Sơ lược về Kinh thành Huế
Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành một tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoáThế giới.
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế thuộc địa phận bốn phường Đông Ba, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc của thành phố Huế, có ranh giới như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ và đường Đào Duy Anh; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu và đường Huỳnh Thúc Kháng.
Đôi nét về Kinh thành Huế |
Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68. Một số những công trình kiến trúc tại Kinh thành đã ghi dấu ấn mạnh mẽ đối với du khách đó là:
Khám phá Kinh thành Huế
Nếu bạn từng đến cố đô Hoa Lư (Nình Bình), Cổ Loa, Thăng Long (Hà Nội), những nơi từng là kinh đô của nước Việt Nam, giờ đã trở thành phế tích, sẽ thấy quần thể di tích cố đô Huế vẫn còn được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Với cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm, chùa chiền và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm... cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh.
Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, toạ lạc ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương tây.
Nằm trong Thành Nội, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế được thành lập vào năm 1923, với tên đầu tiên là Musee’ Khải Định. Sau đó, nó đã năm lần được thay đổi tên và đến năm 1993, được đổi tên thành Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.
Tại bảo tàng này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về hàng nghìn hiện vật gồm đồ gốm sứ, gỗ , đồng, pháp lam, đá, xương, ngà, sừng, điêu khắc trên đá... được trưng bày tại đây.
Lễ hội cung đình ở Huế xưa kia là những cuộc lễ mang tính quốc gia, do nhà nước đứng ra tổ chức và thực hiện. Có hàng chục lễ hội lớn nhỏ khác nhau được cử hành hàng năm ở đất thần kinh. Chúng đã được triều đình quy định rất chặt chẽ và nghiêm túc, thậm chí được ghi thành điều lệ.
Nhã nhạc cung đình, một trong những nét đẹp văn hoá nghệ thuật độc đáo của xứ Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là dòng nhạc cung đình truyền thống phương đông còn bảo lưu duy nhất ở cố đô này. Du khách có thể thưởng thức những tài năng âm nhạc với những nhạc khí được chế tạo công phu được trình diễn ở Huế.
Hoàng Thành
Hoàng Thành Huế |
Đây là nơi đánh dấu hơn 100 công trình mang nét kiến trúc cổ của Kinh thành Huế, nổi bật trong đó là Điện Thái Hòa - một biểu tượng mỗi khi nhắc đế Huế. Đây là tên gọi cho vòng thành thứ hai của Kinh thành Huế. Hoàng Thành là nơi ở chính của vua và những người khác trong gia đình Hoàng tộc. Ngoài ra, đây còn là nơi để thờ tự tổ tiên của các vị vua thời Nguyễn.
Tử Cấm Thành
Vài nét về Tử Cấm Thành Huế |
Là vòng thành trong cùng của Kinh thành là nơi sinh hoạt của Vua và Hoàng Gia. Thành được xây và năm 1804, có hình chữ nhật với cạnh Nam và Bắc dài 341m, cạch Đông và Tây dài 308m, chu vi là 1298m bao gồm 50 công trình lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào.
Điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa |
Điện Thái Hòa nằm trong khu vực Hoàng Thành - Đại Nội Huế, là nơi đăng quang của vua triều Nguyễn. Cung điện này được coi là trung tâm của kinh thành Huế, cũng là trung tâm của đất nước, là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn uy nghiêm một thời. Điện, cùng với sân chầu, là hai địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình ngày xưa.
Ngọ Môn
Công trình được xây dựng như cổng ra vào của Hoàng Thành |
Đây là công trình được xây dựng như cổng ra vào của Hoàng Thành, với Lầu Ngũ Phụng làm điểm nhấn. Bên cạnh đó, Ngọ Môn còn có những bức tường đá hoặc mái được chạm trổ vô cùng tinh xảo mang đậm những bản sắc của văn hóa vùng đấy cố đô xưa. ;
Hơn nữa, đây là một không gian mang đến cho người trải nghiệm cảm giác vô cùng thoáng đãng và thư giãn nhưng cũng không kém phần choáng ngợp trước công trình này.
Cửa Ngọ Môn cùng với hệ thống cung điện bên trong Hoàng Thành tạo thành một tổng thể kiến trúc khá phức tạp, đồ sộ nguy nga. Từ dưới nền đất, hệ thống bậc cấp xây bằng những phiến đá dài, nằm lộ thiên nhưng rất kín đáo trong nền đài, dẫn lên trên lầu Ngũ Phụng.
Lầu Ngũ Phụng
Lầu Ngũ Phụng |
Nếu cửa Ngọ môn là điểm nhấn đặc biệt của khu Hoàng Thành thì Lầu Ngũ Phụng lại là một không gia vô cùng khoáng đạt. Trong bất cứ thời tiết hay nền nhiệt độ nào, du khách bước lên lầu Ngũ Phụng cũng có cảm giác dễ chịu và mát mẻ. Đây cũng là không gian mở cho khách du lịch rộng tầm mắt nhìn về tứ phương cảm nhận dấu ấn lịch sử văn hóa Huế.
Bên cạnh những bức chạm trổ hay kiến trúc cổng hoàng cung của lầu Ngũ Phụng, tại đây bạn cũng có thể nhìn toàn bộ Hoàng thành và không khỏi khâm phục tài quy hoạch của triều đình xưa cho toàn cảnh kinh thành Huế bên bờ sông Hương xanh mát.
Kỳ Đài
Kỳ Đài Kinh thành Huế |
Cùng với Ngọ Môn, Lầu Ngũ Phụng, Điện Thái Hòa, Kỳ Đài Huế được xem là biểu tượng của Kinh thành Huế vì vị trí đặc biệt nổi bật của nó.
Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6, tức là năm 1807. Sau nhiều lần tu sửa thì có hình dạng cho đến ngày nay. Kỳ Đài còn được gọi là cột cờ, nằm chính giữa mặt Nam của Kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh, cũng là nơi treo cờ của triều đình
Trường Quốc Tử Giám
Trường Quốc Tử Giám |
Trường Quốc Tử Giám có vai trò quan trọng trong lịch sử giáo dục thi cử nước ta vì đây là trường Đại Học đầu tiên được xây dựng dưới triều đại nhà Nguyễn. Nơi đây quy tụ và đào tạo rất nhiều nhân tài cho đất nước thời đó. Hiện nay Quốc Tử Giám đã trở thành bảo tàng Huế, là nơi lưu giữ các hiện vật quý giá của Huế qua các thời kỳ.
Điện Long An
Điện Long An |
Điện Long An được xây dựng vào năm 1845. Cung điện này là nơi nghỉ ngơi của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền ở mỗi dịp đầu xuân mỗi năm. Đây cũng là nơi mà vua Thiệu Trị thường hay lui tới để nghỉ ngơi, đọc sách hay ngâm thơ.
Ngày nay Điện Long An vẫn còn lưu giữ các hiện vật quý của cung đình. Chiêm ngưỡng và tìm hiểu các hiện vật này sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn rõ hơn về cuộc sống của các vị vua chúa ngày xưa.
Cung điện dành riêng cho vua nghỉ ngơi này được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc. Phần mái điện lợp ngói hoàng lưu ly với kiểu mái chồng diêm. Dải cổ diêm lại được phân khoảng ra thành từng ô hộc để trang trí hình vẽ và thơ văn trên những tấm pháp lam. 197 bài thơ được thảo theo lối nhất thi nhất họa chính là một trong những điểm đặc biệt của điện Long An.
Duyệt Thị Đường
Duyệt Thị Đường |
Duyệt Thị Đường là nơi thưởng lãm âm nhạc hoàng cung, nằm ngay bên trong Tử Cấm Thành. Có thể xem đây là một nhà hát chuyên trình diễn các vở tuồng cổ dành cho vua cùng các hoàng thân quốc thích và các quan đại thần của Kinh thành Huế.
Nơi đây được mệnh danh là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam. Những năm gần đây Duyệt Thị Đường đã được khôi phục và đưa vào thêm các hoạt động biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế để phục vụ khách du lịch và đạt được kết quả rất khả quan, thu hút khá nhiều du khách.
Các pháo đài
Các pháo đài được xây dựng nằm ở các eo bầu lồi ra ngoài dọc thân thành. Chúng được bố trí cách đều nhau, kèm theo là hệ thống tường bắn, pháo nhãn, xưởng súng, kho đạn, điếm canh… với tổng chiều dài hơn 11 km. Tường pháo đài bên trong đắp bằng đất, phía trong và phía ngoài được xây ốp bằng gạch vồ.
Toàn bộ vòng thành có cả thảy 24 pháo đài, bao gồm 5 pháo đài cho mỗi mặt thành và 4 pháo đài đặt ở bốn góc thành. Mỗi pháo đài được đặt tên riêng, chữ đầu của mỗi tên được lấy từ một trong 4 hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Ngoài ra, ở góc Đông Bắc còn có Trấn Bình đài, được xem là pháo đài thứ 25 của Kinh thành, được nối thông với Kinh thành qua một cửa gọi là Thái Bình môn.
Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế |
Tại số 3, Lê Trực, Huế. Tòa nhà chính của viện bảo tàng chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế giúp người tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế.
Trong cụm Quần thể di tích Cố đô Huế còn có rất nhiều cung điện trên đây là một số điểm nổi bật trong Quần thể di tích. Cụm Quần thể di tích Cố đô Huế đã có rất nhiều bạn trẻ đến đây tham quan, check in cùng bộ Việt Phục tạo ra một làn sóng mới cho giới trẻ. Khi đến thăm Cố đô Huế bạn tham chi tiết từng cung điện, được nghe những sự tích chi tiết cụ thể về từng khu.
Du lịch Huế du khách nhất nhất định phải ghé thăm Kinh thành Huế bởi không chỉ tham quan hay chiêm ngưỡng công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ kính mà còn để tìm lại những kí ức về một thời phong kiến uy quyền của nước ta, ngắm vẻ đẹp vượt thời gian của những công trình còn sót lại vẫn hiện hữu ở hiện tại.
Khám phá Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa linh thiêng 400 tuổi |