Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
Lào Cai: Lễ Cúng rừng của người Mông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Anh nông dân người Mông trồng cây vàng trên núi Trồng giống cải xoăn, chàng trai người Mông bỏ túi tiền triệu mỗi ngày

Rừng là “thần hộ mệnh” bảo vệ thôn bản

Ngành dệt may Việt Nam có đạt được mục tiêu 48 tỷ USD?
Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Với những nỗ lực trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở; với sự trân trọng và tình yêu di sản của đồng bào Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên - Lễ Cúng rừng là Di sản Văn hóa phi vật thể thứ 10 trong tổng số 11 di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Yên Bái đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dịp để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sâu rộng về nội dung, giá trị văn hóa của Lễ Cúng rừng; nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn gắn với phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Sở VHTT&DL tỉnh đã công bố Quyết định số 3980/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL quyết định đưa Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia "Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.

Xã Nà nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, với diện tích tự nhiên hơn 5.640ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng trên 4.500ha. Rừng Nà Hẩu như mái nhà chung của hơn 500 hộ dân với trên 2.500 nhân khẩu. Dù cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn nhưng mái nhà chung ấy bao đời nay vẫn được các thế hệ dân làng đồng lòng gìn giữ bằng những luật tục truyền từ đời này sang đời khác, luôn được duy trì tổ chức hàng năm vào các ngày cuối cùng của tháng Giêng.

Đặc biệt, Với người Mông xã Nà Hàu tin rằng thần rừng chính là thần hộ mệnh bảo vệ thôn bản, giúp cho mùa màng tươi tốt, tránh được mọi thiên tai dịch bệnh. Chính vì vậy, những tục lệ, hương ước, tín ngưỡng thờ thần rừng như sợi dây tâm linh nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với họ rừng không chỉ là vật chất, là tài nguyên, là môi trường mà rừng cũng chính là cội nguồn của văn hoá.

Người Mông quan niệm rừng là cha, đất là mẹ khi sống đất là của ta, rừng nuôi sống, khi chết ta là của đất, rừng chôn cất. Quan niệm sinh ra từ rừng và khi chết tất cả lại chở về với rừng đã trở thành niềm tin, tín ngưỡng trong tâm thức của đồng bào nơi đây. Từ đó, rừng trở thành mảnh đất thiêng nơi có các vị thần linh cai quản, bảo vệ cho dân làng và là nơi diễn ra lễ cúng rừng để cầu phúc, tạ ơn, ăn thề theo luật tục và quy ước của thôn bản.

Ngành dệt may Việt Nam có đạt được mục tiêu 48 tỷ USD?
Quan niệm sinh ra từ rừng và khi chết tất cả lại chở về với rừng đã trở thành niềm tin, tín ngưỡng trong tâm thức của đồng bào nơi đây.

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm, đồng bào dân tộc Mông xã Nà Hẩu tổ chức Lễ hội cúng rừng hay còn gọi là “Tết rừng”, một nghi lễ truyền thống lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây. Thông qua Lễ hội Tết rừng, đồng bào dân tộc Mông cầu mong thần rừng sẽ mang lại cuộc sống ấm no cho dân bản.

Ông Hoàng Việt Hóa - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: "Việc đón nhận Quyết định chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ Cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu không chỉ là niềm vinh dự lớn lao đối với cộng đồng người Mông nơi đây mà còn là trách nhiệm to lớn đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Văn Yên trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản quý báu này".

Để phát huy giá trị di sản, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cam kết bảo tồn nguyên vẹn giá trị truyền thống của Lễ Cúng rừng, tăng cường các chương trình nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa về Lễ Cúng rừng, đảm bảo bảo tồn đầy đủ các nghi thức, lời khấn, lễ vật và không gian thiêng liêng của nghi lễ; hỗ trợ các nghệ nhân, già làng, trưởng bản trong việc truyền dạy các giá trị văn hóa, ngôn ngữ và tập quán gắn với nghi lễ cho thế hệ trẻ.

Cùng với đó, đưa Lễ Cúng rừng vào đời sống cộng đồng và giáo dục thế hệ trẻ; lồng ghép bảo tồn di sản với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; bảo vệ và phát triển rừng gắn với truyền thống cúng rừng; đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng trong đời sống cộng đồng, khuyến khích nhân dân thực hiện nghiêm túc quy ước bảo vệ rừng gắn với phong tục Lễ Cúng rừng; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng, khai thác trái phép và làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của địa phương.

Lời thề giữ rừng của người Mông Nà Hẩu

Ngành dệt may Việt Nam có đạt được mục tiêu 48 tỷ USD?
Lễ cúng được mở đầu bằng phần rước lễ vật gồm một cặp gà trống mái, một con lợn được 2 nam, 2 nữ khiêng từ trung tâm xã lên khu cửa rừng.

Ông Sùng Nhà Páo ở thôn Bản Tát là những người đầu tiên đến định cư tại xã Nà Hẩu khi địa phương này mới được thành lập kể: “Năm 1986 khi đến đây vẫn còn hoang sơ, muông thú rất nhiều, bốn xung quanh đều là rừng già với những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Lúc đó, cả bản chỉ lưa thưa vài nóc nhà, dần dần mọi người thấy nơi đây màu mỡ nên đã di cư đến ngày càng đông.

Thời gian đầu, cuộc sống rất khó khăn, mọi người đều sinh tồn nhờ rừng, nhiều người cũng vào rừng chặt cây làm nhà, làm nương rẫy trồng sắn, trồng ngô, săn bắt thú để làm thức ăn. Hầu hết người dân trong xã đều hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của mình và bản làng. Vì vậy, trải qua nhiều đời chung sống hòa thuận với rừng, dân bản đặt ra những quy định, hương ước được cộng đồng tôn trọng thực hiện, duy trì từ đời này sang đời khác trong việc giữ rừng, bảo vệ rừng ”.

Ở mỗi thôn, bản của người Mông xã Nà Hẩu đều có một khu rừng cấm, rừng thiêng, đây là nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng với những quy định bất khả xâm phạm. Ông Giàng A Sềnh, một thầy cúng thường đại diện thực hiện các nghi lễ Cúng rừng cho biết: "Theo quan niệm của người Mông, đó là nơi chở che dân bản tránh cái gió, tránh lũ ống, lũ quét, cho dân bản sản vật để ăn, nguồn nước để uống và tưới tiêu cho đồng ruộng.

Lễ cúng được mở đầu bằng phần rước lễ vật gồm một cặp gà trống mái, một con lợn được 2 nam, 2 nữ khiêng từ trung tâm xã lên khu cửa rừng. Nghi thức diễn ra dưới gốc cây táu mật cổ thụ. Đến giờ lành, thầy cúng kính cẩn dâng hương, lần lượt quay về 4 phía gõ mõ và khấn mời thần linh về chứng giám, hưởng lễ vật, phù hộ, ban lộc rừng cho người dân, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu".

Ngành dệt may Việt Nam có đạt được mục tiêu 48 tỷ USD?
Thầy cúng sẽ thực hiện phần cúng ngay tại khu rừng thiêng.

Ông Vũ Xuân Bá – Bí thư Đảng bộ xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: “Tết rừng không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần trong cộng đồng các dân tộc mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. Trong Tết rừng, các thôn bản sẽ tổ chức Hội thề giữ rừng để đánh giá kết quả công tác bảo vệ rừng, tuyên dương các gia đình làm tốt và nhắc nhở, phê bình các hộ làm chưa tốt. Mọi người cùng nhau cam kết cùng nhau đoàn kết giữ rừng, không ai được vi phạm các quy định chung của làng.”

Ông Giàng A Quang – Bí thư chi bộ thôn Trung Tâm xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên chia sẻ: “Cứ đến tết rừng, chúng tôi rất phấn khởi, mọi người trong thôn cùng nhau dọn dẹp ở khu rừng làm lễ, tại đây tất cả mọi người đều cầu những điều may mắn trong năm mới, mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi… Đây là truyền thống lâu đời của người Mông chúng tôi.”

Cuối buổi lễ cả bản ở lại chia sẻ, góp ý cùng nhau thông qua các quy ước, hương ước bảo vệ rừng. Đặc biệt, thầy mo, trưởng bản người có uy tín trong bản sẽ dăn dạy các thế hệ con cháu có ý thức hơn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Cùng với đó, đưa Lễ Cúng rừng vào đời sống cộng đồng và giáo dục thế hệ trẻ; lồng ghép bảo tồn di sản với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; bảo vệ và phát triển rừng gắn với truyền thống cúng rừng; đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng trong đời sống cộng đồng, khuyến khích nhân dân thực hiện nghiêm túc quy ước bảo vệ rừng gắn với phong tục Lễ Cúng rừng; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng, khai thác trái phép và làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của địa phương.

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025 Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025
Cơ hội và thách thức cho du lịch Việt Nam Cơ hội và thách thức cho du lịch Việt Nam
Vì sao Đà Lạt cấm xe ngựa chở khách quanh hồ Xuân Hương? Vì sao Đà Lạt cấm xe ngựa chở khách quanh hồ Xuân Hương?
Ông Lê Hải Bình làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ông Lê Hải Bình làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nam Định: Phát triển du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn Nam Định: Phát triển du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn
Bạc Liêu: Tăng cường đầu tư xây dựng mới các sản phẩm du lịch Bạc Liêu: Tăng cường đầu tư xây dựng mới các sản phẩm du lịch
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Du lịch nông thôn: Động lực mới xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thanh Hoá. Từ đó thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Ngai vàng Điện Thái Hòa và lời cảnh tỉnh về sự mai một tính thiêng

Ngai vàng Điện Thái Hòa và lời cảnh tỉnh về sự mai một tính thiêng

Tính thiêng trong di sản không chỉ là ký ức mà còn là linh hồn kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Khi sự thiêng liêng bị mai một, di sản mất đi sức sống, đe dọa bản sắc cũng như sự phát triển bền vững của văn hóa cộng đồng Việt Nam.
Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Ford Ranger Raptor không chỉ là một mẫu bán tải hiệu năng cao với khả năng chinh phục mọi địa hình, mà còn là người bạn đồng hành thể hiện rõ phong cách sống mạnh mẽ, tự do và tiên phong. Với Raptor, mỗi hành trình không đơn thuần là di chuyển mà là cách để chủ nhân khẳng định dấu ấn cá nhân đầy khác biệt.
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa đưa tri thức dân gian khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là tri thức quý báu, mang giá trị văn hóa, y học và kinh tế đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống quanh dãy núi Ngọc Linh.
Hương cà phố cổ và ngọn lửa giữ nghề suốt hơn 300 năm ở làng Khương Hạ

Hương cà phố cổ và ngọn lửa giữ nghề suốt hơn 300 năm ở làng Khương Hạ

Giữa phố phường Hà Nội hiện đại, làng Khương Hạ lặng lẽ lưu giữ một nghề cổ đã tồn tại hơn ba thế kỷ – nghề muối cà truyền thống. Trong từng vại cà giòn thơm là cả một vùng ký ức Thăng Long, là tinh túy của bàn tay cần mẫn và tấm lòng gìn giữ văn hóa của người Việt qua nhiều thế hệ.
Muối Thụy Hải – Từ nghề truyền thống trở thành di sản văn hóa quốc gia

Muối Thụy Hải – Từ nghề truyền thống trở thành di sản văn hóa quốc gia

Nghề làm muối truyền thống ở xã Thụy Hải (Thái Bình) chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mở ra tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn di sản lâu đời.
Bảo tồn và giữ gìn di sản quý báu của đồng bào Xa Phó

Bảo tồn và giữ gìn di sản quý báu của đồng bào Xa Phó

Trong đời sống của người Xa Phó, âm nhạc không chỉ là một hình thức giải trí, mà còn là linh hồn của văn hóa gắn liền với truyền thống và bản sắc tộc. Có hai loại nhạc cụ được người Xa Phó sử dụng là kèn ma nhí dành cho đàn ông và sáo mũi dành cho phụ nữ.
Hùng Lô bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế

Hùng Lô bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế

Xã Hùng Lô (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn di sản; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của di sản trong phát triển kinh tế.
Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Món phở – linh hồn của văn hóa và ẩm thực Việt lại một lần nữa được giới thiệu tới công chúng thông qua Festival Phở 2025 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại xã Yên Thọ, UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đồng Cổ - Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Đây là năm đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô, hình thức của lễ hội di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận năm 2024.
Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại di tích miếu Diều, huyện Đan Phượng (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội cho “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới; di tích quốc gia đặc biệt…
Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Mới đây, tại không gian trung tâm của Lễ hội Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công ty BHD tổ chức Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của Lễ hội Hoa Lư năm 2025.
Nghề làm giấy dó - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Nghề làm giấy dó - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Việc phục dựng lại làng nghề truyền thống giấy dó phường Bưởi xưa cũng là một cách để Tây Hồ hiện thực hóa mục tiêu phát huy những di sản, di tích để giới thiệu cho người dân nét đẹp văn hóa đặc trưng của Tây Hồ.
"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), UBND huyện Thạch Thất long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhân là bảo vật quốc gia. Đây là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên được Thủ tướng công nhận; là hiện vật duy nhất, thuộc phong cách Tháp Mẫm muộn, là chiếc đầu Kala cuối cùng…
Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Tết Thanh Minh là dịp lễ quan trọng để người Việt bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên. Mâm cúng được chuẩn bị chu đáo, tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình.
Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Tết Thanh Minh là một ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, mang đậm ý nghĩa tâm linh và lòng hiếu thảo.
Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh Minh không chỉ là một ngày lễ đơn thuần mà còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên.
Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu Đông Hồ” diễn ra từ ngày 29 - 30/3 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân vùng biển Diêm phố. Năm nay, lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 21/3 đến 23/3/2025 (tức ngày 22/2 đến 24/2 âm lịch)…Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt nhân dân và du khách trong và ngoài địa bàn tham quan.
Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Bánh mì không chỉ là món ăn tiện lợi mà còn mang trong mình câu chuyện về văn hóa, lịch sử và sự giao thoa của các nền ẩm thực. Theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi để bánh mì Việt Nam vươn tầm chính là kiểm soát chất lượng đồng nhất.
Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Vừa qua, Trung Tướng, PGS,TS. Đồng Đại Lộc đã tham dự Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và cảm thấy rất tự hào về lễ hội truyền thống ở địa phương.
Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội chùa Tây Phương; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia (2015 – 2025), đồng thời khai hội chùa Tây Phương vào ngày 2/4/2025 (tức ngày 5/3 Âm lịch).
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Thanh Hóa: Chủ động ứng phó bão số 3 “Vững vàng bản lĩnh lãnh đạo”

Công an xã Vạn Lộc (Thanh Hoá): Chủ động ứng phó bão Wipha – Xứng đáng niềm tin nơi tuyến đầu

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa nhận thêm trọng trách mới

Cà phê tăng giá mạnh, chạm mốc 94.000 đồng/kg

Tỉnh Quảng Trị: Xóa nhà tạm nhà dột nát là xây niềm tin nơi biên giới

Giá vàng hôm nay đảo chiều giảm nhẹ, chuyên gia vẫn lạc quan về tuần tới

Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Hành trình tri ân mang tên Thanh Hóa – Tỏa sáng đạo lý, lan tỏa thương hiệu tỉnh nghĩa tình

Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi khẩn cấp Dầu mù u Thái Dương

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3: Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

Đi bộ và chạy bộ: Đâu là 'chân ái' cho sức khỏe và vóc dáng của bạn?

Gợi ý những thương hiệu thực phẩm dự trữ vừa tiện lợi, vừa đủ dinh dưỡng mùa bão

Tủ thuốc gia đình mùa bão: "Kê đơn" những sản phẩm và thương hiệu không thể thiếu

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương nhất, quyết liệt nhất đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động