đền Cô chỉ có tiền cung và hậu cung.
Đứng trên đền Cô chúng ta có thể phóng tầm mắt về phía trước là một loạt các ngôi đền, chùa tạo nên một không gian tâm linh khoáng đạt. Một bức tranh hữu tình của núi non, cây lá và sương mờ giăng phủ.
5. Tịnh Thất
![]() |
Đường vào Tịnh Thất Tây Thiên rộng bát ngát |
Men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất từ đền Cô sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch.
Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có nhiều vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.
6. Đền Quốc Mẫu Tây Thiên
![]() |
Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên |
Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên hay còn gọi là đền Thượng, một trong những địa danh nổi tiếng khi đến tham quan tại Tây Thiên. Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên hay còn gọi là đền ThượngTheo truyền thuyết Tương truyền rằng bà có tên thật là Lăng Thị Tiêu được sinh ra từ khí thiêng của ngọn Tam Đảo thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc và kết duyên cùng với Hùng Chiêu Vương thứ 7 và đã có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa. Sau đó bà được phong là “Tam Đảo Sơn Trụ Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần” và danh vị Quốc Mẫu Tây Thiên.
Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên nằm ở thôn Sơn Đình, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đến chân khu du lịch Tây Thiên, trên đường vào, bạn sẽ phải lội qua 9 con suối nhỏ và 10 con dốc nhưng hãy yên tâm vì đường rất dễ đi. Và còn một cách đi nữa là từ khu vực Đền Thõng, các bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe điện để lên tới ga cáp treo.
Ngôi đền có diện tích gần 5.000 m2 cách cổng chính vào Khu danh thắng Tây Thiên về bên trái khoảng 200m. Với không gian rộng lớn cùng phong cảnh thiên nhiên vừa mang nét tâm linh vừa mang nét hữu tình. Lối kiến trúc cổ kính, trang nghiêm với khuôn viên rộng. Bên trong đền thờ tượng Quốc Mẫu Tây Tây Thiên uy nghi thể hiện sự thanh tịnh và vĩnh cửu.
Đền có 5 ngày lễ vào các ngày âm lịch trong năm đó là ngày mùng 4 tháng Giêng khai xuân; ngày 14-2 rước kiệu; ngày rằm tháng 5; ngày rằm tháng 10 và ngày 23 tháng Chạp là lễ tất niên. Trong đó, có hai ngày lễ chính, nhằm vào ngày 14-2 (ngày Mẫu xuất quân) và 15-10 (ngày Mẫu thu quân) có rước kiệu, tế lễ đây là hoạt động thường niên được người dân duy trì từ xa xưa.
7. Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm
![]() |
Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm |
Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm được xây dựng mới trên chính nền tảng của Thiên Ân thiền tự cổ, có lối kiến trúc mang đậm dấu ấn của một ngôi chùa Việt. Bạn phải leo qua hàng trăm bậc đá mới đến được cổng tam quan, sau đó mới vào được chùa. Bên trong chính điện thờ tượng Phật tổ, bên trái là lầu Chuông, bên phải lầu Trống, ở giữa là 3 tượng Phật lớn. Ngoài ra còn có nhà trưng bày các hiện vật có niên hiệu từ đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn…
Đến Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm vào những ngày hè, đứng dưới chân núi nhìn lên, ta thấy thiền viện thấp thoáng trong rừng thông với ngàn mây lơ lửng. Nhờ được bao phủ bởi thiên nhiên đa dạng và hoang sơ, thiền viện như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Từ dưới chân núi, du khách sẽ nhìn thấy các tòa tháp thấp thoáng sau những rặng cây và bí ẩn một cách lạ thường. Nếu có cơ hội đến đây vào lúc 3h30 sáng sớm hoặc 18h chiều tối, du khách còn có thể được nghe các vị sư cô thuyết Đại.
8. Bảo Tháp Kim Cương Thừa Mandala
Đại Bảo Tháp Tây Thiên chính là Tháp thờ Phật đầu tiên ở Việt Nam được kết cấu theo truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa. Bảo tháp Tây Thiên được thiết kế cao 29m, gồm 3 tầng – tượng trưng cho Thân Khẩu Ý của Đức Phật. Trong đạo Phật, bảo tháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì là nơi chứa đựng tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện ngũ đại thanh tịnh là đất, nước, gió, lửa và không khí.
![]() |
Đại Bảo Tháp Tây Thiên |
Điều cốt lõi làm nên sự khác biệt của Bảo Tháp Kim Cương Thừa chính là việc yểm tháp. Phật giáo Đại Thừa chỉ có truyền thống đặt tượng thờ trong tháp, nhưng trong Kim Cương Thừa, việc yểm tháp vô cùng quan trọng, không bao giờ thờ tượng rỗng hay tháp rỗng. Yểm tâm Bảo Tháp chính là cúng dường bằng cách đặt vào trong lòng Bảo Tháp các kinh điển và các vật phẩm quý giá như ngũ cốc, thất bảo…