Tầm quang trọng của ngủ đủ giấc
Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Ngủ đủ giấc giúp bảo vệ chức năng điều hành của não bộ. Chức năng này liên quan đến việc hình thành các suy nghĩ phức tạp như giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đưa ra quyết định trong công việc, học hành và xã hội. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.
Trong khi ngủ, cơ thể bạn vẫn làm việc để sửa chữa những tổn thương cơ thể như tia cực tím vô tình tiếp xúc vào ban ngày, căng thẳng hàng ngày... Các tế bào vẫn sẽ tạo ra một số protein nhất định trong khi bạn ngủ, cho phép các tế bào sửa chữa thiệt hại trong ngày và giữ cho cơ thể khỏe.
Một giấc ngủ ngon là điều cực quan trọng đối với cơ thể |
Ngủ cũng là dịp cơ thể khôi phục sự cân bằng nội tiết tố, tự sửa chữa, giữ cho hệ thống tuần hoàn và miễn dịch hoạt động bình thường. Não được thực hiện chức năng hình thành và lưu trữ ký ức. Giấc ngủ chất lượng giảm căng thẳng và tạo điều kiện tốt để hoàn thành các mục tiêu trong ngày.
Một giấc ngủ ngon có thể giúp cơ thể hồi phục, lấy lại trạng thái cân bằng và thư giãn thần kinh.
Hậu quả của việc không ngủ đủ giấc
Béo phì
Do mất cân bằng hormone, người thiếu ngủ tăng sự thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, họ còn khó kiểm soát hành vi dẫn đến việc tự làm hại sức khỏe. Kể từ khi mối liên quan giữa thiếu ngủ và tăng cân được thừa nhận, thì tầm quan trọng của việc ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc giảm cân. Ngủ đủ được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm cân như việc đi tập gym và ăn nhiều rau quả.
Thiếu ngủ có thể gây ra béo phì |
Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Hiệp hội Tim mạch Mỹ đưa giấc ngủ vào danh sách các yếu tố có thể làm thay đổi, cải thiện được sức khỏe tim mạch. Giấc ngủ kém có thể gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.
Cụ thể, giấc ngủ bị phân mảnh (thức giấc nhiều lần trong đêm) có thể gây hại cho tim, làm tích tụ viêm trong động mạch (các tế bào bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính tính tụ), dẫn đến xơ vữa động mạch (sự tích tụ mảng bám trên và bên trong và thành động mạch). Xơ vữa động mạch có thể gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ.
Ngủ không ngon giấc có thể gây hại cho tim |
Bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ
Chấn thương ở vùng hồi hải mã do ngủ kém hoặc ngủ không đủ giấc không xuất hiện ngay lập tức nhưng có thể xuất hiện dần dần nếu chất lượng giấc ngủ kém kéo dài. Hồi hải mã là vùng não có chức năng học hỏi và trí nhớ, tổn thương vùng não này có thể làm sa sút trí tuệ, hay quên.
Thiếu ngủ làm tăng beta-amyloid, một loại protein liên quan đến bệnh Alzheimer và người có giấc ngủ ít sâu hơn có lượng protein tau lớn hơn, có liên quan đến sự tiến triển của bệnh này.
Thiếu ngủ gây ra các ảnh hưởng đến não |
Cáu gắt và mệt mỏi kéo dài
Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.
tâm trạng trở nên mệt mỏi hơn khi thiếu ngủ thường xuyên |
Không ngạc nhiên nếu thiếu ngủ gây ra mệt mỏi, nhưng nhiều người không nhận ra rằng, thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi kéo dài. Theo thời gian, sẽ cần vài ngày để hồi phục sau khi bị thiếu ngủ từ vài ngày trước đó. Mệt mỏi kéo dài có thể xảy ra bởi tình trạng thiếu ngủ thường xuyên. Thống kê còn cho thấy thiếu ngủ còn dẫn đến các tình trạng khác như tiểu đường và tăng huyết áp.
Các vấn đề sức khoẻ khác
Viêm đường ruột, suy giảm chức năng miễn dịch, hội chứng ruột kích thích, đau đầu, trầm cảm và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác có thể phát sinh do chứng thiếu ngủ. Thậm chí, một số người có thể ngáy và dễ bị ngưng thở trong khi ngủ.
Lưu ý để có một giấc ngủ tốt hơn
Những hậu quả lâu dài về sức khỏe sẽ vượt xa những lý do làm bạn ngủ ít đi. Hãy tham khảo những lưu ý sau để có thể tạo được thói quen ngủ tốt hơn:
- Đi ngủ ngay khi mệt mỏi;
- Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, phù hợp mỗi ngày trong tuần;
- Tránh bữa ăn 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ;
- Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, hãy đi sang phòng khác và đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, sau đó quay trở lại giường;
- Duy trì tập thể dục thường xuyên hàng ngày;
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thích hợp;
- Tắt các thiết bị điện tử khi đi ngủ;
Ngủ thêm 2 tiếng mỗi đêm không chỉ cải thiện sức khỏe nói chung mà bạn sẽ có thể nhìn thấy những thay đổi đáng kể về sức khỏe tinh thần nói chung. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất biết ơn bạn nếu bạn ngủ đủ.
Dấu hiệu cho thấy giấc ngủ của bạn không "chất lượng" |
“Bỏ túi” một vài cách giảm căng thẳng hiệu quả, nâng cao tinh thần |
Có nên ngủ trưa hay không? |