Thanh niên dân tộc Thái kiếm tiền tỷ nhờ lên núi ở cùng dê Nuôi dê bằng thức ăn ủ chua, kiếm 400 triệu đồng mỗi năm Người nuôi dế “khùng” nhất vùng biên bỗng trở thành "triệu phú dế" ở tuổi 42 |
Nhờ chuyển đồi nhanh từ cây tiêu sang nuôi dê, gia đình chị Hiền vẫn duy trì mạch phát triển kinh tế của gia đình |
Khi tiêu mất giá, gia đình chị Hồ Thị Hiền chuyển sang nuôi dê, sau vài năm chị đã cất được căn biệt thự to nhất nhì xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, Bình Phước.
Lâu nay, phần lớn các xã ở huyện biên giới Lộc Ninh vẫn nổi tiếng với tiêu, điều, cao su. Thu nhập từ các loại cây trồng khác hay chăn nuôi chỉ là phụ. Nhưng vài năm trở lại đây, chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh, nhất là thời điểm giá tiêu, mủ cao su tụt đáy.
Vợ chồng chị Hiền là một trong số ít những hộ nông dân sản xuất giỏi của địa phương. Có được cơ ngơi như hôm nay vợ chồng chị đều nhờ vào đàn dê 150 con, trong đó có 50 dê sinh sản, dù trước đó gia đình chị được vinh danh hộ sản xuất, kinh doanh giỏi từ cây tiêu.
Căn nhà của gia đình chị Hiền cũng là một trong số ít những căn biệt thự to nhất xã với phần sân có thể đậu đủ chục chiếc xe hơi. Căn nhà này chị Hiền mới xây năm 2021, tổng chi phí gần 3 tỷ đồng, cũng một phần nhờ đàn dê. Gia đình chị có mấy ha, lúc trước chỉ trồng tiêu, nhưng dược vài năm tiêu rớt giá. Sau mới nuôi dê để tận dụng nguồn thức ăn có sẵn từ trụ tiêu sống.
"Ban đầu nuôi có hơn chục con, sau dê đẻ, nuôi luôn, rồi cứ vậy, đàn dê tăng dần. Còn vườn tiêu, phần chăm sóc cực, phần vì giá rớt nên cứ lụi dần, tôi thay thế bằng bưởi da xanh. Đến giờ bưởi cũng cho thu hoạch. Ngoài dê, cây bưởi cũng cho thu nhập không kém gì tiêu. Nhưng hiện thu nhập chính vẫn là từ con dê”, chị Hồ Thị Hiền chia sẻ.
“Gia đình chị Hiền đạt danh hiệu sản xuất giỏi từ thời hoàng kim của cây hồ tiêu. Nhưng lúc đạt danh hiệu thì chưa có nhà. Giờ không còn là hộ sản xuất giỏi nữa, lại xây được căn biệt thự đẹp nhất nhì xã”, anh Phan Quốc Oai, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thuận cười nói vui.
Căn biệt thự mới xây năm 2021 của gia đình chị Hiền nhờ nuôi dê sinh sản và dê thương phẩm |
Trong khi các gia đình khác chủ yếu nuôi 1 loại dê và bán dê thành phẩm, chị Hiền nuôi dê thành phẩm, dê sinh sản và dê giống với nhiều giống như Bách Thảo, Hòa Lan, Boer (đầu xô), dê bách thảo, dê lai đầu xô.
Hiện nay, gia đình chị Hiền có 3 dãy chuồng dê, trong đó chia riêng từng chuồng cho dê sinh sản, thành phẩm, dê giống. Bình quân mỗi năm gia đình chị xuất bán 2 lần, mỗi lần khoảng 50 con dê thành phẩm, 50 dê giống. Những con dê đủ trọng lượng xuất, nếu chưa có người mua, chị cho sinh sản lấy con giống.
“Dê là con vật dễ nuôi, ít bệnh, sức đề kháng cao, nguồn thức ăn dồi dào. Dê mới sinh mình hướng dẫn cho bú sữa mẹ, sau khoảng nửa tháng thì ăn dặm cỏ voi thái nhuyễn, và dần dần chỉ ăn lá, cỏ trong vườn chứ không ăn cám nữa. Nếu tính khu vực miền Đông (từ Đồng Nai trở vào), thì con dê của tỉnh Bình Phước vẫn luôn có giá cao hơn các tỉnh khác vì chất lượng ngon hơn”, chị Hiền nói.
Chính vì lường trước những khó khăn này mà gia đình chị Hiền chỉ đầu tư vừa sức mình, mặc dù mô hình chăn nuôi dê của chị Hiền cũng thuộc loại lớn ở Lộc Thuận. Hồi xưa mới nuôi, chị Hiền cũng gặp nhiều khó khăn do chưa hiểu hết tập tính của loài dê, chưa có kinh nghiệm. Ban đầu cũng thất bại do dê con, dê mẹ cùng bệnh. Vợ chồng chị phải mày mò tìm hiểu vất vả lắm, đi các trại dê sinh sản lớn đẻ học hỏi, ghi chép kỹ về nguyên nhân, biểu hiện bệnh, cách phòng, trị bệnh, cách lựa chọn con giống…
"Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cuối cùng cũng thành công. Đến giờ, tôi thấy con dê rất dễ nuôi, như nuôi bò cỏ, ít bệnh. Dê nuôi khoảng 6 tháng có thể đạt trọng lượng từ 30 - 40kg tuỳ giống. Một điều cần lưu ý khi nuôi dê sinh sản là đổi dê đực sau mỗi năm để tránh cận huyết”, chị Hiền tâm sự.
Chị Hiền cho biết, cách đây mấy năm, nguồn thu từ loại dê mẹ khá lớn. Khi đó, nhiều hộ muốn có dê đã bắt đầu sinh sản, nên thường mua loại dê này. Giá cao hơn dê thành phẩm. “Mấy năm trước, giá một ký dê mẹ từ 150.000 - 160.000 đồng. Từ sau dịch Covid-19, giá cả bấp bênh nên ít người tăng đàn, giá dê mẹ giảm có khi chỉ còn 1 nửa so với trước. Trong khi đó, nhiều người lại muốn bán dê mẹ, giảm đàn”, chị Hiền nói.
Anh Hồ Văn Tri thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ mô hình nuôi dê |
Với tinh thần dám nghĩ dám làm, vượt qua nhiều khó khăn, biết cách đầu tư, tận dụng tốt nguồn thức ăn, áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi mà nông dân trẻ Hồ Văn Tri (sinh năm 1990) ở ấp Giồng Lực xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi dê. Từ 10 con dê sinh sản ban đầu, trong vòng 7 năm, anh Tri đã nhân giống thành công đến nay anh đã có trong tay đàn dê dao động từ 500-600 con, đem về thu nhập khoảng 01 tỷ đồng mỗi năm.
Từ suy nghĩ trên, sau 3 năm làm công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, thấy cuộc sống bấp bênh, thu nhập không ổn định, anh Tri quyết định về quê lập nghiệp. Và anh đã chọn con dê để khởi nghiệp cho tương lai của mình, bởi vì theo anh, dê là một con khá dễ nuôi, nguồn thức ăn lại rất dễ tìm và đầu tư vốn ban đầu không nhiều. Nghĩ là làm, được sự hỗ trợ của gia đình cho vốn, đầu năm 2015 anh xây chuồng mua 10 con dê sinh sản về nuôi.
Ban đầu, với nguyên tắc “nông dân dạy nông dân” anh đã đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm nuôi dê, tham gia các lớp tập huấn và tìm hiểu thêm kiến thức trên sách báo, mạng xã hội nên đàn dê của anh dần phát triển tốt và đem lại nguồn thu nhập ổn định. Anh cho biết: đối với dê sinh sản thì anh nuôi nhân giống, còn dê thịt thì anh nuôi vỗ béo để bán ra thị trường. Ở những thời điểm nhu cầu tiêu thụ tăng cao, anh còn mua dê thịt của các nông dân trong tỉnh về nuôi vỗ béo, Cứ như vậy, với tinh thần vượt khó, sự kiên trì, mỗi năm trôi qua, đàn dê của anh Tri lại tăng lên đáng kể, đến năm 2020, đàn dê của anh tăng lên 600 con.
Anh Tri chia sẻ: “Để nuôi dê đạt hiệu quả cao, ngoài am hiểu đặc điểm của loài dê thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật rất quan trọng từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Trong đó, việc xây chuồng phải làm cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ có nắng để con dê không bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp. Nếu là dê sinh sản khi nuôi cần chú trọng đến khâu mang thai, chăm sóc. Còn nếu là dê vỗ béo thì chú trọng nguồn thức ăn và thuốc bổ; thức ăn của dê chủ yếu là cỏ, lá kết hợp với thức ăn hỗ hợp. Đặc biệt để dê phát triển tốt, người chăn nuôi phải chú ý đến khâu chọn giống. nếu là dê sinh sản thì pahỉ chọn giống tốt, đẹp, có dấu hiệu của con dê sinh sản, phải mát sữa. Còn nếu là dê vỗ béo phải lựa giống tốt ăn để nó mau lớn, hiện giống dê tôi đang chọn là dê Boer”.
Anh Tri cho biết, 01 con dê sinh khoảng 3 lứa trong vòng 02 năm. Dê con sau gần 01 năm có trọng lượng từ 35-45 kg sẽ cho xuất chuồng. Mỗi năm anh xuất bán trung bình từ 2 - 3 lứa với hàng trăm con dê thịt, giá bán cao nhất 148.000 đồng/kg, giá thấp nhấp là 70.000 đồng/kg đem lại thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến 01 tỷ đồng mỗi năm. Năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên giá dê xuống thấp, anh vẫn duy trì đàn dê nhưng số lượng không nhiều như những năm trước. Hiện tại, đàn dê của anh hiện có 200 con vừa dê giống và dê thịt với giá bán dê thịt là 130.000 đồng/kg. Anh dự định sắp tới sẽ tiếp tục phát triển đàn dê với số lượng lớn trên 600 con.
Tuy còn trẻ tuổi nhưng anh Hồ Văn Tri đã khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi dê, trở thành tấm gương sáng cho nhiều đoàn viên, thanh niên trong xã học tập. Với niềm đam mê làm làm giàu trên chính quê hương của mình, trong thời gian tới anh Tri dự định sẽ mở rộng quy mô chuồng trại theo hướng khép kín, nhân giống dê với số lượng lên nghìn con, hứa hẹn trở thành một trang trại nuôi dê quy mô lớn không chỉ của xã Tân Lợi Thạnh mà còn là một trong những trang trại lớn của huyện.
Con dê sinh trưởng tốt trên đất Tiền Giang |
Thanh niên dân tộc Thái kiếm tiền tỷ nhờ lên núi ở cùng dê |
Đẹp trai như diễn viên, chàng kỹ sư 9x còn nuôi dế cực giỏi, kiếm cả tỷ đồng mỗi tháng |