Khám phá Cổ Lam Kinh trên mảnh đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”

Thành cổ Lam Kinh là một di tích lịch sử nổi tiếng ở Thanh Hóa, không chỉ mang một vẻ đẹp cổ kính, xa xưa mà còn chứa đựng rất nhiều truyền thuyết vô cùng hấp dẫn, huyền bí có từ thời Hậu Lê - thời đại được coi là hưng thịch bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Chính vì vậy, khu di tích Lam Kinh luôn là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch nhất khi đến với vùng đất “địa linh nhân kiệt” Thanh Hóa.
Thanh Hóa xử phạt 02 cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư tại phường Quảng Thành Suối cá thần Cẩm Lương – điểm đến không thể bỏ lỡ của mảnh đất xứ Thanh
Khám phá Cổ Lam Kinh trên mảnh đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”
Khu di tích Lam Kinh được xếp hạng khu di tích Quốc gia đặc biệt

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây Bắc thuộc địa phận huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Với diện tích trải dài trên 140ha, khu di tích Lam Kinh được xếp hạng khu di tích Quốc gia đặc biệt, bởi không chỉ giữ được nguyên vẹn những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê, mà còn lưu giữ cả những câu chuyện truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền bí của một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nhân vật tạo lập ra Lam Kinh là Lê Thái Tổ. Sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1428) đánh đuổi giặc nhà Minh và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Lê Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất, đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn có tên khác là Tây Kinh.

Ban đầu kim thành này được xây dựng lên gắn với hai chức năng chính: Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thư­ờng trực trông coi Lam Kinh; Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

Khám phá Cổ Lam Kinh trên mảnh đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”
Khu di tích Lam Kinh được bố trí theo trục Nam – Bắc trên một quả đồi có hình dáng chữ Vương

Kinh thành Lam Kinh được xây dựng có phía Bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng về phía Nam và nhìn ra sông Chu – có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu hoàng thành, cung điện và thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam – Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ “vương”. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m và dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại là các đế của cột trụ được bài trí như hình bàn cờ cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu thái miếu…

Mặt trước ngoài hoàng thành khoảng 100m còn lại dấu vết của cổng vào rộng trên 6m, hai bên có xây 2 bức tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát bờ sông Ngọc, móng tường thành còn lại dày 1,08m, qua cổng thành khoảng 10m đến một con sông đào có tên là sông Ngọc. Sông này bắt nguồn từ Tây Hồ, chạy vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách Hoàng Việt dư địa chí xưa kia, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn đẹp, trông rất đáng yêu, không ai dám lấy.

Trên sông có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch, trên cầu có nhà, thành dáng “Thượng gia hạ kiều”. Qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ. Trước kia dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng phía Bắc có lát bậc đá lên xuống, gọi là bến nước.

Khám phá Cổ Lam Kinh trên mảnh đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”

Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch

Trước Ngọ môn có hai con Nghê bằng đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân cột đo được 78 cm. Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,60m, gian bên rộng 3,50m.

Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích 3.539,2m² (rộng 58,5m dài 60,5m).

Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao 1,8m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của điện bố trí hình chữ “Công”.

Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,8m, lối bên rộng 1,21m. Hai bên lối giữa trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc.

Ngoài phần điện Lam Kinh, trong quần thể di tích này cũng phải kể đến khu lăng tẩm của các Vua Chúa thời Lê. Đầu tiên phải kể đến là Vĩnh Lăng (lăng vua Lê Thái Tổ).

Khám phá Cổ Lam Kinh trên mảnh đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”
Khu di tích Lam Kinh còn lưu giữ khá nhiều bia cổ, nổi bật nhất là bia Vĩnh Lăng

Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam Kinh 50m. Vĩnh Lăng được chọn đặt ở một thế rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và bình phong là núi Chúa, phía sau có gối tựa núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế “hổ phục rồng chầu”.

Bên cạnh đó còn có các lăng mộ khác như: Lăng các Vua và Hoàng Hậu khác trong khu sơn lăng của Triều Lê Sơ ở Lam Kinh như: Hựu lăng: Lăng vua Lê Thái Tông; Lăng Khôn Nguyên: Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông). Lăng này có điểm đặc biệt là tượng quan hầu là nữ quan; Chiêu Lăng: Lăng vua Lê Thánh Tông; Dụ Lăng: Lăng vua Lê Hiến Tông; Kính Lăng: Lăng vua Lê Túc Tông.

Ngoài những di vật còn sót lại qua bao thăng trầm của Lịch sử thì khi đến với miền đất địa linh Lam Kinh này du khách thích khám phá về miền đất linh thiêng còn phải trầm trồ và suy tư về những điều kỳ bí như cây ổi cười bên lăng mộ vua Lê Thái Tổ, cây lim hiến thân, chuyện tình cây đa thị…

Khám phá Cổ Lam Kinh trên mảnh đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”
Cây ổi cười tại khu di tích Lam Kinh

Trong đó đặc biệt phải kể đến câu chuyện kỳ bí về truyền thuyết cây ổi cười, Du khách chỉ cần dùng ngón tay cù nhẹ lên thân cây, thì toàn bộ cây ổi đều rung lên như có một cơn gió mạnh thổi qua. Chuyện về cây ổi biết cười bắt đầu từ hơn 10 năm về trước, do một du khách tình cờ phát hiện. Không chỉ toàn thân cười khi có người chạm vào vào, cây ổi còn mang lại một cảm giác nhẹ nhõm khác lạ nếu du khách nắm tay vào cành và nhắm mắt lại tĩnh tâm.

Ngoài ra, du khách không chỉ được sống trong không gian lịch sử, ngược dòng về quá khứ để tưởng nhớ đến một thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Đặc sản chả tôm Thanh Hóa - Món quà từ biển cả Đặc sản chả tôm Thanh Hóa - Món quà từ biển cả
Thanh Hóa thu hồi giấy phép khai thác, đóng cửa mỏ của Công ty Bình Mai Anh Thanh Hóa thu hồi giấy phép khai thác, đóng cửa mỏ của Công ty Bình Mai Anh
Thanh Hóa: Người dân phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS -Cov-2 mới được ra đồng Thanh Hóa: Người dân phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS -Cov-2 mới được ra đồng
Đại Dương

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Say lòng trước những món ngon của mảnh đất cố đô Huế

Say lòng trước những món ngon của mảnh đất cố đô Huế

Ẩm thực Huế có thể làm say lòng thực khách khắp nơi bởi mang trong mình sự giao thoa độc đáo giữa truyền thống và hiện đại. Từ sự tinh tế của ẩm thực cung đình đến sự mộc mạc trong món ăn dân gian. Từng món ăn là một trải nghiệm văn hóa và cũng là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nơi mỗi hương vị đều kể một câu chuyện về cố đô Huế.
Giới trẻ háo hức "check-in" dưới sắc cờ Tổ quốc đỏ rực trên nhiều cung đường tại Đà Lạt

Giới trẻ háo hức "check-in" dưới sắc cờ Tổ quốc đỏ rực trên nhiều cung đường tại Đà Lạt

Những ngày qua, trên mạng xã hội, hình ảnh nhiều cung đường tại Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) rực rỡ cờ đỏ sao vàng, cờ Đảng khiến người dân địa phương và khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ không khỏi trầm trồ.
Bình Định thu hút khách du lịch bằng tàu hỏa

Bình Định thu hút khách du lịch bằng tàu hỏa

Đường sắt không chỉ là một phương tiện di chuyển, mà còn là sự trải nghiệm đặc biệt. Du lịch đường sắt giúp du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của các vùng miền một cách chậm rãi, thư thái và đầy cảm xúc. Loại hình này rất phù hợp cho nhiều du khách nhất là khách quốc tế.
Khách du lịch đi Thái Lan thời điểm này cần lưu ý gì?

Khách du lịch đi Thái Lan thời điểm này cần lưu ý gì?

Lời khuyên chung từ các diễn đàn, các group du lịch trên mạng xã hội, với khách đi lẻ chưa cần gấp, cân nhắc lịch trình tới Thái Lan. Còn tour theo đoàn, cần cập nhật thông tin từ đơn vị lữ hành để đảm bảo chuyến đi an toàn.
Quảng Ninh đưa tour tham quan Vịnh Bái Tử Long vào hoạt động

Quảng Ninh đưa tour tham quan Vịnh Bái Tử Long vào hoạt động

Ngày 29/3, Quảng Ninh sẽ chính thức đưa các hành trình tham quan du lịch trên vịnh Bái Tử Long vào hoạt động. Việc này kỳ vọng mở ra không gian phát triển mới, thu hút nhiều khách du lịch góp phần thực hiện mục tiêu đón 20 triệu lượt khách trong năm 2025.
Độc đáo lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Độc đáo lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Vừa qua, tại Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui và Hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện lần thứ XVI năm 2025.
Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Tăng cường vị thế cho du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế

Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 dành cho các thành viên là một cơ hội hết sức quan trọng để tăng cường vị thế và sự hiện diện của các thành phố du lịch Việt Nam trong mạng lưới quốc tế.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Hơn 600 món ăn ba miền hội tụ tại lễ hội ẩm thực TP.HCM

Đến với lễ hội ẩm thực TP.HCM, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức khoảng 600 món ăn, thức uống độc đáo từ Bắc vào Nam, được chế biến và trình diễn bởi những đầu bếp tài năng thuộc chuỗi dịch vụ của Saigontourist Group.
Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Ba Vì xây dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa trên khắp địa bàn huyện Ba Vì. Có được kết quả này là nhờ UBND huyện Ba Vì (TP. Hà Nội) đã quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm.
Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.
Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Lâm Đồng: Trưng bày hơn 200 tư liệu quý thời kháng chiến

Tại Nhà triển lãm Trung tâm Hòa Bình (TP. Đà Lạt), hơn 200 tư liệu quý giới thiệu những trang sử vẻ vang của quân và dân tỉnh Lâm Đồng cùng công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc được trưng bày trong một tháng.
Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Hà Nội "bắt tay" Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng

Với vị trí địa lý nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, việc liên kết du lịch giữa Hà Nội và Thái Nguyên rất thuận lợi, du khách chỉ cần di chuyển hơn 1 giờ đồng hồ là có thể khám phá và trải nghiệm vùng đất giàu lịch sử, đa dạng sinh thái và đậm đà bản sắc dân tộc.
TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

TP.HCM: Du lịch khởi sắc, "chạy đà" cho đại lễ 30/4

Quý I/2025, du lịch TP.HCM thu hơn 56.000 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tăng tốc trong năm 2025, mà trước hết là dịp lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh TP. Huế Huế (41A Hùng Vương, quận Thuận Hóa, TP. Huế) Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế tổ chức Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh” và “Dấu ấn 50 năm Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”.
Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Hà Nội sắp ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới

Thời gian tới Sở Du lịch Hà Nội sẽ tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế để thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt.
Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Khách du lịch thích thú check-in chuyến tàu về quá khứ ở Hà Nội

Nằm gọn trong một địa danh nổi tiếng của Hà Nội với tên Đảo Ngọc Ngũ Xã, “Tuyến tàu điện số 6” đưa du khách tận hưởng nhiều trải nghiệm đa dạng, từ văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng, ẩm thực, đặc sản vùng miền, văn minh lúa nước, cho đến không gian - kiến trúc - nội thất của bao cấp - tem phiếu.
Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Ba Bể - đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Bắc Kạn

Tôm chua Bắc Kạn, đặc biệt tại hồ Ba Bể, là một đặc sản nổi tiếng với hương vị hài hòa giữa chua ngọt, cay nồng và đậm đà.
Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Sa Pa "đánh thức" kinh tế đêm, tham vọng đón 9 triệu khách du lịch

Mục tiêu chiến lược của Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đến năm 2030 là xây dựng Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế, với các sản phẩm du lịch đặc sắc và dịch vụ chất lượng cao, đón 9 triệu lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiếm hơn 30%.
Bánh tam giác mạch - tinh túy ẩm thực từ loài hoa biểu tượng của Hà Giang

Bánh tam giác mạch - tinh túy ẩm thực từ loài hoa biểu tượng của Hà Giang

Bánh tam giác mạch là đặc sản độc đáo của Hà Giang, được làm từ hạt hoa tam giác mạch. Đây là loài hoa đẹp, tô điểm cho cao nguyên đá vào cuối năm.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn tại Festival châu Á 2025

Tin vui lan tỏa từ xứ sở ngàn hoa, Festival hoa Đà Lạt vừa vinh dự nhận được "cú đúp" giải thưởng danh giá tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 do Hiệp hội Festival và Sự kiện quốc tế châu Á (IFEA ASIA) tổ chức tại Hàn Quốc.
Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý – đặc sản mang đậm hương vị quê hương

Bánh cuốn Phủ Lý là một đặc sản nổi tiếng của Hà Nam. Món ăn này có sự kết hợp độc đáo giữa bánh cuốn trắng mịn, chả thịt nướng thơm ngon, hành thơm.
Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi bất ngờ

Phú Yên sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch hè nổi bật như nghỉ dưỡng biển, du lịch xanh, du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên, khám phá các đảo ven bờ nhằm hướng tới nhiều thị trường quốc tế tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Nga và các nước châu Âu...
Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Phát triển đường sắt và xây dựng Ga Hải Phòng thành điểm đến du lịch

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan trao đổi ý kiến về việc hỗ trợ, phát triển sản phẩm đoàn tàu “Hoa Phượng đỏ” và tổ chức ”Liên hoan ẩm thực món ngon” tại Ga Hải Phòng.
Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Hà Nội “mộng mơ” trong sắc trắng hoa sưa

Vào tháng Ba, Hà Nội sắc trắng của hoa sưa bung nở phủ đầy những con phố, công viên, quán cà phê tạo nên khung cảnh lãng mạn, thu hút nhiều bạn trẻ và du khách đến check-in, tận hưởng vẻ đẹp dịu dàng của mùa xuân.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Gìn giữ tinh hoa làng nghề Thủ đô

Làng nghề Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống. Các nghệ nhân nơi đây vẫn miệt mài với những sản phẩm tinh xảo, độc đáo để tạo vị thế cho làng nghề cũng như tìm hướng phát triển trong dòng chảy cuộc sống hiện đại.
Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Hà Nội công nhận Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng là điểm du lịch

Mới đây, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 1567/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động